NTK Phan Đăng Hoàng tôn vinh họa sĩ Lê Thị Lựu tại Tuần lễ thời trang Milan
Thông qua các thiết kế của mình, Phan Đăng Hoàng muốn gửi gắm tinh thần về nữ quyền, sự kiêu hãnh và lãng mạn của phụ nữ tại Tuần lễ thời trang Milan.
Ngày 26/2, nhà thiết kế (NTK) Phan Đăng Hoàng ra mắt bộ sưu tập (BST) “ Sonder” tại Tuần lễ thời trang Milano Fashion Week. Anh cũng là nhà thiết kế Việt duy nhất xuất hiện tại sự kiện thời trang mang tính quốc tế này.
BST “Sonder” lấy cảm hứng từ thời trang Á Đông nhưng vẫn mang hơi thở phương Tây, nhằm tôn vinh sự ấm áp, giàu tính nhân văn và tinh thần kiên định gắn bó với nghệ thuật của họa sĩ Lê Thị Lựu – người phụ nữ duy nhất trong bộ tứ họa sĩ Việt thành danh tại Pháp gồm: Phổ – Thứ – Lựu – Đàm (Lê Phổ, Mai Thứ, Lê Thị Lựu và Vũ Cao Đàm).
“Sonder” xuất phát từ tình yêu của nhà thiết kế dành cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Tên của bộ sưu tập diễn tả tâm tư của nhà thiết kế trẻ dành cho dòng tranh lụa của Lê Thị Lựu nói riêng và những giá trị nghệ thuật thuần Việt nói chung. Qua đó, anh muốn lưu dấu những giá trị vững bền và gửi gắm thông điệp về nữ quyền.
“Hội họa đã luôn gắn bó và trở thành nguồn cảm hứng xuyên suốt hành trình nghệ thuật của tôi. Chúng tôi đã khắc họa tỉ mỉ để đưa những bức tranh mang “Ánh sáng Pháp, Hồn dạ Việt” vào từng bộ trang phục”, NT Phan Đăng Hoàng chia sẻ.
Bộ sưu tập khắc họa hình tượng người phụ nữ vừa kiêu hãnh vừa lãng mạn thông qua kỹ thuật giải cấu trúc, rã phom, thêu đính, ứng dụng in hình 3D trên nền những chất liệu đương đại như lụa, cotton…
Lần này, Phan Đăng Hoàng sử dụng tông màu tươi sáng như trắng, hồng phấn, cam ấm, xanh lam kết hợp với các gam màu trầm như đen, nâu trên nền chất liệu vải tự nhiên của Việt Nam.
20 trang phục trong bộ sưu tập đã tạo nên một bức tranh hài hòa, đa chiều về màu sắc và chất liệu. Sự tỉ mỉ qua từng đường may, cách chắt lọc trong chất liệu đã giúp các thiết kế mang vẻ đẹp sang trọng, cao cấp và trường tồn với thời gian.
Phan Đăng Hoàng nói, anh mong muốn tạo nên sự liên kết, gắn bó giữa những người phụ nữ đa tài, tự do và lãng mạn thông qua thời trang. Đó cũng là dấu ấn rất riêng trong mỗi thiết kế mà anh muốn gửi gắm đến người mặc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
NTK Phan Đăng Hoàng: "Tôi không sinh ra trong gia đình trâm anh thế phiệt"
Phan Đăng Hoàng từng học thời trang tại Ý và trở về Việt Nam xây dựng thương hiệu riêng. Nhiều người cho rằng nhà thiết kế trẻ sinh ra trong giàu sang nhưng anh tiết lộ, gia đình mình rất bình thường.
Video đang HOT
Sau khi ăn sáng với bạn, Phan Đăng Hoàng vội đến xưởng. Thông thường, anh nghỉ cuối tuần, nhưng đó là một ngày ngoại lệ.
