NS Phó Đức Phương: Không đóng tác quyền, khách sạn có thể cắt nhạc trên tivi
Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cũng cho rằng nếu từ chối nộp phí, khách sạn cần chứng minh không phát nhạc qua tivi.
Hiệp hội khách sạn Đà Nẵng đang bức xúc khi VCPMC tiếp tục thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi sau khi dừng hơn ba tháng. Ông nói sao về vụ việc?
Ông Phó Đức Phương (phải) – Giám đốc VCPMC – trong buổi gặp gỡ báo chí để thông báo tiếp tục thu phí tác quyền tivi trong phòng khách sạn, chiều 11.9.
- Chúng tôi sẽ có biện pháp giải thích, thỏa thuận cùng đối tác. Việc thu phí tác quyền không thể dừng lại được vì hoàn toàn đúng luật. Những đơn vị nhất định không đóng tiền có thể không sử dụng nhạc. Họ có thể không đặt tivi trong phòng hoặc nếu đặt thì tìm cách cắt hết các bản nhạc, bài hát, nhạc phim. Tôi nghĩ việc cắt đi có khi còn tốn kém gấp trăm nghìn lần việc đóng 25.000 đồng mỗi tivi một năm, tính ra là 2.000 đồng một tháng. Họ cũng cần chứng minh đã không sử dụng nhạc của chúng tôi.
VCPMC cần xác định khách sạn có sử dụng âm nhạc qua tivi hay không thì mới được thu tiền. Ông nói sao?
- Tôi cho rằng đây là việc bất khả thi. Khi sử dụng tivi, khách sạn đã tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận đến tác phẩm âm nhạc mà VCPMC bảo hộ. Dù khách hàng có nghe hay không, khách sạn vẫn phải trả chúng tôi tiền. Họ có thể thắc mắc mức phí đắt hay rẻ. Chúng tôi hoàn toàn có thể nghiên cứu, điều chỉnh. Nếu họ dứt khoát không nộp tiền là phạm luật.
Video đang HOT
Hiện nay, VCPMC làm cách nào để xác định tác phẩm được sử dụng qua tivi có thuộc quyền bảo hộ của trung tâm hay không?
- Chúng tôi căn cứ vào danh mục tác phẩm được sử dụng mà đài truyền hình gửi về cho trung tâm. Bằng phương pháp thống kê, VCPMC tính xác suất sử dụng và hạch toán cho nhạc sĩ. VCPMC hiện bảo hộ cho 4.000 tác giả Việt Nam và hơn bốn triệu tác giả quốc tế. Chúng tôi không thể lúc nào cũng cầm theo từng đó hợp đồng để làm bằng chứng được. Chúng tôi đang cập nhật trên website các tác phẩm của các tác giả trong nước đã ủy quyền và các tổ chức bảo vệ quyền ở nước ngoài đã ký kết hợp đồng ủy thác cho chúng tôi. Việc này cần thời gian, không thể hoàn thiện trong một sớm một chiều.
Mỗi quý, chúng tôi đều tổng kết tiền tác quyền và gửi cho nhạc sĩ. Đối với tác giả nước ngoài, chúng tôi gửi tiền qua các tổ chức bảo vệ của từng nước. Nhiều người nói họ nghe nhạc nước ngoài thì không cần đóng tác quyền, như vậy là chưa hiểu luật.
Nhiều khách sạn cho rằng việc áp dụng mức phí 25.000 đồng mỗi tivi một năm cho tất cả khách sạn ba sao, bốn sao và năm sao không hợp lý, thiếu công bằng. Ông lý giải như thế nào?
- Chúng tôi không muốn chia thành từng loại vì như vậy tủn mủn, công thức. VCPMC đã áp dụng mức phí thấp nhất để dễ đồng bộ hóa và dễ dàng triển khai. Nếu chúng tôi hạ giá vài nghìn đồng với các khách sạn nhỏ thì số tiền thu được quá ít.
