NSND Việt Anh 64 tuổi vẫn lẻ bóng: Tôi hài lòng với những gì đã có
“Tôi cũng không phải phung phí tiền bạc gì nhưng có nhiều lý do không tiện nói nên đến giờ vẫn như vậy” – NSND Việt Anh nói.
Mới đây, chương trình Du hành ký ức đã lên sóng với sự tham gia của NSND Việt Anh, một nghệ sĩ gạo cội, thuộc hàng cây đa, cây đề trong lĩnh vực sân khấu miền Nam.
Ông ghi dấu tên tuổi, tài năng vào cả nền nghệ thuật Việt Nam lẫn trái tim khán giả qua hàng trăm vai diễn khác nhau từ hài kịch, phim truyền hình, điện ảnh. Bên cạnh là một nghệ sĩ, NSND Việt Anh còn là người thầy đứng sau đào tạo nhiều thế hệ trẻ bước vào nghệ thuật.
Tại chương trình tuần này, NSND Việt Anh khiến khán giả ấn tượng bởi vẻ ngoài giản dị, điềm đạm nhưng nói chuyện hài hước, thâm thúy, sâu sắc.
NDND Việt Anh
Thật ra tôi cũng đang rất giàu
Là người từng làm việc nhiều năm với NSND Việt Anh, MC Quyền Linh bày tỏ:
“Tôi phải nói thật, lương anh Việt Anh nhiều hơn tôi nhiều. Nhưng anh sống vì tình cảm, tình nghĩa với gia đình, bà con, bạn bè và cả học trò nữa nên cũng chẳng giàu có gì. Tôi cũng thương anh Việt Anh lắm khi ở tuổi này vẫn cô đơn lẻ bóng”.
Hiểu được tâm tư của đàn em, NSND Việt Anh trải lòng: ” Thật ra tôi cũng đang rất giàu và đã có nhiều thành công nhất định trong nghệ thuật, trong cái nghề mà tôi yêu thích và gắn bó từ trẻ đến giờ.
Vật chất rồi cũng sẽ tan biến, vấn đề là con người ta có hài lòng với cuộc sống hiện tại không.
Tôi cũng không phải phung phí tiền bạc gì nhưng có nhiều lý do không tiện nói nên đến giờ vẫn như vậy. Không ai hài lòng với sự cô đơn cả nhưng tôi hài lòng với những gì đã có“.
Những ngày Tết tôi diễn 11 suất mỗi ngày
Video đang HOT
Tiếp đó, NSND Việt Anh hồi tưởng lại chặng đường nghệ thuật ban đầu của anh:
” Sinh ra trên mảnh đất Sài Gòn, tôi sớm cảm nhận hơi thở văn hoá nghệ thuật miền Nam từ khi còn rất nhỏ.
Ngày đó, nhờ những tấm vé ba được cho mà tôi có thể đi xem cải lương từ năm 5, 6 tuổi đến năm mười mấy tuổi, sớm được tiếp xúc với sân khấu dù gia đình không có truyền thống nghệ thuật.
Học xong cấp 3, tôi tham gia thanh niên xung phong trong 4 năm rồi về học ở trường Văn hoá – Nghệ thuật TP.HCM 3 năm.
Đợt toàn thành phố giảm biên chế không chỗ nào nhận, tôi thất nghiệp. Lúc đó tôi đã mê kịch rồi nên thi vào đội kịch nghiệp dư ở Nhà Văn hóa Thanh niên.
Chăm chỉ hoạt động nghệ thuật, dần dần, tôi cũng có trong tay nhiều tác phẩm để đời, trong đó phải kể đến vai Chu Phác Viên trong vở kịch Lôi Vũ.
Nhiều người nói, cách diễn ấn tượng của tôi khác hoàn toàn với các đoàn khác khiến người xem phải lấy đó làm hình mẫu cho nhân vật.
Tiếp nối thành công của Lôi Vũ là vở Dạ Cổ Hoài Lang do NSƯT Công Ninh thực hiện bản dựng.
Diễn xuất khi ấy gồm những nghệ sĩ gạo cội như Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân, Quốc Thảo. Sau gần 30 năm, tác phẩm vẫn luôn nằm trong trái tim khán giả yêu thích kịch nói.
Ngày ra đời, tác phẩm chỉ vỏn vẹn 4 vai, được Hội đồng Sân khấu với những cây đa cây đề góp kịch bản vào. Dạ Cổ Hoài Lang tới lúc công diễn lại có sức lan tỏa từ Việt Nam đến cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nhiều người đặt vé bay về chỉ để xem vở kịch. Đó là thành công lớn tôi đạt được.
Vở kịch đó mỏng lắm, bốn đứa tôi tập vỏn vẹn trong 5 buổi. Lúc bắt đầu diễn, ai cũng lo nhưng cũng đã diễn được hơn 1500 suất.
