NSND Bạch Tuyết tiết lộ ‘công thức’ nổi tiếng của nghệ sĩ cải lương xưa
NSND Bạch Tuyết vừa có những trải lòng về cải lương xưa, đồng thời nhắn nhủ đến các bạn trẻ yêu quý, phát triển bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
NSND Bạch Tuyết tâm huyết với Học viện cải lương. NVCC
Ở tuổi gần 80, NSND Bạch Tuyết vẫn khỏe mạnh, tràn đầy nhiệt huyết. Mới đây, bà cùng các cộng sự sáng lập Học viện cải lương, đào tạo các bạn trẻ đam mê nghệ thuật truyền thống. Đồng hành cùng NSND Bạch Tuyết là nghệ sĩ Châu Thanh, nghệ sĩ Thanh Hằng và nghệ sĩ Thanh Hải.
NSND Bạch Tuyết vui khi có khoảng 300 thí sinh tham gia vòng casting, chủ yếu là những gương mặt trẻ. Bà cho rằng đây là nhân tố tiếp nối các giá trị, tạo ra một bản sắc cải lương phù hợp với xã hội đương thời. Tại buổi tuyển chọn, NSND Bạch Tuyết dành thời gian trò chuyện, động viên đàn em trước các phần thi quan trọng.
NSND Bạch Tuyết mong rằng ngoài học hát, học làm nghề thì các bạn trẻ cần phải học làm người. NVCC
“Tôi sinh ra trước, nên nay lớn tuổi hơn các bạn, nhưng tâm và ý không tuổi. Hai yếu tố này quyết định cuộc đời chúng ta. Tâm và ý sinh tướng, tác động đến vẻ đẹp. Ý nghĩ lành, tâm lành, thì mọi sự phát triển tốt đẹp. Vì thế, tại đây không có ranh giới giữa người nhiều tuổi và người ít tuổi, người nổi tiếng hay không nổi tiếng. Chúng ta công bằng trong tình yêu, khát vọng dành cho cải lương và văn hóa Việt”, nữ nghệ sĩ bộc bạch.
Video đang HOT
Theo bà, để nổi tiếng thì nghệ sĩ cần quan sát kỹ mọi tình huống trong cuộc sống, tổng hợp thành vốn liếng biểu diễn. NSND Bạch Tuyết cho rằng nghệ sĩ giỏi phải ứng biến linh hoạt. “Vào chương trình, các bạn học hát, học nghề là hiển nhiên. Nhưng tôi mong đầu tiên các bạn học làm người như lời thầy tôi – NSND Phùng Há đã từng dạy, từ đó trở thành thế hệ nghệ sĩ tiếp nối một cách xứng đáng”, bà tâm sự.
NSND Bạch Tuyết cùng Thanh Hằng, Châu Thanh tìm kiếm những giọng ca mới cho sân khấu cải lương. NVCC
NSND Bạch Tuyết cho rằng đến hiện tại nhiều nghệ sĩ vẫn còn được khán giả nhắc vì họ có nhiều tuồng hay, vai diễn ấn tượng. Từ đó, giọng ca cải lương đề cao vai trò của tác giả. Theo bà, ngoài kỹ năng ca – diễn thì việc thế hệ mới biết hoặc tập tành sáng tác cũng quan trọng, hướng tới trở thành nghệ sĩ toàn năng.
“Thời chúng tôi cực nhưng cũng sướng lắm. Ông bầu phát hiện nghệ sĩ có hơi tốt thì mời về ngay, mướn soạn giả viết tuồng, người đờn. Sau đó, họ cho thu tuồng, thu bài, phát trên đài phát thanh mỗi ngày 5 lần. Nếu ca hay thì chỉ 3 tháng sau nghệ sĩ sẽ nổi tiếng. Chỉ cần nghệ sĩ nổi tiếng sẽ được ông bầu, bà bầu thưởng thêm rất nhiều”, NSND Bạch Tuyết tiết lộ “công thức” nổi tiếng của nghệ sĩ cải lương xưa.
Theo “cải lương chi bảo”, nghệ sĩ ngày trước không tranh đua, chỉ tập trung làm nghề cho tốt. Bà cũng bật mí chuyện trở thành đào chính từ năm 16 tuổi. Khi đó, NSND Bạch Tuyết ký một giao kèo, cất được căn nhà 3 tầng cho người thân. Bà nhấn mạnh hiện tại nghệ sĩ cần hoạt động có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng mới có thể phát triển bền vững.
NSND Bạch Tuyết day dứt mối tình không thành của nghệ sĩ Phùng Há - Năm Châu
Có dịp cùng nhiều bạn trẻ đến chùa Nghệ sĩ để viếng mộ, thắp hương cho các tiền bối, NSND Bạch Tuyết có những chia sẻ xúc động về NSND Phùng Há, người có đóng góp quan trọng để đào tạo Bạch Tuyết khi bà mới vào nghề.
Nghệ sĩ Bạch Tuyết, Thanh Hằng đến thắp hương, ôn chuyện cũ với NSND Phùng Há. Sĩ Tính
Ngày 18.1, NSND Bạch Tuyết, nghệ sĩ Thanh Hằng cùng 50 thí sinh của vòng sơ khảo chương trình Học viện cải lương đến thăm chùa Nghệ sĩ (quận Gò Vấp, TP.HCM). Đây là nơi an nghỉ của các nghệ sĩ danh tiếng, có nhiều đóng góp cho nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là cải lương.
