NSND Thế Anh: Nỗi niềm đau đáu
Dành cả đời cho nghệ thuật nên cuộc sống của NSND Thế Anh không mấy khá giả. Ông như gã lãng du đi giữa cõi đời nhiều bon chen danh lợi với nhiều trăn trở về nghề điện ảnh.
Đời nghệ sĩ có tiếng không có miếng
Nhà ông ở gần nhà hát Hòa Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Tuổi xế chiều và ít có kịch bản hay nên ông cũng ít đóng phim. Trong căn phòng khách ông treo la liệt những bức hình về cảnh phim nổi tiếng do ông đóng. Chúng tôi gặp lại ông và Lê Vân của Mối tình đầu và Đêm hội Long Trì, những vai diễn hào hoa đã tạo dựng nên tên tuổi Thế Anh. Đời nghệ sĩ như ông, cái còn lại có lẽ cũng chỉ là những vai diễn để đời, những vai diễn chỉ đem lại cho ông danh vọng và sự ngưỡng mộ của công chúng. Chừng như đoán được suy nghĩ của khách, NSND Thế Anh thổ lộ: “Cả đời tôi chỉ làm diễn viên, làm nghề nào ăn nghề nấy. Tôi vào Sài Gòn từ năm 1975 khi đóng phim Mối tình đầu. Hồi đó những căn nhà mặt tiền ở trung tâm Sài Gòn người ta bán rẻ rề. Tôi chỉ cần mua đi bán lại, đến giờ thì giàu to, nhưng tôi không làm được”.
Nghệ sĩ nhân dân Thế Anh bên hình ảnh bộ phim Đêm hội Long Trì nổi tiếng của ông.
Ông bằng lòng với sự lựa chọn định mệnh đó bởi niềm đam mê với nghệ thuật trong ông như một ngọn lửa luôn bùng cháy, dẫu có lúc vì nó mà ông phải đối diện với bao thị phi, nhọc nhằn của đời sống thường ngày. “Tôi sinh ra để làm nghệ thuật và hạnh phúc vì mình có hàng trăm vai diễn trong đó có nhiều vai diễn đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Không phải ai cũng có vinh dự đó. Nếu có kiếp sau, tôi cũng làm diễn viên, nếu cho tôi chọn lại tôi vẫn chọn làm diễn viên”, NSND Thế Anh sôi nổi.
Trót mang lấy nghiệp, trót đam mê nên hơn năm mươi năm theo nghệ thuật, ông vẫn luôn trăn trở làm sao để điện ảnh, nghệ thuật Việt Nam phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Làm sao cho phim Việt Nam có nhiều người xem, phải được xem trọng và phải được đối xử trân trọng. Làm sao để nghệ thuật, phim ảnh phải nuôi được người nghệ sĩ, thậm chí phải giàu. Muốn thế, Nhà nước phải có chiến lược lâu dài. Ông trần tình: “Chúng ta giờ mang tiếng là đời sống khá hơn, nhưng nghệ thuật vẫn ít được xem trọng. Ở Pháp, muốn mua một cặp vé xem múa ba lê rất khó, vì người ta vẫn chen nhau mua dù giá cao. Ở Mỹ, phim chưa ra rạp đã có người đặt hàng mua vé. Nhờ vậy mà nghệ sĩ họ giàu “.
“Làm phim vớ vẩn là giết hại con cháu!”
Chuyện trò thân tình, chúng tôi hỏi ông sao không làm đạo diễn. Như đụng tới bầu tâm sự, ông giãi bày: “Tôi không muốn làm đạo diễn theo kiểu một ông thợ cả lâu năm lành nghề. Muốn làm đạo diễn phải học. Tôi không học đạo diễn nên không làm. Với kinh nghiệm lâu năm của một diễn viên tôi thừa sức làm phim ‘à ưa’, nhưng vì tự trọng nên tôi không làm. Mình làm phim, làm nghệ thuật là phải tôn trọng khán giả. Thuốc giả có thể thấy tác hại ngay chứ phim giả thì phải lâu dài người ta mới nhận ra. Đưa những bộ phim, tác phẩm vớ vẩn ra là giết hại con cháu. Bây giờ ai cũng làm phim được, nhưng những bộ phim dạng đó không phải là nghệ thuật”.