Căn phòng rộng chưa đến 30m2 trong một khu tập thể cũ ở Hà Nội là nơi Phan Đăng Hoàng làm việc, cho ra đời những thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân. Chỉ mới 2 tháng trước, anh vẫn còn tất bật ở Ý để chuẩn bị ra mắt bộ sưu tập "Sculpture" tại Tuần lễ thời trang Milan (Milan fashion week).
Hoàng tốt nghiệp ngành thời trang ở Ý và hiện có thương hiệu riêng mang tên mình. Đó là lý do nhiều người hay nghĩ anh "sinh ra đã ở vạch đích". Trong cuộc trò chuyện chưa đến một giờ tại xưởng làm việc, nhà thiết kế trẻ đã đề cập đến lời đồn này.
Đứng ở nơi không phải ai thích ra, vào cũng được
Cuộc sống của Phan Đăng Hoàng như thế nào sau khi trở về từ Ý?
- Khi về Việt Nam, tôi đối mặt với môi trường hoàn toàn khác, cách làm việc cũng khác. Tôi dùng tiếng Việt để giao tiếp thay vì tiếng Anh như mọi khi (cười).
Hoàng có bị sốc khi bắt đầu hòa nhập vào thị trường thời trang trong nước?
- Tôi sinh ra ở Nghệ An, không có điều kiện tiếp xúc với môi trường hiện đại. Khi sang Ý, tôi còn làm quen được với nơi hoàn toàn mới mẻ thì tại sao về nước lại không thể hòa nhập?
Tất nhiên, tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu vì cách hoạt động thời trang trong nước rất khác với quốc tế. Tuy nhiên, bất kể điều gì cũng có sự đánh đổi. Tôi chấp nhận để đạt được thành quả mình mong muốn.
Sau khi tốt nghiệp, tại sao Hoàng không chọn phát triển sự nghiệp ở Ý rồi mới về Việt Nam?
- Tôi có thời gian dài hoạt động ở Ý và nghĩ mình cần thay đổi một chút về môi trường. Hơn nữa, cả thế giới đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Nếu ở lại, tôi sẽ phải cân nhắc làm cho một hãng quốc tế. Bởi việc tự mở rất khó, liên quan nhiều đến thủ tục, giấy tờ.
Tôi trở về để thực hiện giấc mơ xây dựng thương hiệu của riêng mình. Vừa rồi, tôi cũng góp mặt trong lịch trình chính thức của Milan fashion week. Rời nước Ý không có nghĩa là tôi không làm gì liên quan nữa.
Để xuất hiện tại "Milan fashion week", Hoàng đã phải chuẩn bị chi phí như thế nào?
- Thực tế, người có tiền chưa chắc đã được diễn trong lịch trình của Milan fashion week. Được đứng cùng nhiều nhà mốt lớn có hàng trăm năm lịch sử, bỏ bao nhiêu tiền là đủ? Để được đứng ở nơi họ công nhận bằng thực lực, trước hết bản thân phải có khả năng.
Thiết kế phải thuyết phục được hội đồng chuyên môn. Không phải ai thích ra, vào cũng được. Từ trước đến nay, tôi chưa từng bỏ tiền được góp mặt ở đó. Tôi có 5 lần tham gia lịch trình của Milan fashion week. Đó là cả chặng đường nên hội đồng có thể đã xem xét đến yếu tố này.
Nhiều nhà thiết kế trẻ đang có mục tiêu lấn sân sang thị trường quốc tế. Trong khi đó, Hoàng lại chọn trở về. Hoàng nghĩ mình có đang đi đúng hướng?
- Mỗi người sẽ có hướng đi riêng. Không có con đường nào là đúng hay sai. Tôi trở về phát triển thương hiệu để dễ dàng hơn trong việc vận hành.
"Gia đình tôi rất bình thường"
Mới tốt nghiệp ở Ý đã về Việt Nam mở thương hiệu riêng, Phan Đăng Hoàng lấy nguồn vốn ở đâu? Một số người nói, người đi du học ngành thời trang đều "sinh ra ở vạch đích", Hoàng nghĩ sao?
