NSND Hồng Vân: ‘Tôi luôn máu nghề’
Ngày xưa, tôi nổi tiếng là nữ hoàng chạy sô. Bầu sô phải theo lịch của tôi dù chỉ là diễn tấu hài” – nghệ sĩ Hồng Vân chia sẻ.
Bất ngờ khi nhận giải
- Đón nhận danh hiệu NSND ở tuổi còn khá trẻ, chị có cảm xúc gì?
- Đây là lần đầu tiên tôi làm thủ tục xét tặng danh hiệu NSND. Tôi cứ nghĩ mình sẽ rơi vào trường hợp của NSƯT Thành Lộc cách đây 5 năm, nghĩa là chưa đủ thời gian cống hiến nhưng chưa đủ chuẩn. Tin đoạt giải đã làm tôi hết sức bất ngờ.
NSND Hồng Vân rạng rỡ ngày đón nhận danh hiệu tại hội trường TP.HCM.
Tôi nghĩ mình được nhận giải là nhờ sự yêu thương của công chúng, sự công nhận của xã hội. Tôi chưa dám nghĩ tới việc sẽ gắn thêm vào tên mình danh hiệu này khi còn nhiều cô chú, anh chị xứng đáng hơn tôi. Một cảm xúc khác đó là áp lực hơn nữa đối với công việc đã và đang làm. Vì trước khi có danh hiệu tôi làm theo tâm huyết, toàn tâm, toàn ý cho mỗi một việc là giữ vững sự hoạt động của thương hiệu kịch Hồng Vân.
- Hiện giữ chức phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, sau danh hiệu NSND chị có nhiều khả năng lên chức?
- Trên thực tế tôi cảm kích trước sự tín nhiệm của tập thể đồng nghiệp dành cho mình. Và tôi cũng đã nhiều lần trình bày với ban chấp hành Hội Sân khấu TP.HCM, rằng tôi chỉ muốn được làm chuyên môn, công tác quản lý hội khác với việc quản lý một nhà hát. Do vậy tôi sẽ không làm chủ tịch hội nếu được đề cử, để toàn tâm lo cho sân khấu với vai trò đạo diễn, diễn viên và một tổ chức.
- Một số người cho rằng nghệ sĩ được bầu làm đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) cũng không làm được gì, chị nghĩ sao?
- Lúc được đề nghị tham gia ứng cử HĐND, lòng tôi nặng nhiều thứ. Bởi tôi không bao giờ nghĩ mình có thể đảm đương vai trò này cũng như am hiểu vấn đề chính trị để ngồi vào bàn nghị sự. Nhưng được sự thuyết phục của lãnh đạo, tôi lại tham gia ứng cử với mong muốn góp tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của người nghệ sĩ. Buổi họp mặt cử tri dầu tiên, tôi đã nói rất nhiều vấn đề cần phải làm cho sân khấu, cho đời sống anh em nghệ sĩ…
Nhưng đến kỳ họp đầu tiên, tôi đã nghe nhiều vấn đề còn lớn hơn cả những bức xúc của mình. Đó là vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống cho người dân nghèo, nhất là công nhân lao động. Lúc đó, tôi hiểu được cuộc sống của người nghệ sĩ hôm nay, nếu nhìn lên có thể không bằng các nước khác nhưng nhìn xuống đã hơn quá nhiều người. Bây giờ mà đứng lên để đòi hỏi quyền lợi của nghệ sĩ thì tôi cảm thấy nó xa xỉ, lạc lỏng quá.
Viên mãn với chồng, con
- Là một người “đa đoan”, chị tính toán thời gian cho gia đình thế nào?
- Tôi không có thời gian để nấu ăn như những phụ nữ khác và cũng không hoạch định trước kế hoạch nào cho gia đình, nhưng hễ có thời gian rảnh thì cả nhà lại đi ăn, đi mua sắm, đi thư giãn. Hạnh phúc của người đa đoan đôi lúc đơn giản lắm, với tôi có khi ngồi bên các con, bên chồng, ăn một ly kem cũng cảm thấy hài lòng.
Cuộc sống gia đình tôi giờ đã viên mãn và chỉ mong những gì đã có thì sẽ giữ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tôi không còn ước mơ gì nữa mà chỉ muốn hướng tới công việc đang đến và cố gắng thực hiện những điều mình trăn trở cho cuộc sống cộng đồng với vai trò một người nghệ sĩ đã được cử tri tin yêu bầu vào HĐND.