Ông nhìn lên những bức ảnh với những vai diễn của mình rồi trầm tư. Có lẽ ông đang hồi tưởng về thời hoàng kim của mình cũng là thời hoàng kim của điện ảnh Việt Nam. Thuở đó, nền điện ảnh dù còn non trẻ nhưng đã gây được tiếng vang trên trường nghệ thuật thế giới với những bộ phim cách mạng đậm chất nhân văn, như Cánh đồng hoang, Mối tình đầu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm…
Phim lịch sử chưa xứng tầm
Chỉ cho chúng tôi một bức ảnh chụp poster của bộ phim Điện Biên Phủdo đạo diễn Pierre Schoendoerffer người Pháp dàn dựng, ông nói: “Điện ảnh, nghệ thuật của ta vẫn còn nợ lịch sử. Lịch sử của chúng ta có những yếu tố đủ tầm cỡ thế giới nhưng phim của ta thì vẫn chưa có bộ phim nào xứng tầm. Những sự kiện như chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Sài Gòn, tôi thấy vẫn chưa có phim nào hay, xứng tầm. Lâu nay, nhà nước vẫn chủ trương và ưu tiên làm phim lịch sử nhưng chưa có tác phẩm xứng tầm, chưa sâu và hay. Bộ phim Điện Biên Phủ là do người Pháp làm và tôi được mời tham gia. Ông đạo diễn này từng tham chiến ở Việt Nam, làm trung úy của quân đội Pháp. Ông ta làm phim để cho con cháu họ đừng quên sự kiện Điện Biên Phủ. Người Pháp vốn có câu ‘Đừng bao giờ quên để đừng bao giờ lặp lại’”.
Video đang HOT
Hình ảnh NSND Thế Anh trong bộ phim Điện Biên Phủ.
Cả buổi trò chuyện với ông vẫn là một nỗi đau đáu với điện ảnh nước nhà thi thoảng xen lẫn với những nỗi buồn thế cuộc và chuyện vật lộn áo cơm của người nghệ sĩ. Nhưng trên hết vẫn là tấm lòng dành cho nghệ thuật của ông.
Ông nói, nếu có phim lịch sử mà có vai hay, ông sẵn sàng đóng mà không lấy tiền cát-sê. Niềm khắc khoải sau cùng khi trò chuyện ông ao ước nhà nước có kế hoạch đầu tư cho điện ảnh, phải có kế hoạch chọn lựa đào tạo nhân tài cho điện ảnh, cho nghệ thuật. “ Nhà nước nên đầu tư vào điện ảnh cho có chiều sâu. Nghệ sĩ như con chim sơn ca vậy, nếu muốn hót hay thì phải cho nó ăn trứng gà, chứ chỉ cho ăn thóc thì làm sao mà hót hay được“.
Theo Nguyễn Thịnh/Đại Đoàn Kết
Điện Biên Phủ: Vũ khí gì của Liên Xô khiến quân Pháp kinh hồn, bạt vía?
Khi âm thanh đó phát ra, những lính lê dương Đức ở Điện Biên Phủ chỉ kịp hét lên "Đạn pháo Stalingrad!", rồi ném vũ khí và trốn xuống đáy hào.
Quan sát viên của Đài tiếng nói nước Nga Aleksei Lenxov nhắc lại, ngay từ hồi tháng 9-10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Stalin một bức thư đề nghị Liên Xô &'hỗ trợ bất cứ điều gì có thể' cho Việt Nam.
Khi ấy, các cảng của Việt Nam đều nằm trong tay người Pháp, còn các khu vực phía nam Trung Quốc bị Quốc Dân Đảng kiểm soát, Liên Xô chỉ có thể dành cho nước cộng hòa Việt Nam non trẻ sự ủng hộ tinh thần về mặt ngoại giao.
Hàng loạt tên lửa phóng đi khi Kachiusa khai hỏa
Nhưng đến năm 1950, tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Tháng Giêng năm đó, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được Liên Xô, Trung Quốc công nhận, sau đó các nước dân chủ nhân dân khác cũng lên tiếng công nhận Việt Nam.
Đầu những năm 50 thế kỷ trước, khu vực phía Nam của Trung Quốc giáp biên giới với Việt Nam đã thuộc sự kiểm soát của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vừa công bố độc lập vào tháng 10 năm 1949.
Như vậy, lực lượng yêu nước ở Việt Nam đã có đường để đến với các nước thân thiện, còn các quốc gia này từ nay có cơ hội thực sự dành cho Chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh sự giúp đỡ đa dạng, chủ yếu là viện trợ quân sự.
Sử gia Matxcơva Anatoly Sokolov viết:
"Thỏa thuận sơ bộ về việc Liên Xô viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được ở Matxcơva từ tháng 2/1950, tại cuộc gặp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Liên Xô, kể cả với Stalin.
Lãnh đạo Liên Xô khẳng định với Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng Liên Xô sẽ viện trợ quân sự cho lực lượng yêu nước Việt Nam".