- Tôi tham gia dự án với nhiều thương hiệu. Đôi khi, tôi nhận hỗ trợ từ gia đình. Nếu bỏ qua yếu tố này, chắc chắn không có Phan Đăng Hoàng ở hiện tại. Bởi khi đi học, tôi cũng không có thời gian làm thêm.
Gia đình tôi rất bình thường, mẹ làm nhà nước, bố công tác trong ngành xây dựng. Mọi người hay đồn, tôi thuộc nhà "trâm anh thế phiệt" nên mới đi nước ngoài học về thời trang. Thực tế, bố mẹ tôi chỉ làm bình thường, biết tiết kiệm và dành những gì tốt nhất cho tôi thôi.
Hoàng có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ muốn theo đuổi ngành thời trang nhưng điều kiện không cho phép?
- Tôi hay nói đùa rằng, ghét ai thì sẽ khuyên người đó đi khởi nghiệp thời trang. Câu nói ấy cũng nửa thật, nửa đùa. Học ngành này rất tốn kém. Tôi từng không giỏi tiếng Anh cho đến khi phấn đấu có bằng IELTS để đi du học.
Sau đó, tôi trở thành sinh viên Việt Nam duy nhất tham dự Milan fashion week. Tôi bắt đầu từ những thứ mình chưa được công nhận đến lúc bước ra sàn diễn. Đó là một quá trình dài.
Hoàng hay gọi mình là giám đốc sáng tạo thay vì nhà thiết kế. Chức danh này khá lạ lẫm tại thị trường Việt Nam. Quan điểm của Hoàng về điều này thế nào?
- Nếu giữ chức danh nhà thiết kế, thương hiệu sẽ chỉ liên quan đến mình. Thương hiệu Phan Đăng Hoàng không chỉ của riêng tôi. Đó là sự cống hiến của tất cả nhân sự. Khi là giám đốc sáng tạo, tôi sẽ định hướng để thương hiệu có màu sắc riêng.
Tại Việt Nam, mọi người có thể chưa quen làm việc với giám đốc sáng tạo. Đây là người có trách nhiệm làm đúng tinh thần, bám chặt DNA thương hiệu nhưng đồng thời thổi màu sắc cá nhân vào. Đó là yếu tố rất quan trọng để tạo nên di sản.
Giả dụ, sau này tôi không làm thiết kế nữa thì ai sẽ thay thế? Tôi tính xa hơn một chút thay vì nghĩ ngắn hạn rằng, thương hiệu mang tên mình, bản thân sẽ phải thiết kế đến hết đời.
Tôi đã bắt đầu từ những thứ mình chưa được công nhận. Từ người học dở tiếng Anh, tôi cố gắng có bằng IELTS để đi du học. Phan Đăng Hoàng - Nhà thiết kế
Vì sao Hoàng chọn khởi nghiệp ở Hà Nội thay vì thị trường nhộn nhịp như TPHCM? Có phải Hoàng sợ môi trường cạnh tranh khốc liệt?
- Hà Nội có nhịp sống chậm, cổ kính và nhiều kiến trúc Pháp, di tích liên quan đến lịch sử. Tôi thấy mình hòa nhập được với "cái hồn" nơi đây. Gần đây, tôi phát hiện tệp khách hàng của mình ở Hà Nội nhiều. Đó cũng là cái duyên.
Tại đây, các sự kiện không có nhiều. Nhưng tôi nghĩ, đó cũng là yếu tố thuận lợi để làm những điều nổi bật.
Chọn hoa hậu làm vedette trong show diễn
Bộ sưu tập mới nhất "Sculpture" của Phan Đăng Hoàng lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc. Vì sao Hoàng lại có ý tưởng này?
- Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ông bà ngoại là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Mẹ tôi từng học sư phạm nhạc. Do đó, nghệ thuật truyền thống ngấm vào từng tế bào của tôi.
Lúc tìm kiếm ý tưởng, tôi bị thu hút bởi câu chuyện của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị. Đến năm 40 tuổi, tài năng của bà mới bộc lộ và được cả thế giới công nhận. Đó là câu chuyện sống với đam mê, dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Những người phụ nữ liên quan đến thương hiệu của tôi luôn độc lập, tự do, phóng khoáng.