NSND Hồng Vân và ba con (ảnh Thanh Hiệp)
- Ba người con của chị có ý hướng theo nghề của cha mẹ không?
- Các cháu đều mê nghề diễn. Tuy nhiên, đã qua rồi thời ỷ lại kiểu con nhà tông và tất cả phải được đặc trên nền tảng vững chắc về mặt kiến thức, có hành trang vào nghề, vào đời vững vàng. Tôi cố gắng lo cho Xí Ngầu (Nguyễn Ngô Hoàng Châu) du học sang Mỹ, học Trung học nghệ thuật. Sau này cháu sẽ vào đại học và chọn khoa kịch nghệ. Hôm tôi sang Mỹ thăm con, tôi có đến xem cháu tập, quả thật rất khó nhưng tôi tin sự rèn luyện sẽ giúp cháu tiến nhanh.
Video đang HOT
- Ông xã chia sẻ với chị thế nào trong nghề nghiệp và cuộc sống?
- Một thời gian dài doanh thu của Nhà hàng Ngã Ba Sông đã bù lỗ cho sân khấu kịch Phú Nhuận và cả sân khấu Supper Bowl. Anh ấy luôn động viên tôi và rất cảm thông, chia sẻ cho những lo lắng của tôi. Dường như hiểu được vì cùng làm nghề, nên chỉ cần một thoáng buồn của tôi anh ấy cũng đoán biết.
NSND Hồng Vân và chồng – NS Lê Tuấn Anh.
Nhớ mãi xấp vải tặng mẹ
- Ngày trước chị có hay tâm sự mọi chuyện với mẹ?
- Ngày trước thì sự nhận thức của bản thân mình về mọi vấn đề chung quanh không được cập nhật như các con tôi bây giờ. Hơn nữa thời điểm lúc tôi còn nhỏ, để thẩm thấu tất cả những thông tin, vấn đề không nhiều như ngày nay, nên những câu hỏi thắc mắc dành cho mẹ tôi cũng không nhiều như cuộc sống bây giờ. Chính vì thế bản thân những người mẹ, người cha phải cập nhật liên tục để có thể trao đổi với các con mình.
Thời của mẹ tôi sự quan tâm lớn nhất là lo bữa ăn hàng ngày. Hồi đó việc đi học thêm là xa xỉ. Lo đủ chất dinh dưỡng cho mỗi bửa ăn đã là may mắn. Có lẽ vì thế tôi thương cha mẹ của tôi rất nhiều. Vì dù cực nhọc đến mấy vẫn để các con ăn no, mặc ấm và được đến trường.
- Xí Ngầu sống xa mẹ, chị làm thế nào để chia sẻ với cháu tâm tư, tình cảm?
– Dù đang du học nhưng sáng nào hai mẹ con cũng điện thoại nói chuyện với nhau từ 5 đến 10 phút. Cháu không có gì giấu mẹ. Vui lắm, khi con tôi được giao vai kịch trong trường, cháu tưởng mẹ mình giỏi nhất trên đời, cái gì cũng làm được nên đã gửi email về đề nghị mẹ đọc kịch bản và đề nghị tôi chuốt lại. Ngay cả chuyện tình cảm hoặc những suy nghĩ thầm kín cháu cũng nói cho tôi biết. Ngay cả với Trê Phi (Nguyễn Hoàng Khôi Nguyên đang học lớp 9) cũng vậy.
- Chị còn nhớ cảm giác lần đầu tiên làm ra tiền, mua quà tặng mẹ bằng chính đồng tiền làm được?
- Nhớ chứ, đó là cái hồi tôi học lớp 11. Sinh hoạt CLB kịch ở Nhà Văn hóa Bình Thạnh, tôi học ở Trường Lê Quí Đôn. Đó là lớp năng khiếu đầu tiên tôi học và đã được chọn diễn vở Cầu hôn. Lúc đó hai nghệ sĩ Huy Thống và Phương Sóc làm chủ nhiệm. Sau khi tốt nghiệp lớp năng khiếu đó, vở kịch đã được mời đi diễn khắp nơi trong quận.
Tôi có hai anh bạn diễn là anh em ruột, người anh ban ngày làm thợ mổ heo, người em chạy xe ôm. Thế nhưng tối đến khi rạp Gia Định sáng đèn, thì họ là diễn viên chính. Vở kịch của chúng tôi đã được đánh giá là gầy dựng cho phong trào kịch nói quần chúng của Bình Thạnh phát triển thêm. Ngày lãnh được tiền bồi dưỡng của các phường tặng CLB kịch, tôi đã mua tặng mẹ tôi xấp vải may áo dài. Mẹ tôi xúc động lắm!
Dốc lòng lo nồi cơm 2 sân khấu
- Kinh tế hiện khó khăn chung, 2 sân khấu của chị có bị ảnh hưởng?
- Khủng hoảng kinh tế chung nên chuyện ảnh hưởng không tránh khỏi, khán giả ngày nay xem kịch cũng rất khó tính chứ không phải vở nào cũng xem. Vì thế, chúng tôi phải đầu tư vở mới và đảm bảo chất lượng từng đêm diễn. Điều tôi lo hiện tại là phân khúc nghệ sĩ khi phim truyền hình “túm” gần như tất cả các diễn viên. Họ bị chi phối từ phim nhựa, phim truyền hình đến các game show, tôi cho rằng sân khấu TP.HCM đang khủng hoảng nguồn nhân lực cứng nghề.
Điều tôi lo nữa là mô hình sân khấu xã hội hóa tại TP.HCM gầy dựng nhiều năm qua sẽ bị thoái trào trước sự suy thoái kinh tế chung. Tôi mong TP.HCM có chiến lược cụ thể để hỗ trợ các sân khấu xã hội hóa.
NSND Hồng Vân và NS Lương Mỹ trong vở Con nhà nghèo.
- Chị có lời khuyên nào cho những nghệ sĩ trẻ mới vào nghề?
- Tôi luôn nói với các diễn viên của Kịch Phú Nhuận và Supper Bowl rằng đừng nói yêu nghề bằng cửa miệng mà phải thực sự “máu” nghề. Khi cơn lốc phim đổ ập đến, lúc đó tôi khủng hoảng lắm, vì ba sân khấu phải thay vai liên tục trong thời gian ngắn, làm sao mình chấp nhận nói chi đến khán giả. Nhưng lúc đó tôi mới thật sự biết diễn viên nào yêu nghề đúng nghĩa.
Ngày xưa, tôi nổi tiếng là nữ hoàng chạy sô. Bầu sô phải theo lịch của tôi dù chỉ là diễn tấu hài. Thế nhưng khi 5B xếp lịch diễn vở Dạ cổ hoài lang, Chuyện lạ, Ngôi nhà không có đàn ông…thì dù tôi đang ở Hà Nội hoặc Đà Nẵng, vẫn bỏ tiền túi mua vé máy bay về để diễn, rồi lại bay ra. Tôi xác định rất rõ đâu là nơi mình làm nghề và không thể vì đồng tiền mà phụ lòng những người đã tin yêu mình.
NSND Hồng Vân và cố NS Kim Ngọc trong những năm đầu gầy dựng sân khấu Kịch Phú Nhuận.
- Cơ chế thị trường hiện nay e rằng nghệ sĩ trẻ khó bỏ qua cơ hội đóng phim để toàn tâm toàn ý với sân khấu?
- Tôi không lên án khi diễn viên nào cũng có gia đình, có cuộc sống và có cơ hội. Nhưng tôi mong các em chọn lựa để biết đâu là nơi mình phấn đấu cho nghề vì kiếm tiền đâu phải là mục đích của nghệ thuật. Tôi rất nể Trịnh Kim Chi. Cô diễn viên này có tên tuổi, đang được nhiều hãng phim mời, nhưng có lịch diễn là cô tự lái xe, có khi từ Lâm Đồng về TP.HCM diễn một vai phụ, lãnh chỉ vài trăm ngàn đồng. Tôi nghĩ đó mới là một người yêu nghề thật sự.
- Năm nay, 2 sân khấu của chị có tham gia Hội diễn Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Huế?
– Nếu không có hội diễn thì chúng tôi vẫn phải dựng kịch mới để đáp ứng nhu cầu của khán giả. Trong kế hoạch của Kịch Phú Nhuận chúng tôi sẽ ra mắt vở kịch Làm đĩ của tác giả Chu Thơm, dựa theo tác phẩm văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng do tôi đạo diễn. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ kinh phí thì làm sao có thể tham gia khi chi phí vận chuyển cảnh trí, diễn viên rất cao. Và khi không có sự hỗ trợ thì chúng tôi sẽ xin vắng mặt trong mủa hội diễn này. Trên thực tế lo cho nồi cơm của từng ấy con người ở hai sân khấu đã quá đuối.
Với Liên hoan sân khấu dành cho đạo diễn trẻ toàn quốc 2012 ở TP.HCM thì chúng tôi phải tham gia. Hiện nay có hai vở dành cho hai đạo diễn trẻ, đó là Hạnh Thúy và Xuân Trang. Cả hai đang chọn kịch bản và lên kế hoạch dàn dựng.
“Tôi không bỏ đề án kịch tiếng Anh!” Sân khấu Supper Bowl tọa lạc quá xa trung tâm. Các công ty lữ hành đưa khách du lịch đến tham quan TPHCM phải đi theo lộ trình, khi đến sân khấu xem kịch thì phải dùng bữa. Trong khi đó tôi không thể kham nổi việc thầu luôn cả phục vụ ẩm thực cho khách du lịch. Hơn nữa lượng khách Tây Âu ngày càng giảm, mà khách Châu Á ngày càng đông. Họ vào xem kịch tiếng Anh thì cũng giống như ông bà cụ nhà mình qua London xem nhạc kịch, có hiểu được gì đâu. Thế là đành thôi. Nhưng theo tôi thì không “đánh trống bỏ dùi” đâu vì TP.HCM đã có chủ trương xây dựng khu Văn Thánh thành điểm đến du lịch và xem nghệ thuật. Tôi vẫn còn “máu” với đề án này lắm và sẽ bám theo để biến nó thành hiện thực. Bởi, đến một đất nước để tham quan, việc đầu tiên là phải xem các chương trình nghệ thuật để hiểu thêm về văn hóa của một dân tộc. Trong khi thành phố của chúng ta lại yếu về mặt xây dựng sân khấu dành cho du lịch.
Theo Người Lao Động
Phía sau những tạo hình ghê rợn trên màn ảnh
Khương Ngọc mắt chột, mắt lồi, Thành Lộc thần sắc nhợt nhạt, Ngô Thanh Vân ghê rợn... là tạo hình ấn tượng dưới bàn tay "phù phép" của người hóa trang.
Vốn quen thuộc với hình ảnh một anh chàng điển trai, nam diễn viên Khương Ngọc khiến khán giả khá bất ngờ với tạo hình Trần tướng quân trong bộ phim Thiên mệnh anh hùng. Với vết sẹo choán hết nửa khuôn mặt cùng một mắt chột, một mắt lồi, tạo hình của anh khiến nhiều khán giả yếu bóng vía phát sợ.
Tạo hình của Khương Ngọc.
Để có được một hình ảnh như vậy, Khương Ngọc cho biết, anh mất hơn một giờ chuẩn bị trước mỗi cảnh quay để gắn sẹo và đeo mắt giả.
Một bộ phim khác cũng gây ấn tượng mạnh ở phần hóa trang là Lời nguyền huyết ngải của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Các nhân vật thầy Hoàn Sinh (NSƯT Thành Lộc) bí ẩn, Chiêu Dương (Yu Dương) - cô bé bị ma ám lúc dễ thương, lúc đáng sợ hay bà vú (NSND Như Quỳnh) luôn lo lắng, sợ hãi... đều có tạo hình hết sức đặc biệt, giúp làm toát ra đúng tinh thần của một bộ phim kinh dị.
Thành Lộc trong Lời nguyền huyết ngải.
Gần đây, vai diễn một người vợ bị ma ám của Ngô Thanh Vân trong phim Ngôi nhà trong hẻm nhận được đánh giá cao, một phần cũng nhờ vào hóa trang.
Điện ảnh thế giới từng tạo ra nhiều nhân vật điển hình nhờ vào tài hóa trang, như vai diễn của Brad Pitt trong phim Curious case of Benjamin Buton. Trong vai một nhân vật có số phận đặc biệt, sinh ra trong hình hài một ông già và càng ngày càng trẻ lại, Brad Pitt mất từ 2-4 tiếng hóa trang trước mỗi cảnh quay.