Một hệ thống tên lửa Kachiusa của Liên Xô trước đây
Qua đường Trung Quốc, Liên Xô đã gửi pháo cao xạ và xe tải cho Việt Nam. Sau khi trở về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị ban lãnh đạo Liên Xô gửi thuốc ký ninh, vì nhiều người dân Việt Nam bị bệnh sốt rét.
Stalin ngay lập tức ra lệnh viện trợ cho Việt Nam nửa tấn ký ninh, là loại thuốc thực sự có ý nghĩa quan trọng khi đó.
Trong tháng 10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Matxcơva một lần nữa. Trong chuyến thăm này, theo đề nghị của ông, ban lãnh đạo Liên Xô đã vạch ra các hướng chính của chương trình giúp đỡ Việt Nam.
Chỉ ba tuần sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua Nghị định về việc viện trợ cho Việt Nam số lượng lớn vũ khí và thuốc men, danh sách phần lớn trùng với đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ tháng Năm năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được từ Liên Xô tổng cộng 76 khẩu pháo, một số lượng lớn súng trường Kalashnikov và 685 xe tải.
Khi đó, 12 khẩu pháo Kachiusa do Liên Xô viện trợ đã góp phần quyết định số phận của trận Điện Biên Phủ.
Theo các sĩ quan Pháp bắt làm tù binh ở Điện Biên Phủ, trong thành phần lính lê-dương Pháp có khá nhiều lính người Đức, mười năm trước đó từng tham chiến chống Liên Xô.
Khi nghe những loạt đạn Kachiusa đầu tiên, họ hiểu ngay ra rằng quân đội nhân dân Việt Nam đang có trong tay thứ vũ khí nguy hiểm nào và hét lên "Đạn pháo Stalingrad!", rồi ném vũ khí và trốn xuống đáy hào.
Viện trợ của Liên Xô dành cho các lực lượng yêu nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp không chỉ hạn chế bằng nguồn cung cấp vũ khí quân sự.
Những tác phẩm văn học Xô Viết đã có ý nghĩa rất quan trọng. "Người mẹ" của M. Gorky, "Sông Đông êm đềm" của Sholokhov, "Thép đã tôi thế đấy!" của N. Ostrovsky, "Chúng tôi - những người Xô Viết" của B. Polevoi, "Ngôi sao" của Kazakevich, "Tỉnh ủy bí mật" của Fedorov... được dịch ra tiếng Việt - kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tham gia - và xuất bản.
Mùa hè năm 1951, nhóm thanh niên Việt Nam đầu tiên được gửi sang các trường đại học của Liên Xô.
Tại Việt Bắc, họ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiễn lên đường du học. Khi chia tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng khi học ở Liên Xô, họ có nhiệm vụ phải trở thành những chuyên gia giỏi mà nhân dân Việt Nam sẽ rất cần sau khi giành được chiến thắng. Kể từ năm 1953, sinh viên Việt Nam thường xuyên được gửi sang học tập tại Liên Xô.
Tháng 9/1951, đài Matxcơva bắt đầu phát sóng đến Việt Nam. Theo ông Trần Lâm, lãnh đạo đầu tiên của đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, chương trình phát sóng từ Matxcơva ngay lập tức trở thành một yếu tố mạnh mẽ khuyến khích động viên các lực lượng yêu nước Việt Nam.
Ngày 23/4/1952, đại sứ đầu tiên của Việt Nam là Nguyễn Lương Bằng sang Liên Xô và trình quốc thư tại điện Kremlin. Tất cả chi phí cho hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam do phía Liên Xô đài thọ.
Cũng trong năm đó, Liên Xô gửi đến Việt Nam hàng chục bộ phim truyện và tài liệu, hàng ngàn đĩa hát với các bài hát Liên Xô và bài hát dân gian Nga, hơn 3500 máy ảnh, 24 máy chiếu phim, cùng với các thiết bị để xây dựng nền điện ảnh Việt Nam.
Năm 1953, tại Đại hội công đoàn thế giới lần thứ 3, theo sáng kiến của đoàn đại biểu Liên Xô, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 19/12 hàng năm làm Ngày Quốc tế Đoàn kết với nhân dân Việt Nam đang chiến đấu anh dũng, ủng hộ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trên báo Nhân Dân: "Những người dân Liên Xô trẻ và già đều thấm nhuần tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam".
Theo VTC
Xe môtô phân khối lớn va chạm với taxi, người nước ngoài nhập viện Khoảng 14h30 chiều 12/10, một vụ tai nạn giao thông giữa xe mô tô phân khối và xe taxi tại ngã tư Hàng Xanh (phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM) làm một người nước ngoài phải nhập viện cấp cứu. Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe taxi biển số 51A - 731.41 lưu thông trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh...