NSND Bạch Tuyết: Tôi không tiễn đưa Phú Quang được, xin đọc kinh cầu siêu cho anh
“Tôi và Phú Quang đang cách nhau hai đầu đất nước. Tôi không thể tới tiễn đưa nhưng cũng xin gửi tới Phú Quang lời từ biệt sâu sắc nhất” – NSND Bạch Tuyết nói.
Mới đây, kênh Youtube của NSND Bạch Tuyết đã đăng tải một clip bà gửi lời tiễn biệt tới nhạc sĩ Phú Quang.
Tôi quá sức cảm động, vội bắt tay Phú Quang
Mấy hôm nay nghe tin nhạc sĩ Phú Quang qua đời mà tôi bàng hoàng, rụng rời tay chân.
Tôi gặp Phú Quang lần đầu tiên trong một cuộc họp. Lúc đó vừa học xong thì có một người đàn ông gầy nhỏ tiến lại gần tôi với ánh mắt rạng ngời, nụ cười sáng. Người đàn ông đó bảo tôi:
NSND Bạch Tuyết
“Chị Bạch Tuyết, em là Phú Quang đây. Lúc nãy em mới nghe chị hát bài Em ơi Hà Nội phố em sáng tác. Hay phết, không chỗ nào chê được.
Nhạc Phú Quang mà được cải lương chi bảo như chị viết vọng cổ thì còn gì bằng”.
Tôi quá sức cảm động, vội bắt tay Phú Quang thật chặt. Trước đó, tôi đã xin phép Phú Quang hát Em ơi Hà Nội phố. Nhưng chắc chính Phú Quang cũng không ngờ tôi đã chuyển ca khúc này thành vọng cổ nhanh đến thế.
Bản thân tôi cũng không ngờ một ngày được chính tác giả bài hát khen tặng mình một cách thật lòng.
Hai chị em tôi rủ nhau đi uống trà. Nguyên một buổi trà chiều, Phú Quang kể tôi nghe nhiều lí do vì sao viết được nhiều tuyệt phẩm âm nhạc hay đến vậy.
Tất cả đều gắn liền với những kỷ niệm và đặc biệt là tình yêu thương tuyệt đối của người nghệ sĩ tài hoa dành tặng mảnh đất kinh kỳ.
Trời ơi, sáng hôm đó, tôi lướt đọc vội vài tin trên báo như một thói quen hàng ngày và bất giác nao lòng đến quặn thắt. Mỗi lần nhận được tin báo dữ đều khiến tôi chậm lại vài nhịp.
Nhạc sĩ Phú Quang
Đúng là, bài học vô thường học mãi vẫn chưa quên. Tôi xin kính chào, tạm biệt Phú Quang, một người nhạc sĩ tài ba của nền âm nhạc Việt Nam về với trời, với bình yên, với bao la vũ trụ.
Tôi đã đọc một bài kinh cầu siêu cho Phú Quang
Video đang HOT
Phú Quang, tôi và tất cả mọi người đều không ai thoát khỏi vòng quay sinh diệt. Thế nhưng, trong một kiếp sống này, Phú Quang đã sống rất trọn vẹn, với những tác phẩm tuyệt đẹp.
Những tác phẩm của Phú Quang sẽ sống mãi với muôn đời. Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Biển nỗi nhớ và em…
Phú Quang ra đi nhưng nỗi nhớ về người nhạc sĩ sẽ luôn khắc sâu trong lòng gia đình, bạn bè cũng như biết bao khán giả yêu âm nhạc cả nước.
Phú Quang chỉ ra đi bằng thể xác, còn những tác phẩm sẽ sống mãi muôn đời với âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Tôi đã đọc một bài kinh cầu siêu cho Phú Quang, thay một buổi tiễn đưa gửi vào khoảng không vũ trụ.
Buổi tiễn đưa không kèn không trống, cũng không có những cái bắt tay và nụ cười giòn tan thưở nào. Chỉ có thinh lặng đất trời, du dương những câu nhạc tạ từ nhau từ hai đầu đất nước.
Tôi và Phú Quang đang cách nhau hai đầu đất nước. Tôi không thể tới tiễn đưa nhưng cũng xin gửi tới Phú Quang lời từ biệt sâu sắc nhất. Tôi xin đọc kinh cầu siêu cho Phú Quang.
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời, Đức Tuấn: Chú nhiều bệnh, muốn cứu thận thì cơ quan khác yếu đi
"Tôi chỉ biết chú bị thận và nhiều bệnh khác. Muốn bồi bổ để phục hồi những cơ quan khác thì thận sẽ bị hư... Muốn cứu thận thì các cơ quan khác yếu đi", ca sĩ Đức Tuấn chia sẻ.
