Novaland tiếp tục ‘bơm’ hơn 2.000 tỷ đồng vào Nova Hospitality
Ngày 11/11, Hội đồng Quản trị của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No va (Novaland, HoSE: NVL) công bố thông tin về Nghị quyết liên quan đến việc đầu tư thêm 2.319 tỷ đồng vào CTCP Nova Hospitality.
Số tiền đầu tư thêm được Công ty dự kiến chia làm nhiều đợt góp vốn trong quý 4/2019.
Từ đầu năm đến nay, Novaland liên tục tăng mạnh vốn đầu vào Nova Hospitality. Gần đây nhất là cuối tháng 6, Novaland đã thông tin về kế hoạch đầu tư thêm 1.625 tỷ đồng vào đơn vị này với thời điểm thực hiện trong quý 2 – 3/2019, thông qua nhiều đợt góp vốn.
Nova Hospitality là khoản đầu tư được chuyển nhượng cho Novaland vào cuối năm 2018. Thời điểm sau giao dịch, đơn vị này có vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng, cổ phần được nắm 99,98% cổ phần bởi Novaland.
Đến hết năm nay, nếu các đợt tăng vốn ngàn tỷ được thực hiện như dự kiến, giá trị đầu tư vào Nova Hospitality của Novaland sẽ ở mức gần 3.970 tỉ đồng.
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Nova Hospitality thành lập từ tháng 7/2015; người đại diện theo pháp luật là ông Bùi Đạt Chương.
Doanh nghiệp đăng ký 7 ngành nghề kinh doanh gồm: kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (ngành nghề kinh doanh chính); tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; hoàn thiện công trình xây dựng; xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
Ban đầu công ty có tên CTCP Nova Đông Hải, sau nhiều lần đổi tên (CTCP Địa ốc Huy Minh; CTCP Nova Unity), doanh nghiệp mới có tên CTCP Nova Hospitality.
Video đang HOT
Cổ đông sáng lập gồm: Novaland góp 9,8 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 49% tổng vốn; cá nhân Dương Huy Linh góp 10 tỉ đồng, chiếm 50% tổng vốn và ông Bùi Cao Nhật Quân góp 200 triệu đồng, chiếm 1% còn lại.
Novaland ‘bơm’ thêm hơn 2.000 tỷ đồng vào Nova Hospitality.
Những đợt tăng vốn vào Nova Hospitality nhiều khả năng nằm trong chiến lược phát triển chuỗi bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của Novaland.
Novaland cho biết, từ năm 2017, Công ty đã bắt đầu mở rộng sang phát triển các bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các thành phố tiềm năng như Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết – Bình Thuận, Ninh Thuận hay Cam Ranh – Khánh Hòa,…
Tính đến cuối tháng 9, Novaland ghi nhận giá gốc khoản đầu tư vào Nova Hospitality là hơn 1.646 tỷ đồng, cũng là khoản đầu tư lớn thứ 5 của Novaland.
Mới đây, vào ngày 28/10, HĐQT Novaland cũng đã thông qua khoản vay 100 triệu USD, xấp xỉ 2.300 tỷ đồng, được cung cấp bởi Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore.
Đây không phải là lần đầu Novaland vay Credit Suisse AG. Trước đó, trong năm 2016, Novaland đã được tài trợ khoản vay chuyển đổi 100 triệu USD từ Credit Suisse AG. Trong đó, 60 triệu USD được giải ngân trong tháng 7/2016.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019, Novaland ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.506 tỷ đồng. Sau khi trừ các loại chi phí khác, Novaland báo lãi ròng gần 301 tỷ đồng, nâng lũy kế 9 tháng lên 1.107 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, tiền và các khoản tương đương của Novaland đạt mức 12.327 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn lại tăng 66%, lên 7.758 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn tăng thêm gần 7%, lên mức 74.578 tỷ đồng. Về vay nợ tài chính, Novaland chuyển dịch tăng vay dài hạn hơn nhưng tính chung, vay nợ tài chính tăng thêm hơn 1.500 tỷ đồng.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Nợ chồng chất, vẫn chào bán cổ phần giá "trên trời"
Mới đây, bà Đỗ Thị Thu Vân, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Vạn Đạt (gọi tắt là Công ty Vạn Đạt, có trụ sở tại lô II-1, đường Số 1, Khu công nghiệp Tân Bình, TPHCM) có đơn kêu cứu gửi đến Báo SGGP, phản ánh hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của Công ty CP Bao bì nhựa Sài Gòn (Saplastic; trụ sở tại Khu công nghiệp Tân Bình).