Brad Pitt từ già đến trẻ.
Để tạo gương mặt lúc 16, 17 tuổi, lúc như ông già, đội ngũ hóa trang đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của vi tính cùng các chất liệu đặc biệt. Phim xứng đáng đoạt giải Oscar hóa trang xuất sắc năm 2008.
Tương tự, nhân vật Võ Tắc Thiên (Lưu Hiểu Khánh đóng) trong phim Tình sử Võ Tắc Thiên, đi qua các giai đoạn từ một cô gái 18 cho đến khi thành bà lão 80, cũng cho thấy nghệ thuật hóa trang một cách tài tình.
Lưu Hiểu Khánh hóa thân thành nhân vật từ 18 đến 80 tuổi.
Nghề thầm lặng
Gắn bó với nghề hóa trang từ hơn 20 năm nay, chị Thanh Bình đã trải qua vô số những vui buồn cùng nghề này. Đến với nghề qua một khóa học trung cấp nhưng chị cho biết muốn tốt, người hóa trang phải tự học tập, tìm tòi là chính.
Đối với những người không chuyên, hóa trang cũng tương tự như trang điểm. Theo chị Bình, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trang điểm chỉ đơn thuần là tôn vẻ đẹp, trong khi hóa trang là cách tạo hình nhân vật cho phù hợp với tính cách, hoàn cảnh.
"Cùng là đẹp nhưng một cô gái điếm phải đẹp khác một cô nhân viên văn phòng", chị Bình nói. Vì thế, trước mỗi yêu cầu hóa trang, việc đầu tiên chị làm là đọc kỹ kịch bản để biết nhân vật cần gì.
Chị Thanh Bình hóa trang cho nhân vật trong phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực.
"Người hóa trang luôn phải trang bị kiến thức, vốn sống. Bạn có thể tích lũy những điều này qua phim ảnh, sách vở và cả những trải nghiệm của chính mình", chị nói.
Một trong những yêu cầu quan trọng trong hóa trang, theo chị Bình, là chất liệu. Chị kể, với phim Mùa len trâu, chị phải chế một cái thẹo tiệp với màu da của nhân vật. Hay với phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực, chị phải đặt mua râu giả từ nước ngoài cho nhân vật lính Tây, bởi chất liệu râu giả trong nước thô, cứng hơn, không hợp với râu tóc người phương Tây vốn mảnh và mềm.
Một trong những ca khó, để lại cho chị nhiều ấn tượng nhất là trong phim Mê thảo thời vang bóng. Ở cảnh cuối khi cố diễn viên Đơn Dương ngồi gảy đàn, máu rỉ ra đầu ngón tay. Để làm được điều này, chị đã phải đặt một cái ống cực mảnh dẫn đến đầu ngón tay của diễn viên mà khán giả khó phát hiện trên màn ảnh.
Nhân vật trong phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Lilian Trần, chuyên gia hóa trang trong phim Lời nguyền huyết ngải cũng chia sẻ, việc hóa trang cho nhân vật thầy Hoàn Sinh khiến chị mất rất nhiều thời gian. Theo đó, đội ngũ hóa trang sẽ đắp silicon lên mặt anh dựa theo phác thảo, phủ một lớp da đầu bằng cao su mỏng để che phần tóc thật, trước khi đội tóc giả lên.
Cực là vậy nhưng ở Việt Nam, nghề hóa trang lại chưa từng được vinh danh tại bất cứ giải thưởng điện ảnh nào. Chị Bình trầm ngâm: "Thế giới có giải thưởng dành cho hóa trang, nhưng Việt Nam thì chưa. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi làm vì lòng yêu nghề".
Theo Đất Việt
DV Bắc Nam: Ai diễn hay hơn? Nếu để trả lời câu hỏi này, thì thật đúng là lâm vào hoàn cảnh "bỗng dưng... khó nói". Điện ảnh Việt Nam ở cả hai miền đều sản sinh ra những diễn viên ưu tú được công chúng yêu mến. Bộ phim điện ảnh đầu tiên Chung một dòng sông được ra đời năm 1959 bởi dàn diễn viên miền Bắcgồm các...