Mức phí 25.000 đồng mỗi tivi một năm được căn cứ, tham khảo dựa trên mức thu ở nhiều nước trên thế giới, do Liên minh quốc tế các Hiệp hội Tác giả và Nhạc sĩ (CISAC) cung cấp. Ngoài ra, VCPMC cũng xem xét điều kiện thực tế tại Việt Nam, đồng thời tham khảo ý kiến các nhạc sĩ, tác giả, Bộ Tài chính và cơ sở kinh doanh. Mức thu gần như không thay đổi trong 10 năm qua. Ở nhiều nước, họ thu từ 7 USD đến 15 USD. Tại Việt Nam, chúng tôi chỉ dám thu hơn 2.000 đồng mỗi tivi một tháng. Con số này đã được cân nhắc thận trọng.
Cục Bản quyền từng khẳng định việc thu tiền sử dụng tác phẩm là đúng Luật Sở hữu Trí tuệ nhưng cần có lộ trình. Tại sao VCPMC không hoàn thiện lộ trình chi tiết trước khi áp dụng thu phí trở lại?
- Hiện tại, Việt Nam đã thụt lùi so với bạn bè quốc tế về vấn đề bảo vệ tác quyền âm nhạc. Nếu cứ lo giải thích mà không hành động, chúng ta sẽ không bao giờ có được lộ trình rõ ràng. Những người vin vào lý do đó cản trở chúng tôi là những người không hiểu luật.
Chiều 13.9, Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng tiến hành họp về vấn đề thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi. Bà Dương Thị Thơ – Phó chủ tịch phụ trách Hiệp hội – cho biết họ thống nhất không nộp khoản phí này. “Trong tuần sau, chúng tôi sẽ làm văn bản kiến nghị gửi lên đơn vị chủ quản của Hiệp hội là Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng. Sở sẽ làm việc với Cục Bản quyền để giải quyết vấn đề này”. Bà Thơ giải thích: “Trước hết, chúng tôi đã đóng tiền truyền hình cáp cho đài, bây giờ tiếp tục thu là phí chồng phí. Hơn nữa, tivi chỉ là một dịch vụ hỗ trợ, miễn phí đối với khách thuê, không có tác dụng tăng thêm giá trị phòng. Ngoài ra, thỏa thuận đóng tiền tác quyền dựa trên hợp đồng dân sự được xây dựng giữa các khách sạn và VCPMC. Hợp đồng dân sự chỉ có giá trị khi được sự đồng thuận của hai bên. Hiện tại, chúng tôi không nhất trí với phương án VCPMC đưa ra”.
Theo Hà Thu – Nguyễn Đông (Vnexpress)
Giáo sư, nhạc sĩ nói gì về việc phong Giáo sư cho ca sĩ Ngọc Sơn?
Theo PGS Đỗ Xuân Tùng - nguyên Trương phong Đao tao Nhac viên Ha Nôi, thì việc phong hàm giáo sư cho ca sĩ Ngọc Sơn chỉ là câu chuyện ao làng, một sự ảo tưởng.
Mấy ngày vừa qua, dư luận, giới nghệ sĩ, tri thức đang xôn xao bàn tán sự việc ca sĩ Ngọc Sơn được phong hàm Giáo sư âm nhạc. Cụ thể, ca sĩ Ngọc Sơn được Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tặng bằng khen vì có những hoạt động xuất sắc trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Việt Nam. Bằng khen này phong tặng cho anh danh hiệu Giáo sư âm nhạc. Bên dưới của bằng khen là chữ ký của ông Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng, Chủ tịch Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam.
Ngay sau đó nhiều ý kiến của giáo sư, nhạc sĩ đã chia sẻ về sự việc này trên các báo. Theo PGS.TS - nhac si Đô Xuân Tung, nguyên Trương phong Đao tao Nhac viên Ha Nôi (nay là Hoc viên Âm nhac Quôc gia Việt Nam) ca sĩ Ngọc Sơn tự nhiên được một hiệp hội trao tặng danh hiệu Giáo sư âm nhạc là một câu chuyện hài. Tuy nhiên theo PGS.TS - nhac si Đô Xuân Tung thì bản thân ca sĩ Ngọc Sơn không có lỗi. Trách nhiệm thuộc về Hội Nghệ nhân và Thương hiệu mà cụ thể là người ký bằng khen trao tặng đó.