Cụ thể, Công ty Vạn Đạt có ký hợp đồng cho thuê mặt bằng số 01-05/09 VĐ-NSG ngày 29-5-2009 với Saplastic. Điều 8.2 trong hợp đồng này quy định rõ nếu bên Saplastic không thanh toán tiền thuê mặt bằng một tháng thì hợp đồng kết thúc. Tuy nhiên, từ tháng 12-2018 đến nay, Saplastic không thanh toán tiền thuê mặt bằng và chiếm dụng, không trả lại mặt bằng cho Công ty Vạn Đạt.
Ngày 24-3-2019, Công ty Vạn Đạt đã gửi hồ sơ vụ việc đến TAND quận Tân Phú, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được xét xử. Bà Vân cho rằng, tính đến ngày 31-10-2019, Saplastic đã gây ra thiệt hại cho Công ty Vạn Đạt 2,161 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo SGGP, Saplastic nằm trong danh sách 22 doanh nghiệp rất chây ỳ, nợ đọng bảo hiểm xã hội, với số nợ bảo hiểm 6,5 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán gần đây cho thấy, Saplastic còn nợ các ngân hàng gồm: BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa hơn 399 tỷ đồng; Agribank chi nhánh Phú Nhuận gần 50 tỷ đồng; HDBank hơn 35 tỷ đồng; Indovina chi nhánh Chợ Lớn gần 30 tỷ đồng; Quốc dân chi nhánh Sài Gòn gần 130 tỷ đồng. Ngoài ra, Saplastic chưa hạch toán đủ chi phí lãi vay phải trả cho kỳ kế toán 6 tháng đầu năm 2019 vào kết quả kinh doanh trong kỳ, tổng chi phí lãi vay theo ước tính là 25,5 tỷ đồng.
Giải trình với đơn vị kiểm toán, tại văn bản số 0150/SPP-CVGT/2019 ngày 15-8-2019, lãnh đạo Saplastic cho hay: Về nợ vay quá hạn ngân hàng, công ty đang tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy gặp một số khó khăn về tài chính.
Công ty đã và đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến là bán 51% vốn cổ phần cho PHI Group và thu về khoảng 50 triệu USD. Với số tiền thu được này, công ty dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng.
Về lãi vay chưa hạch toán, do công ty và một số tổ chức tín dụng đang trong quá trình thương lượng, chưa thống nhất về mức lãi vay nên công ty chưa có số liệu để hạch toán. Công ty sẽ hạch toán đủ tiền lãi vay trong kỳ tiếp theo.
Trong hơn một năm qua, cổ phiếu SPP giảm giá từ vùng 5.500 đồng/CP về vùng 2.500 - 3.000 đồng/CP và giá trị vốn hóa thị trường của công ty này chỉ đạt 88 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu mà lãnh đạo Saplastic có thể thu về 50 triệu USD từ việc bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang thụt lùi và nợ chồng chất?
Theo ông Đỗ Văn Thuyên, Trưởng phòng Tuyên truyền Bảo hiểm xã hội TPHCM, hiện thành phố có 22 doanh nghiệp rất chây ỳ, nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền lên đến 51 tỷ đồng. Mặc dù cơ quan BHXH đã nhắc nhở, tiến hành thanh tra, kiểm tra, nhưng các doanh nghiệp này vẫn không thực hiện quyết định xử phạt và tiếp tục vi phạm. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm Điều 216 Bộ luật Hình sự về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
ĐỨC TRUNG
Theo sggp.org.vn
Licogi lỗ ròng hơn 80 tỷ, ôm khoản nợ gần 2.000 tỷ trong 9 tháng Theo báo cáo tài chính quý III/2019, doanh thu thuần của Tổng công ty Licogi chỉ đạt hơn 1.359 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2018; lỗ ròng lũy kế hơn 80 tỷ đồng. Mới đây, Tổng công ty Licogi (UPCoM: LIC) công bố báo cáo tài chính quý III/2019, ghi nhận tình hình kinh doanh kém khởi sắc. Cụ...