NSND Lệ Thuỷ: Phụ nữ có địa vị xã hội thế nào đi nữa, về nhà nên thấp hơn chồng một chút
“Dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút thì gia đình mới êm ấm”, NSND Lệ Thuỷ chia sẻ.
Nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất dễ gẫy đổ, bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà còn bởi đặc thù nghề nghiệp buộc họ phải đi sớm về khuya, khó dành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho gia đình. Riêng Lệ Thuỷ thì khác.
Từ nhà nghèo, bỏ học sớm đến “cô đào ngoại hạng của sân khấu cải lương”
NSND Lệ Thuỷ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở tỉnh Vĩnh Long. Hồi Lệ Thủy 3 tuổi, căn nhà ở quê bị cháy, mẹ gởi đứa em trai mới lẫm chẫm biết đi ở quê rồi cả gia đình líu ríu dắt nhau lên Sài Gòn mưu sinh.
Ba của Lệ Thủy từng làm cửu vạn ở bến tàu. Mẹ xin giúp việc cho người ta nhưng vì có con nhỏ nên không ai nhận, thế là bà nhận nấu cơm tháng cho mấy người thợ bốc vác.
Sau, có người quen rủ làm bánh để giao cho mối. Rồi công việc làm bánh của mẹ cũng dần ổn định nên mua được căn nhà nhỏ nhưng Lệ Thủy phải bỏ học từ rất sớm chỉ vì tờ giấy khai sinh đã bị cháy cùng căn nhà ở quê năm nào.
Nhà thì nghèo, đông con, lo cơm gạo hàng ngày đã mướt mồ hôi, đâu còn thời gian mà chạy đi làm lại giấy tờ. Bởi thế, Lệ Thuỷ phải nghỉ học ở nhà vừa phụ cha mẹ kiếm tiền vừa phụ trông đàn em nheo nhóc.
NSND Lệ Thuỷ và Minh Phụng thời trẻ.
Nhà đông em, vui thì vui nhưng cũng lắm lúc mệt. Dỗ đứa này ngủ xong, đứa kia mơ thấy gì đó lại khóc rống lên, đứa nọ thấy đứa kia khóc cũng giật mình khóc theo. Mấy đứa nhỏ hơn thấy mấy đứa kia khóc cũng lại hùa vào… khóc phụ. Thế là thành cái dàn đồng ca.
Ở ngay kế bên, có tiệm sửa radio tối ngày mở cải lương. Lệ Thủy nghe riết thành thuộc. Bắt chước người ta, cô bé 10 tuổi ấy cũng hát cải lương để ru em ngủ.
Có lần, ông Tư Long – một người làm trong ban văn nghệ ở xóm tình cờ nghe được, thấy cô bé Lệ Thuỷ có chất giọng trời phú nên khuyên đi học ca cổ, để trong phường xóm có đám ma, đám cưới thì hát, đặng có tiền đỡ đần cha mẹ.
Thế là cô bé Lệ Thuỷ được dắt sang gửi thầy Năm Truyền làm thợ cắt tóc ở Khánh Hội để học ca cổ. Sau đó lại được gửi học bài bản cải lương với nhạc sĩ Tám Đen.
Nhưng đi hát đám cho bà con lối xóm thì không có tiền trong khi các em lại ốm đau liên tục, gia đình túng thiếu, còn bản thân Lệ Thuỷ không thể tiếp tục đến trường vì không có giấy khai sinh.
Để đỡ gánh nặng kinh tế cho ba mẹ, Lệ Thuỷ được gửi làm con nuôi ông bà Mười Của – đánh đàn ở đoàn Trâm Vàng. Lệ Thuỷ ở đoàn, ai sai gì làm nấy: từ rửa chén đến giặt mùng mền đến đun nước pha trà…
Video đang HOT
Minh Vương – Lệ Thuỷ: “trời sinh một cặp” trên sân khấu cải lương vang dội một thời.
Biết chuyện, bà con lối xóm cản, nói với mẹ của Lệ Thuỷ: “ Chị Chín ơi, làm gì cho con nhỏ đi hát. Con gái đi hát là dễ hư lắm, không được. Nghèo thì nghèo, cần thì tụi tôi giúp chứ sao cho con đi hát“.
Đêm đầu tiền ở lại gánh hát Trâm Vàng một mình mà không có mẹ, trải chiếu ngủ trên sân khấu, Lệ Thuỷ buồn muốn khóc nhưng vẫn cương quyết ở lại vì nếu về thì trong nhà lại thêm một miệng ăn, còn không phụ kiếm được tiền.