PGS.TS - nhac si Đô Xuân Tung cho hay, người ký bằng khen tặng Ngọc Sơn không hiểu, còn Hội Nghệ nhân và Thương hiệu thì tự phong lung tung. Đó là câu chuyện ao làng, không quá lớn lao tới mức ảnh hưởng tới nền văn hóa hay giáo dục. Thế nhưng ở xã hội Việt Nam hiện nay, không thiếu người được phong danh hiệu kiểu đó và người ta cứ lờ đi nhận. Có nhiều người tự viết một bài hát, chưa biết hay hay không nhưng cũng tự nhận mình là nhạc sĩ, người viết một bài thơ rồi tự xưng là nhà thơ. Những trường hợp như thế còn hài hơn câu chuyện của Ngọc Sơn.
GS. TSKH. Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh GS nhà nước nhiệm kỳ 2014-2019 từ chối bình luận trực tiếp vấn đề liên quan đến chức danh của ca sĩ Ngọc Sơn, do chưa tiếp cận được hồ sơ. Tuy nhiên khi được hỏi về quy trình để được công nhận chức danh này, ông Nhung nói: "Đương sự có nguyện vọng công nhận chức danh GS ở VN thì phải làm đơn, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng chức danh GS nhà nước, trong quyết định 174 cũng nói những người được các trường Đại học có uy tín ở nước ngoài phong là GS có nguyện vọng đặc cách công nhận là GS của Việt Nam thì phải có hồ sơ, sơ yếu lý lịch có nguyện vọng gửi về hội đồng, hội đồng sẽ gửi cho hội đồng chuyên ngành về văn hóa và âm nhạc, xem xét và góp ý và sau đó sẽ quyết định".
Ngọc Sơn quỳ tăng mẹ tấm bằng khen trong đêm nhạc mừng thọ.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường chia sẻ: "Đây không phải học hàm do nhà nước trao tặng nên nó chỉ là một danh hiệu vui mà anh em trong Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt tặng cho Ngọc Sơn. Không nên ồn ào về cái danh hiệu vui này. Nếu trước đây chưa từng có thì bây giờ có. Ngọc Sơn có nhiều đóng góp cho âm nhạc Việt Nam, anh ấy xứng với danh hiệu này!".
Còn nhạc sĩ Phó Đức Phương thì cho biết: "Trong lịch sử chưa từng có danh hiệu này. Ngọc Sơn làm sao có thể làm giáo sư được. Tôi không muốn bình luận thêm".
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc (Bộ VH-TT-DL), cho biết: "Hiểu như Ngọc Sơn thấy rõ là nhầm. Đấy có phải là nhà nước trao tặng đâu. Người ta cũng ngộ phong thôi chứ làm gì có danh hiệu đó".
Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ VHTTDL chia sẻ: "Đó là một sự PR thiếu văn hóa". Theo ông Cẩn, hiện không có chức danh GS âm nhạc, mà chỉ có GS chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc hoặc GS chuyên ngành âm nhạc học. Thêm vào đó, nhà nước có một hội đồng học hàm do Bộ GDĐT là cơ quan thường trực. Hằng năm, hội đồng sẽ họp, xem xét phong GS. Không có bất cứ tổ chức, cá nhân nào được thay thế hội đồng này làm việc đó.
Theo Danviet
NS Nguyễn Cường: "Trả 1 tỷ/tháng cũng không làm được như Phó Đức Phương" Xung quanh câu chuyện nhạc sĩ Phú Quang tố Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thiếu minh bạch, "lưu manh" trong việc thu và chi trả tiền tác quyền cho các tác giả, nhiều tác giả đang ủy quyền cho Trung tâm đã lên tiếng phản bác; đồng thời khẳng định họ luôn nhận được tiền tác quyền...