Nhạc sĩ Phú Quang vừa qua đời lúc 8 giờ 45 phút sáng nay (8/120, hưởng thọ 72 tuổi. Nhạc sĩ Phú Quang đã nằm viện một thời gian dài cho tới ngày mất. Ông phải thở máy liên tục và không thể nói chuyện.
Mới đây, thông tin nhạc sĩ Phú Quang qua đời, đã khiến nhiều người thương tiếc vì nền âm nhạc nước nhà lại mất đi một tài năng hiếm có.
Là một người từng hát rất nhiều tình khúc Phú Quang, ra vài album nhạc Phú Quang, ca sĩ Đức Tuấn đã dành cho chúng tôi những chia sẻ thân tình về ông.
Ca sĩ Đức Tuấn và nhạc sĩ Phú Quang khi ra mắt album: Hà Nội và em khi thu chớm đông sang. Cái tựa album này cũng là do nhạc sĩ Phú Quang chọn. Ông trực tiếp biên tập, chịu trách nhiệm âm nhạc và nghệ thuật cho album này. Đây cũng là album cuối cùng trước khi ông ra đi.
"Chú tỉnh táo, hồng hào, chỉ là không nói được..."
Lần cuối cùng, anh gặp nhạc sĩ Phú Quang là khi nào? Khi đó, tình hình sức khỏe của ông ra sao?
Lần cuối, tôi gặp chú Phú Quang là hồi tháng 3 năm nay, trước khi dịch Covid tái bùng phát. Tôi đi diễn ở Cung Việt Xô và ghé thăm chú. 2 năm nay, chú Phú Quang phải nằm một chỗ, dù tinh thần tỉnh táo nhưng sức khỏe rất yếu. Chú nhiều bệnh quá, chữa bệnh kia thì hại cho bệnh này nên bác sĩ cố giữ cho chú ổn định. Mọi người cũng không quá nhiều hy vọng.
Điều mà anh và nhạc sĩ Phú Quang nói với nhau trong lần gặp cuối đó là gì?
Được gặp chú Phú Quang, tôi rất vui. Hôm tôi thăm chú, chú tỉnh táo, ngồi dậy một chút và nhìn tôi mỉm cười. Chú không nói được vì đang đeo máy thở, còn tôi ngồi nói chuyện với chú.
Lần nào gặp chú cũng vậy, tôi ngồi hát cho chú nghe những bài của chú. Lần đó, tôi chia sẻ với chú về live show mọi người dự định làm cho chú và mong chú mau khỏe để xuất hiện trong liveshow của mình.
Hôm đó, tôi không ngồi lâu vì phải để chú Phú Quang nghỉ ngơi. Chú cháu hẹn nhau nhưng sau đó dịch bùng phát và kéo dài tới bây giờ nên tôi không có dịp gặp lại gặp chú.
Cụ thể là nhạc sĩ Phú Quang đã bị bệnh gì mà nằm viện lâu đến vậy? Và tinh thần của ông thế nào ở thời điểm anh gặp?
Thời điểm đó, chú Phú Quang đã nằm viện khá lâu và chuyển nhiều bệnh viện rồi. Thần thái của chú Phú Quang rất tốt, hồng hào. Chú vẫn cười, nụ cười còn rất đẹp, chỉ là chú không nói được vì phải dùng máy thở.
Để chính xác thì chị Thư, vợ chú là người rõ nhất. Tôi chỉ biết chú bị thận và nhiều bệnh khác. Muốn bồi bổ để phục hồi những cơ quan khác thì thận sẽ bị hư. Chất bổ càng nhiều thì thận càng mau hư. Muốn cứu thận thì các cơ quan khác yếu đi.
Sự ra đi của nhạc sĩ Phú Quang là một mất mát lớn với nền âm nhạc Việt.
Nhưng tất cả những điều đẹp đẽ về người nhạc sĩ tài hoa này sẽ ở lại mãi, còn mãi trong trái tim những người yêu nhạc.
"Chú nằm quá lâu, chắc chú cũng mệt mỏi rồi"
Anh có chuẩn bị tâm lý trước cho ngày chú Phú Quang ra đi không?
Tôi nghĩ, những người xung quanh chú Phú Quang đều đã chuẩn bị tâm lý trước dù không ai muốn nó xảy ra. Thật sự, hôm nay tôi bị bất ngờ vì chú ra đi sớm quá so với sự mong đợi của mọi người. Mọi người vẫn luôn luôn hy vọng có một sự thần kỳ nào đó, có một sự tiến bộ nào đó của y học để giúp được chú.
Ai cũng mong sẽ được diễn với chú lần cuối trên sân khấu. Và show của chú cũng đã được chuẩn bị hết rồi nhưng vì dịch bệnh nên chưa diễn ra được.
Thật sự, tôi buồn lắm nhưng chú đi như vậy cũng là trọn vẹn. Chú cống hiến cho âm nhạc đã đầy đủ. Chú nằm quá lâu, chắc chú cũng mệt mỏi rồi. Biết đâu, đây lại là một việc tốt hơn cho chú.
