NSƯT Mỹ An qua đời
NSƯT Mỹ An đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp nghệ thuật và đào tạo thế hệ ca sĩ trẻ của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung
NSƯT giảng viên Thanh nhạc Mỹ An
Chị Đẹp – người cháu chăm sóc giảng viên thanh nhạc, NSƯT Mỹ An – thông tin bà qua đời lúc 2 giờ ngày 28-7 tại nhà riêng.
“Bà nhập viện điều trị nhiều chứng bệnh nền tại Bệnh viện 175, nhưng do tuổi già sức yếu, không chống chọi nổi bệnh tật, bà bị hôn mê, được đưa về nhà từ mấy tháng trước. Cũng may con gái của bà ở nước ngoài đã về kịp thời và chăm sóc mẹ những ngày cuối đời” – chị Đẹp kể.
GS Ca Lê Thuần và NSƯT Mỹ An
Video đang HOT
NSƯT Mỹ Anh tên thật là Ngô Thị Liễu, sinh ngày 15-11-1943 tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 15 tuổi, bà theo gia đình tập kết ra Bắc. Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện, bà vào chiến khu tham gia Đài Phát thanh Giải phóng, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ – chiến sĩ miền Nam. Bà được giới chuyên môn đánh giá cao về chất giọng trữ tình, truyền cảm.
Giới chuyên môn đánh giá cao tài năng của NSƯT Mỹ An và tinh thần lao động nghệ thuật bền bỉ. NSƯT Lê Thiện đã từng nhận xét NSƯT Mỹ An có giọng hát điêu luyện, cách hát đầy nhiệt huyết mang ngữ điệu miền Nam rất ấn tượng. “Thời đó chúng tôi tập kết ra miền Bắc, nghe chị Mỹ An hát đã thấy tự hào vì giọng hát miền Nam đầy khí thế của chị” – NSƯT Lê Thiện chia sẻ.
Chương trình “Mai Vàng nhân ái” đã đến thăm NSƯT Mỹ An
Thời kỳ tham gia đài phát thanh, NSƯT Mỹ An gặp gỡ, cảm mến rồi lập gia đình với Giáo sư – nhạc sĩ Ca Lê Thuần – một trong những nhà soạn nhạc và nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng.
Sau ngày đất nước thống nhất, NSƯT Mỹ An được cử sang tu nghiệp tại Bulgaria rồi trở về quê nhà tham gia gây dựng khoa Thanh nhạc Nhạc viện TP HCM với vị trí Phó khoa.
NSƯT Mỹ An và GS Ca Lê Thuần (ảnh Nguyễn Á)
NSƯT Mỹ An được xem là cánh chim đầu đàn của Khoa Thanh nhạc và là giảng viên kỳ cựu của Nhạc viện TP HCM. Bà đã từng đào tạo nhiều ca sĩ tên tuổi của phía Nam như: NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Vân Khánh, Anh Bằng, Ngọc Tuyền, Lam Trường, Đan Trường, Thu Minh, Thanh Thảo, Nguyễn Phi Hùng, Thu Giang, Thanh Thủy, Thu Thủy, Cao Thúy Vy, Lương Chí Cường, Việt Quang…
Chị Đẹp – người chăm sóc NSƯT Mỹ An những năm tháng cuối đời
NSƯT Mỹ An từng thực hiện bản ghi âm “Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn”. Bài hát sáng tác năm 1968, sau chiến dịch Mậu Thân, với phần lời của liệt sĩ – nhà thơ Lê Anh Xuân (cũng là em trai của Giáo sư – nhạc sĩ Ca Lê Thuần – PV). Bản thu thực hiện khoảng đầu 1970 với sự thể hiện của NSƯT Mỹ An thời trẻ cùng dàn nhạc đài Phát thanh Giải phóng.
Từ khi Giáo sư – nhạc sĩ Ca Lê Thuần qua đời, bà ở với chị Đẹp, con gái thì đang sinh sống tại Bỉ.
Cách đây không lâu, chương trình “Mai Vàng nhân ái” đã đến thăm NSƯT Mỹ An. Bà đã gửi lời nhắn nhủ đến các thế hệ học trò hãy nỗ lực làm đẹp vườn hoa nghệ thuật và nêu cao tinh thần lao động vì một nền văn hóa – nghệ thuật giàu tính nhân văn của dân tộc.
Đề xuất trợ cấp cho 3 nghệ sĩ sân khấu có nhiều cống hiến
Hội Sân khấu TP HCM đang rà soát lại những trường hợp nghệ sĩ lão thành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học - nghệ thuật để được nhận trợ cấp hằng tháng của Thành ủy TP HCM.
Từ năm 2015, UBND TP HCM đã thực hiện trợ cấp cho văn nghệ sĩ trên 70 tuổi có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống số tiền là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Đến nay số tiền trợ cấp tăng 2,6 triệu đồng/người/ tháng. Đã có 45 nghệ sĩ cao niên, có nhiều thành tựu trong lao động nghệ thuật đã được nhận trợ cấp này.
Hội Sân khấu TP HCM vừa đề xuất bổ sung 3 nghệ sĩ được nhận trợ cấp mỗi tháng 2,6 triệu đồng/người là nghệ sĩ Văn Hường, Hồng Nga và NSƯT Lê Thiện.
NSƯT Lê Thiện (phải) đến thăm nghệ sĩ Hồng Nga đang điều trị bệnh tại nhà riêng
NSƯT Lê Thiện từ chiến khu Việt Bắc theo Đoàn Cải lương Nam Bộ về TP HCM sau ngày đất nước thống nhất. Bà có công rất lớn trong việc quản lý, tổ chức biểu diễn cho 3 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang, tạo điều kiện cho các diễn viên trẻ thời đó như: Thanh Thanh Tâm, Kim Tử Long, Chí Linh, Vân Hà, Tô Châu... phát triển nghề nghiệp.
Nghệ sĩ Hồng Nga được xem là "nữ quái kiệt" của sân khấu cải lương, bà có thể diễn đủ các loại vai, các tính cách nhân vật, có nhiều vai diễn để đời được công chúng yêu mến trong các vở như: "Tuyệt tình ca" (vai cô giáo Lan), "Người tình trên chiến trận" (vai Mẹ), "Tô Ánh Nguyệt" (vai bà Hương Cả), "Thái hậu Dương Vân Nga" (vai Cố Mẫu)...
Nghệ sĩ Văn Hường là danh ca thể loại vọng cổ hài, giọng ca đặc trưng hài hước của ông đã đi vào huyền thoại với trường phái dùng bài ca cổ châm biếm, lên án thói hư tật xấu mà soạn giả NSND Viễn Châu đã sáng tác. Nhắc đến ông khán giả mê vọng cổ hài nhớ ngay đến nhân vật "Tư Ếch" qua các bài ca cổ: "Tư Ếch đi Sài Gòn", "Vợ tôi tôi sợ", "Tư Ếch đại chiến Văn Hường", "Tứ đổ tường"...
Hoài Linh hiếm hoi lộ diện, tiết lộ cuộc sống hiện tại Ngoài tình hình sức khỏe, NSƯT Hoài Linh còn chia sẻ về niềm đam mê mới ở hiện tại. Xuất hiện trong một sự kiện gần đây, nghệ sĩ Hoài Linh lần đầu chia sẻ về cuộc sống hiện tại sau khoảng thời gian ở ẩn. Nghệ sĩ Hoài Linh tiết lộ vừa tham gia một khóa học đạo diễn. Dù chỉ mới...