Điều thú vị nhất trong vở đó là tôi được Trung ương mời ra Bắc diễn, toàn dân nghệ sĩ cây đa, cây đề đến coi kín rạp.
Chúng tôi áp lực lắm chứ. Lúc giải lao, mọi người vỗ tay rần rần, tôi mở hé hé màn ra coi thì thấy mọi người đi ra hết để hậu trường trống rỗng.
Thì ra, mọi người lúc đó mới túa ra đi mua hoa. Chúng tôi diễn xong, người xem tràn lên tặng hoa mà muốn sập sân khấu. Cả diễn viên lẫn người xem ôm nhau khóc như mưa”.
Cuối chương trình, NSND Việt Anh tiết lộ thêm: ” Ở thời điểm đỉnh cao sự nghiệp, tôi đắt show tới mức những ngày Tết diễn 11 suất mỗi ngày, từ 10 giờ sáng đến 12h đêm.
Những những năm trở lại đây, tôi không tham gia một tác phẩm nào nữa. Tôi cũng trăn trở vì chưa tìm được tác phẩm nào đủ rung động. Tôi cũng hiểu cho các tác giả bị gánh nặng cơm áo gạo tiền nên chưa đủ thăng hoa với nghệ thuật.
Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ, để đến với nghệ thuật một cách trọn vẹn, tôi chỉ xin các bạn trẻ một điều là phải có tri thức để cùng khán giả tạo ra cái đẹp cho đời, cho người.
Các bạn phải đọc nhiều vào để hiểu và thấm nhuần xã hội, con người, triết học, mỹ học, văn học, phải biết đau nỗi đau đời, cảm thương xót xa với một hoàn cảnh nào đó mới biến thành nghệ thuật để biểu diễn, để mọi người nhìn thấy cái đẹp nằm ở đâu. Đó mới là nghệ sĩ”.
Lý Hải kể chuyện 8 tuổi đã đi bán hàng rong, tát mương để có vốn lấy hàng
Vốn được biết đến là cặp nghệ sĩ thân thiết nhất nhì showbiz, MC Quyền Linh và đạo diễn Lý Hải đã có một thời thanh xuân gắn bó cùng nhau đi học, cùng chập chững bước vào sự nghiệp nghệ thuật.
Tại chương trình "Du hành ký ức" tập 9, hai nam nghệ sĩ có cơ hội "du hành thời gian" để tìm và làm sống động lại những hồi ức một thời. Đạo diễn Lý Hải đến gặp MC Quyền Linh bằng chiếc xe cũ ngày xưa. Quyền Linh tiết lộ ngày đó chỉ có ca sĩ Lý Hải và Ngọc Sơn có xe đạp, muốn mượn phải đăng ký trước cả tháng.
Lý Hải tại chương trình.
Tuổi thơ bán hàng rong từ năm 8 tuổi, kiếm vốn từ việc tát mương bắt tôm cá
Đứng cùng nghệ sĩ Quyền Linh bên Bến phà Mỹ Tho, hình ảnh một thời tuổi thơ oanh liệt bên gánh hàng rong liên tục ùa về với Lý Hải. Anh cho biết đã cùng anh hai đi lén chuyển hàng, bán hàng rong trên phà từ năm 7, 8 tuổi. Nhiều lần mất hàng hay bị bắt là cụt vốn chỉ biết đứng khóc nức nở.
Lý Hải nhớ lại: "Để có vốn bán là cả một quá trình. Ngày nhỏ tôi chưa có tiền, gia đình đi tát mương bắt tôm cá mà không dám ăn, để tôi ra chợ bán lấy vốn. Đi bán thì không phải ngày nào cũng suôn sẻ, lỗ rất là nhiều. Có bữa thì mất hàng, có bữa bị bắt là cụt vốn luôn.
Có một ký ức với má mà tôi không bao giờ quên. Ngày đó anh tôi 10 tuổi chở tôi 8 tuổi đứng đợi má lấy hàng từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, hai đứa xanh mặt, đứng khóc, không biết làm sao. Ông anh mới một mình chạy đi kiếm dọc đường thì thấy má bị tai nạn được người ta đưa nhập viện. Một mình mình đứng tới khuya ôm "kho hàng" đợi, may là má qua khỏi. Đó chính là cột mốc để nhà mình không cho đi qua phà buôn bán nữa".
Nhà nghèo nhất lớp, không có một mối tình học sinh "vắt vai"
Ngày học cấp 2, cấp 3, nghệ sĩ Lý Hải có niềm yêu thích và khả năng chơi bóng chuyền nổi bật nên được chọn vào đội tuyển trường. Đứng dưới mái trường cấp 3, Lý Hải không khỏi xao xuyến với những kỷ niệm một thời cắp sách đến trường. Đặc biệt, sự xuất hiện của người bạn tri kỷ ngày nào khiến anh không khỏi bất ngờ, hào hứng tái hiện lại những đường bóng ngày nào.