Lương Thùy Linh mới đây đảm nhận vị trí vedette (kết màn) trong buổi diễn tại Việt Nam của Hoàng. Vì sao Hoàng lại chọn hoa hậu giữ vai trò quan trọng?
- Có một sự thật không thể phủ nhận là hoa hậu thường chiếm spotlight (nổi bật giữa đám đông) tại Việt Nam (cười). Ngành công nghiệp sắc đẹp tại Việt Nam rất được quan tâm. Những vị trí quan trọng trong các buổi diễn thường dành cho hoa hậu.
Tuy nhiên, Linh là người có gương mặt rất high fashion (từ chỉ người có gu thời trang độc đáo) chứ không phải beauty queen (gương mặt hoa hậu, hợp nhãn số đông) 100%. Cô ấy là bạn thân của tôi và cũng có chiều cao ổn. Linh đi rất "tròn trịa", không có lỗi.
Tôi chọn người mẫu rất khắt khe, yêu cầu phải đi đúng nhạc, tinh thần. Nhiều khi, tôi đòi hỏi đúng chuẩn quốc tế cũng không được. Đây chính là thứ tôi phải thích nghi khi về nước.
Hoàng có nghĩ khoảnh khắc gặp "bà đầm thép" Anna Wintour và nhận lời khen từ bà chính là lúc vị thế của mình khác đi?
- Khi đó, bà chỉ lướt qua một chút vì lịch trình bận. Tôi có một phút để nói hết về bộ sưu tập. Nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ tạo nên dấu ấn trong sự nghiệp của tôi.
Gặp bà là bệ phóng trong hành trình của tôi. Nhưng đó không phải là tất cả. Dù không gặp bà, tôi vẫn phải bước tiếp.
Cạnh tranh là điều buộc phải có trong kinh doanh hay các lĩnh vực khác. Nhưng trong sáng tạo, tôi nghĩ việc lấy thành công của người khác để đặt áp lực lên bản thân là thất bại. Họ thành công thì mình cũng có lối đi riêng. Phan Đăng Hoàng - Nhà thiết kế
Ở lứa tuổi 23, Hoàng đã có kế hoạch gì để phát triển, cạnh tranh so với những tên tuổi kỳ cựu?
- Tôi không có một thế lực nào đó đứng đằng sau chống lưng. Thời gian qua, tôi chứng minh bằng thực lực và tương lai cũng thế. Tôi đứng đây không phải để cạnh tranh với bất kỳ ai. Nếu cứ phải đau đáu về điều này, đó là thất bại.
5 năm trước, lúc đi học thời trang, không ai biết tôi là ai. Bây giờ, mọi người ít nhất nhớ được cái tên Phan Đăng Hoàng.
Phan Đăng Hoàng (SN 2000, Nghệ An) tốt nghiệp bằng xuất sắc tại Đại học Nouva Accademia Di Belle Arti (NABA) ở Ý. Anh từng 3 lần có cơ hội gặp người phụ nữ quyền lực bậc nhất của làng thời trang thế giới, tổng biên tập tạp chí thời trang Vogue - Anna Wintour.
Những sáng tạo của nhà thiết kế trẻ từng xuất hiện trên các tạp chí nước ngoài, trong đó có Vogue Ý. Phan Dang Hoang là thương hiệu Việt đầu tiên được trình diễn tại Tuần lễ thời trang Milan, Ý. Mới đây, bộ sưu tập "Sculpture" của anh cũng được ra mắt tại một trong 4 tuần lễ thời trang hàng đầu thế giới này.
Nhà thiết kế, người mẫu Việt tỏa sáng trên sàn diễn quốc tế Sau thời gian bị gián đoạn do COVID-19, sự trở lại của những tuần lễ thời trang quốc tế đang tạo điều kiện cho các nhà thiết kế Việt giới thiệu những bộ sưu tập mới đến công chúng thế giới. Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập áo cưới VIET Flora tại New York Fashion Week 2022 của nhà thiết kế...