Sáng hôm sau, gánh hát rời Biên Hoà, Đồng Nai ra miền Trung diễn. Lần đầu tiên, cô bé 12 tuổi Lệ Thuỷ đi xa nhà đến thế!
Đúng lúc đó, trong đoàn có một kép con bị vỡ tiếng tuổi dậy thì, không hát được. Đi theo đoàn, tối nào cũng nghe hát nên Lệ Thuỷ thuộc tuồng. Mọi người trong đoàn gợi ý Lệ Thuỷ hát thế vai. Cũng từ đó, Lệ Thuỷ được giao vai luôn và bắt đầu bước chân vào con đường nghệ thuật.
13 tuổi, Lệ Thuỷ đóng kép con, 14 tuổi được đóng đào nhì, 15 tuổi đã là cô đào sáng giá của các gánh hát cải lương thời đó.
Tiếng hát đặc biệt của Lệ Thuỷ khiến bà được khán giả mộ điệu đặt biệt danh “cô đào ngoại hạng của sân khấu cải lương”.
Ngoài xã hội có là ngôi sao, về nhà vẫn thấp hơn chồng một chút
Năm 1973, cô đào ngoại hạng lên xe hoa với một chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình. Hơn 40 năm chồng vợ, có với nhau 3 người con thành đạt, họ vẫn giữ một mái ấm gia đình lý tưởng trong mắt của đồng nghiệp cũng như khán giả.
Để giữ được cho mái ấm vững vàng, vượt qua mọi giông tố là điều không hề dễ dàng.
NSND Lệ Thuỷ cho rằng, nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất dễ gẫy đổ, bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà còn bởi đặc thù nghề nghiệp buộc họ phải đi sớm về khuya, khó dành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho gia đình.
NSND Lệ Thuỷ vẫn vô cùng đẹp ở tuổi 71.
Nhưng Lệ Thuỷ thì khác. Có lẽ do hoàn cảnh gia đình nên từ nhỏ, Lệ Thuỷ đã sớm suy nghĩ chín chắn. Từ khi hiểu chuyện, Lệ Thuỷ đã nghĩ: mình là nghệ sĩ, chồng cũng là nghệ sĩ, hai vợ chồng cùng theo đuổi nghề hát thì ai lo dạy dỗ con cái.
Thế nên Lệ Thuỷ xác định, mình phải lập gia đình với người ngoài nghề, để khi mình đi hát thì chồng thay mình chăm sóc cho con.
Bà cũng ý thức được rằng, hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến bà phải nghỉ học từ nhỏ nên về trình độ học vấn không cao. Bởi vậy, bà đặt quyết tâm, chồng phải là người có trình độ học vấn cao, để sau này còn giúp mình dạy dỗ con cái.
Đó là lý do Lệ Thuỷ “đổ” anh chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình, dù lúc đó tên tuổi của Lệ Thuỷ vang danh khắp nước, người ái mộ xếp hàng dài chờ đưa đón, trong đó có rất nhiều người giàu có – mà theo cách dùng từ hiện nay là “đại gia”.
Chia sẻ về bí quyết giữ gìn mái ấm gia đình, NSND Lệ Thuỷ nói: “ Tôi tự đặt ra nguyên tắc cho mình. Lúc chưa có con, có những khi đi 2, 3 tháng mới về, ra tận miền Trung nhưng khi lập gia đình rồi, tôi gắng thu xếp công việc để dành thời gian cho gia đình.
Chẳng hạn, khi ký với đoàn, tôi ra điều kiện cho mình nghỉ ngày chủ nhật ở nhà với chồng con. Sau năm 1975 đoàn ít đi diễn xa hơn, chủ yếu là ở quanh gần thành phố nên bận rộn thế nào, cứ 6h chiều là cả nhà ăn cơm cùng nhau.
Nếu chiều bận thì bữa sáng phải quây quần. Vì bữa cơm là lúc vợ chồng, cha con, mẹ con nói chuyện, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Và từ xưa đến giờ, cứ đêm 30 và ngày mùng 1 Tết, tôi không bao giờ nhận show. Có trả tiền nhiều thế nào, tôi cũng không đi hát“.
NSND Lệ Thuỷ nhấn mạnh: “ Điều quan trọng nhất, theo tôi, dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút.