Chia sẻ về kỷ niệm những ngày còn được khoác lên mình áo trắng học sinh, đạo diễn Lý Hải bồi hồi: "Ngày xưa có được một trái banh bóng chuyền là quý lắm. Tôi và bạn đi lượm sắt vụn, ve chai về cân ký bán để mua được trái banh. Nếu trái banh bị nứt chỉ thì tôi cũng tự vá luôn. Không có tiền mua lưới đánh, tôi đi xem mấy sân bóng chuyền cái nào cũ bị người ta tháo ra thì tôi mang về lấy dây chuối buộc lại.
Tôi cũng thích nhiều người mà không ai thích mình. Ngày đó tôi nghèo nhất nhì trong lớp, được mọi người gọi là Hải "tivi' vì sau quần có nhiều miếng vá vuông vuông như cái tivi di động".
Lý Hải, Quyền Linh và những người bạn cũ.
Từ tay ngang bén duyên với nghệ thuật
Trong hành trình "Du hành ký ức", nghệ sĩ Lý Hải và Quyền Linh có cơ hội gặp lại những người bạn chung trường Sân khấu đã cùng trải qua một thời tuổi trẻ oanh liệt, khó khăn, cùng ăn cùng hưởng cùng chia. Dù là người nhỏ tuổi nhất nhưng nam "MC quốc dân" vẫn xưng hô ngang hàng với các anh chung lớp. Theo nghệ sĩ Lý Hải tiết lộ đó gần như là tiền lệ khi vào trường Sân khấu: chung khóa sẽ xưng hô ngang hàng dù chênh bao nhiêu tuổi.
Cả hội cùng trở lại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Tiền Giang, dù quang cảnh có thay đổi nhưng những cảm xúc ngày đầu tập kịch, diễn xuất tại đây vẫn như ngày đầu. Về sự tình cờ bén duyên với nghệ thuật, đạo diễn Lý Hải hài hước nhắc lại: "Ngày đó tôi là dân chơi thể thao, không biết gì về kịch. Tới khi nghe đồn có trường Nghệ thuật Sân khấu 2 xuống tuyển sinh, mấy thằng bạn 'xúi' tôi đi thi thử thì tôi cũng bày đặt chen chen đăng ký. Lúc đó cả ngàn người thi ấy chứ, mà tôi ăn nói không giỏi nên diễn dạng kịch câm vậy mà hên đậu. Trong cái khoảng năm 86, lớp kịch tôi chỉ có 9 anh em mà phải vượt qua hơn 1.000 người".
Sau nhiều sóng gió bôn ba, giờ đây mỗi người đều có cho mình một hướng đi riêng.
Chính từ những tiểu phẩm nhỏ như thế đã bắt đầu cuộc đời nghệ thuật của một nghệ sĩ. Sau nhiều sóng gió bôn ba, giờ đây mỗi người đều có cho mình một hướng đi riêng: người vẫn hoạt động nghệ thuật, người làm "cây kéo vàng", người quản lý nhân sự. Nhưng dù bao nhiêu năm đi nữa, độ thân thiết của hội bạn và những kỷ niệm gắn bó một thời vẫn mãi bền theo năm tháng
Một trong những người bạn thân thiết tiết lộ chuyến xe kinh hoàng năm nào của nghệ sĩ Lý Hải và Quyền Linh. "Có một sự cố đặc biệt, lần đó Sở văn hóa trung tâm tỉnh ưu tiên cho anh em đi xe dasu lên thành phố, xe bị nổ vỏ dẫn đến lật xe, Quyền Linh bị thương ở mắt máu bắn ra, có người thì bị gãy tay, có người không sao. May sao trên chuyến xe đó không có Lý Hải vì không đủ chỗ, Hải phải chờ chuyến sau".
Cuối hành trình, nghệ sĩ Quyền Linh và Lý Hải cùng những người bạn làm sống lại một thời tuổi thơ với hoạt động tát mương, bắt và nướng cá tại chỗ./.
Huỳnh Lập: Từ bỏ nhà theo đoàn lô tô, suýt chết đuối đến nghệ sĩ triệu view Tại chương trình "Du hành ký ức" tập 7, Huỳnh Lập hiếm hoi trải lòng về hành trình xây dựng tên tuổi triệu view từ con số 0 khiến MC Quyền Linh cũng xúc động. Nghệ sĩ Huỳnh Lập tâm sự với MC Quyền Linh. Ảnh: NSCC Nhắc đến Huỳnh Lập, nhiều người ngưỡng mộ anh ở khả năng, sức lao động, sự...