Khi dừng lại tại mộ phần của NSND Phùng Há, NSND Bạch Tuyết ôn lại nhiều kỷ niệm với người thầy của mình. "Tôi nhớ từng lời dạy của má Bảy Phùng Há, từ khi vào nghề đến khi tôi nổi tiếng. Những gì tôi làm theo lời má thì mọi thứ đều thành sự thật. Đây là phước báu lớn trong đời, hiếm ai có được. Mẹ mất khi tôi 8 tuổi, vì thế má Bảy như chỗ dựa cho tôi. Tôi chỉ biết hứa rằng khi còn hơi thở sẽ làm cải lương thật tốt", giọng ca Về nghe mẹ ru trải lòng.
Top 50 thí sinh của Học viện cải lương đến thăm chùa Nghệ sĩ. Sĩ Tính
Nữ nghệ sĩ cho biết bà may mắn khi được NSND Phùng Há chỉ dạy nhưng không bị la nhiều. Nhưng không vì thế mà NSND Bạch Tuyết chủ quan, lơ là. "Lớp học thường kết thúc lúc 12 giờ. Nhưng sau đó, tôi ở lại tập luyện thêm cho thật nhuần nhuyễn. Nhiều người cho rằng tôi là con cưng của má Bảy, nhưng tôi nghĩ thành quả có được là do sự kiên trì", nữ nghệ sĩ gốc An Giang chia sẻ.
Bà nhớ mãi buổi học với NSND Phùng Há cũng như những lời dạy từ những người thầy của mình. Không chỉ học nghề, bà còn học ở NSND Phùng Há nhiều bài học làm người. Nữ nghệ sĩ tiết lộ: "Má luôn dạy chúng tôi phải giữ thân thật tốt. Việc giữ gìn này cho bản thân nghệ sĩ lẫn khán giả. Khán giả vốn đã thấy nghệ sĩ đẹp trên sân khấu thì ngoài đời cũng như thế, không được để mình xấu xí, kém chỉn chu, ứng xử kém văn hóa. Điều đó cũng thể hiện sự tôn trọng khán giả".
Bà ngoại của nghệ sĩ Thanh Hằng - nghệ sĩ Tư Hélène cũng được chôn cất tại chùa Nghệ sĩ. NSND Phùng Há là bạn thân của nghệ sĩ Tư Hélène. Nghệ sĩ Thanh Hằng kể chị chưa có nhiều dịp được học NSND Phùng Há, nhưng có nhiều lần được ăn cơm cùng khi bà ngoại dẫn đến chùa Nghệ sĩ. Sĩ Tính
Sinh thời, tình cảm của NSND Phùng Há dành cho NSND Năm Châu được xem là một trong những mối tình đẹp của sân khấu. Nghệ sĩ Bạch Tuyết có dịp chia sẻ cùng các học viên: "Má Bảy xem ba Năm Châu là người thầy, đồng nghiệp, vừa kính trọng tình cảm dành cho ông. Nhưng tình cảm giữa họ cứ mãi chia cắt khi NSND Năm Châu có gia đình. Má Bảy dạy chúng tôi khi đã làm nghệ sĩ phải giữ nhân cách. Nghệ sĩ có thể yêu người bạn diễn vô cùng, nhưng nếu người bạn diễn đó đã có gia đình thì không được làm hư hoại gia đình họ. Ngược lại, nghệ sĩ cần phải làm cho đồng nghiệp càng thăng hoa, hạnh phúc. Má giữ mối tình đó suốt cuộc đời".
"Đến ngày ba Năm Châu mất trong bệnh viện, má đến quỳ xuống sờ chân của ông. Má nói: "Anh Năm ơi, bây giờ tôi mới có dịp tỏ tình với anh. Vì bây giờ, tôi không làm bại hoại gia đình của ai hết. Tôi phải nói cho anh biết tôi yêu, thương anh như một người đồng nghiệp, kính trọng anh như một người thầy". Hai tình cảm đó cộng lại rất thiêng liêng", NSND Bạch Tuyết kể thêm.
Các nghệ sĩ còn đến viếng mộ của "nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga. Sĩ Tính
Sau khi thắp hương, NSND Bạch Tuyết cũng trình bày mong muốn đào tạo nghệ sĩ cải lương thế hệ mới với các bậc tiền bối. Bà luôn quan niệm nghệ thuật nói chung, cải lương nói riêng luôn cần thay đổi để thích nghi, tồn tại.
Ở tuổi U.80, nghệ sĩ Bạch Tuyết cùng cộng sự sáng tạo ra chương trình truyền hình thực tế Học viện cải lương, với sự đồng hành, hỗ trợ từ nhãn hàng dầu gội Fresh (Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn), hướng đến việc đào tạo nghệ sĩ cải lương thế hệ mới, nhằm thích nghi với sự thay đổi, chuyển biến của thị trường văn hóa, giải trí hiện tại và tương lai. Họ không chỉ biểu diễn, mà còn là người làm văn hóa, tiếp tục giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Theo NSND Bạch Tuyết, ngoài sự nỗ lực của nghệ sĩ kỳ cựu, thế hệ trẻ thì cũng cần sự chung tay của các nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu này.
Nghệ sĩ Châu Thanh kể cái tết đầu tiên khi thành kép chính Nghệ sĩ Châu Thanh dành thời gian cho gia đình, sau đó theo đoàn hát đi biểu diễn phục vụ khán giả mỗi dịp tết đến. Nghệ sĩ Châu Thanh chọn ăn tết sớm cùng gia đình rồi đi biểu diễn phục vụ khán giả. Tiêu Phàm Đảm nhận vai trò giám khảo Học viện cải lương, nghệ sĩ Châu Thanh cùng NSND...