Tôi không biết người khác thế nào, riêng tôi nghĩ, đã là vợ thì phải biết nội trợ, nấu ăn cho chồng con, dù không ngon cũng nên biết. Và đừng bao giờ nghe người ngoài bàn ra tán vào mà về có những cư xử không đúng mực với chồng thì gia đình nào cũng hạnh phúc“.
NSND Lệ Thuỷ và con trai – ca nhạc sĩ Dương Đình Trí.
Theo Thế giới trẻ
Dàn sao Việt tưng bừng mừng sinh nhật NSND Lệ Thủy
Tối 19/5 tại TP HCM, đông đảo nghệ sĩ Việt đã góp mặt trong buổi tiệc mừng sinh nhật lần thứ 71 của NSND Lệ Thủy.
NSND Lệ Thủy là gương mặt gạo cội của làng cải lương bà có giọng thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng. Nhờ đó, những bài hát do Lệ Thủy thể hiện đều gây ấn tượng mạnh với khán giả.
Dù đã ngoài 70 nhưng NSND Lệ Thủy vẫn rất tươi trẻ và tràn đầy năng lượng. Giọng ca của bà còn vang vọng khắp nơi và khiến khán giả "đứng ngồi không yên". Ngoài ra, tinh thần vui vẻ yêu đời và lòng yêu nghề nhiệt huyết của Lệ Thủy đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực cho nhiều nghệ sĩ trẻ noi gương, phấn đấu.
NSND Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí Ảnh: FBNV
Mới đây, vào tối 19/5 tại một nhà hàng ở TP HCM, ca sĩ Dương Đình Trí - con trai NSND Lệ Thủy đã đứng ra tổ chức bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 71 cho mẹ. Đến mừng thọ nữ nghệ sĩ cải lương có sự hiện diện của đông đảo ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trẻ trong làng giải trí Việt như: vợ chồng Huỳnh Đông - Ái Châu, Quốc Thái, Mai Phương, Kha Ly, Nam Cường, Anh Tài...
Diễn viên Kha Ly đến mừng sinh nhật NSND Lệ Thủy Ảnh: FBNV
Dù đang đi quay ở xa nhưng vợ chồng diễn viên Huỳnh Đông - Ái Châu vẫn thu xếp đến chung vui cùng NSND Lệ Thủy Ảnh: FBNV
Đông đảo nghệ sĩ tham dự buổi tiệc mừng thọ NSND Lệ Thủy tại TP HCM. Ảnh: FBNV
NSND Lệ Thủy tên thật là Dương Thị Lệ Thủy, về sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy, sinh ngày 20/5/1948 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình bà có 8 chị em, trong đó, bà là chị cả.
Do cuộc sống khó khăn, từ nhỏ, bà đã theo gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh. Năm 10 tuổi, nghệ sĩ nghiệp dư là Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe bà ca vọng cổ, đã mời bà tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Một thời gian sau, Lệ Thủy được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi, ông viết nhiều kịch bản đưa Lệ Thủy vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.
Trong sự nghiệp ca hát, NSND Lệ Thủy được khán giả mộ điệu cải lương yêu mến qua các vai diễn trong những vở tuồng nổi tiếng như: Áo cưới trước cổng chùa, Lá sầu riêng, Lá trầu xanh, Lan và Điệp, Nửa đời hương phấn, Tô Ánh Nguyệt, Lôi Vũ...
NSND Lệ Thủy được đánh giá là cô đào sáng giá của sân khấu cải lương và không hề kén chọn người đóng chung. Bà có khá nhiều bạn diễn ăn ý, trong đó phải kể đến các nghệ sĩ như: Minh Vương, Minh Phụng, Út Bạch Lan, Thanh Tuấn, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Sang, Bảo Quốc, Thanh Ngân, Phượng Hằng, Trọng Hữu, Minh Cảnh, Tấn Tài, Huyền Trang, Phi Nhung, Diệp Lang, Thanh Kim Huệ, Ngọc Giàu, Trọng Phúc, Mỹ Châu...
Theo Đời sống & Pháp lý
Dương Đình Trí: "Mẹ Lệ Thủy không biết tôi trải qua nhiều tình một đêm" Nam ca sĩ cho biết anh và mẹ là NSND Lệ Thủy sinh ra ở hai thế hệ khác nhau nên suy nghĩ không hợp nhau. Dương Đình Trí từng du học 8 năm tại Úc, và tốt nghiệp hai ngành đại học. Dù có công việc ổn định ở nước ngoài nhưng anh từ bỏ tất cả, về quê hương theo đuổi...