Anh hát khá nhiều tình khúc Phú Quang, xin anh chia sẻ một kỷ niệm đặc biệt nào đó về chú?
Đối với tôi, mỗi phút giây trôi qua bên chú đều rất đặc biệt. Nhưng tôi vẫn thích nhất giây phút mà hai chú cháu ngồi cùng nhau, biên tập album "Hà Nội và em khi thu chớm đông sang". Đó cũng là album tâm đắc nhất của chú từ trước tới giờ.
Album đó được thực hiện toàn bộ với dàn nhạc giao hưởng và đó cũng là album cuối cùng mà chú làm trước khi đi. Bao nhiêu tâm huyết, chú đặt hết vào đó. Chú ngồi biên tập cho tôi từng ly từng tí.
Chính chú là người quyết tâm giữ tựa album "Hà Nội và em khi thu chớm đông sang", dù rất dài và giống như định mệnh, chú ra đi khi thu chớm đông sang.
Nhạc sĩ Phú Quang là người trực tiếp biên tập, chịu trách nhiệm về âm nhạc, nghệ thuật cho album "Hà Nội và em khi thu chớm đông sang" của Đức Tuấn.
Đây cũng là album cuối cùng mà ông làm trước khi ra đi...(ảnh: Đức Tuấn cung cấp).
Riêng album nhạc Phú Quang của tôi là chú biên tập, chịu trách nhiệm sản xuất, âm nhạc, nghệ thuật. Chú vào phòng thu với tôi. Lúc tôi thu âm, chú đứng sát kế bên để góp ý từng ly từng tí.
Tôi và chú quá hiểu nhau. Chú thích cách làm việc của tôi. Tôi cũng hát nhạc của chú quá nhiều trước khi thu âm album. Trước khi thu âm những bài hát đó, chú ngồi kể cho tôi nghe về ca khúc đó và hát thế nào.
Anh cảm nhận như thế nào về con người, tính cách cũng như âm nhạc của Phú Quang?
Về tài năng của chú Phú Quang thì không cần phải nói. Còn về tính cách, chú là người rất vui vẻ. Vốn sống của chú quá nhiều nên nói chuyện với chú rất thú vị. Chú có nhiều câu chuyện mà sự hài hước của chú, làm mình nói chuyện với chú hàng giờ mà không biết chán.
Tôi thân với gia đình, vợ con chú nên mỗi lần ra Hà Nội, tôi đều gặp mọi người. Tôi thường đi ăn sáng, uống cà phê với chú ở Lý Thường Kiệt. Chú cháu tâm sự với nhau. Chú hiền lắm.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Nhạc sĩ Phú Quang đã từ trần ở tuổi 72 sau 3 năm bệnh nặng.
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949. Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor, năm 1967-1978, nhạc sĩ Phú Quang công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch.
Năm 1987 ông học tại Nhạc viện Hà Nội ngành Chỉ huy dàn nhạc. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp, nhạc sĩ công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Năm 1986, ông công tác ở Phòng Ca Múa Nhạc Sở Văn hóa - Thông tin TPHCM.
Nhạc sĩ Phú Quang đã sáng tác nhiều ca khúc về Hà Nội như: Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Lãng đãng chiều đông Hà Nội, Đâu phải bởi mùa thu (phỏng thơ Giáng Vân), Nỗi nhớ mùa đông (thơ Thảo Phương), Trong miền ký ức, Điều giản dị...
Giai điệu đẹp, trữ tình, có sức lắng đọng trong tâm hồn người nghe, Phú Quang là tác giả có những sáng tác được giới trẻ rất yêu thích. Ông đã nhiều lần tổ chức các đêm nhạc và dẫn các đoàn nghệ sĩ đi biểu diễn tại cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Ngoài ra, nhạc sĩ Phú Quang còn viết rất nhiều nhạc sân khấu, điện ảnh, nhạc thính phòng, giao hưởng, nhạc múa, nhạc nền cho cải lương.
Ông cũng đã xuất bản tập bài hát Đâu phải bởi mùa thu (1990), Những tình khúc Phú Quang chọn lọc (46 bài, 1995). Nhạc sĩ Phú Quang được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú năm 2014" trong lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014).
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời: Sự nghiệp đồ sộ, Quyền Linh bỏ 15 triệu đi xem show không tiếc Nhạc sĩ Phú Quang là một trong những cây đại thụ âm nhạc, sở hữu một sự nghiệp đồ sộ. Mới đây, làng nhạc Việt đau buồn khi nghe tin nhạc sĩ Phú Quang qua đời vào hồi 8 giờ 45 phút (12/8), hưởng thọ 72 tuổi. Sự ra đi của nhạc sĩ Phú Quang là một mất mát lớn với nền âm...