Novak Djokovic vẫn là thần tượng dân tộc ở Serbia
Không lâu sau khi tay vợt xuất sắc nhất thế giới, Novak Djokovic, bước xuống máy bay ở Melbourne và rơi vào tình thế không chắc chắn về mặt pháp lý, cha anh, ông Srdjan, đã tổ chức một cuộc họp báo trong phòng sau của nhà hàng gia đình ở Belgrade và tự tin tuyên bố, “Novak là Serbia, Serbia là Novak”.
Nghe có vẻ hơi quá, nhưng thực tế là vậy ở quốc gia Balkan nhỏ với 7 triệu dân này, nơi Djokovic được tôn kính không giống bất kì ai, có lẽ trừ Chúa – mặc dù ông Srdjan cũng không hề ngại ngùng khi so sánh anh với con trai của Chúa.
Nói ngắn gọn, đối với nhiều người hâm mộ của Djokovic, bất kì cuộc tấn công nào vào “Nole”, như anh được biết, là tấn công vào cả đất nước. Vì thế, quyết định của Australia trong việc giữ và sau đó trục xuất tay vợt này vào đêm trước Australian Open – cướp đi cơ hội bảo vệ danh hiệu của anh – đã bị người Serbia phản ứng giận dữ.
“Họ chà đạp Novak, và vì vậy họ chà đạp Serbia và người dân Serbia”, Srdjan Djokovic nói trong khi con trai ông bị giữ như người nhập cư, và cáo buộc nhà chức trách Australia giam giữ con trai ông.
Trong khi đó, Tổng thống Serbia là Aleksandar Vucic gọi cách đối xử với tay vợt số 1 thế giới là “một cuộc săn phù thủy theo nghĩa đen”, còn Thủ tướng Ana Brnabic và Ủy ban Olympic Serbia gọi những hành động của Australia là “tai tiếng”.
Djokovic đã trở lại Belgrade sau khi thua kiện trước tòa trước quyết định của chính phủ Australia về việc hủy visa của anh vì lí do sức khỏe cộng đồng và quy định địa phương. Vấn đề? Lập trường của anh về việc tiêm vaccine ngừa Covid-19, điều mà các nhà chức trách lo ngại có thể kích động những người chống vaccine ở nước này.
Video đang HOT
Từng hai lần có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, nhưng Djokovic luôn phản đối việc tiêm chủng bắt buộc. Tại giải Serbia Open hồi tháng 4 năm ngoái, anh nói: “Tôi luôn tin vào quyền tự do lựa chọn”. Vào thời điểm đó, Nole từ chối cho biết liệu mình có dự định tiêm vaccine hay không. Tuy nhiên, nhiều người ở Serbia, trong đó có cả Thủ tướng Brnabic, luôn phản đối bất kì ai luôn nghĩ rằng Djokovic là một kẻ chống đối vaccine.
Biểu tình ở Belgrade, Serbia, để phản đối việc Djokovic bị trục xuất khỏi Australia
“Tôi không coi Novak là người chống vaccine”, bà Brnabic nói. “Anh ấy ủng hộ việc tiêm chủng cho những người muốn được tiêm chủng”.
Thế nhưng, Thủ tướng Brnabic lại tự đưa mình ở một vị trí khó xử khi tuyên truyền tiêm vaccine ở đất nước của bà – nơi chưa đến 60% dân số trưởng thành đã được tiêm vaccine – đồng thời bảo vệ quyết định không tiêm vaccine của Djokovic.
Vì vậy, dù hình ảnh của Djokovic có thể bị phản đối ở những người hâm mộ tại nước ngoài sau “trận chiến” thị thực, nhưng ở Serbia, vụ việc đã khơi dậy lòng yêu nước của người Serbia.
Trong khi Djokovic bị giữ như người nhập cư tại khách sạn Park ở Melbourne, hàng chục người hâm mộ – nhiều người trong số họ đến từ các tổ chức văn hóa Serbia – đã biểu tình trên đường phố, vẫy cờ, ca hát và giơ cao áp phích. Tại Serbia, một cuộc biểu tình ủng hộ tay vợt số 1 thế giới đã được tổ chức bên ngoài tòa nhà Quốc hội, và đêm trước khi anh trở về Serbia, một tòa nhà ở Belgrade đã được chiếu sáng với dòng chữ: “Nole, anh là niềm tự hào của Serbia”.
Cựu quan chức ngoại giao người Serbia, Vladeta Jankovic, người đã gặp Djokovic vài lần, gọi anh là “điều tốt nhất xảy ra với Serbia trong thế kỉ này”. Nhưng khi nói về sự gia tăng của lòng yêu nước đối với ngôi sao, ông nói: “Xin đừng nhầm lẫn nó với chủ nghĩa dân tộc”.
Theo Jankovic, hình ảnh của Serbia ở nước ngoài đã bị tổn hại nặng nề – đặc biệt là trong mắt phương Tây – sau cuộc chiến vào những năm 1990. Ông nói: “Thật là xấu hổ khi trở thành một người Serbia, khi ở Anh hoặc Mỹ vào những ngày đó”.
Thế rồi, Djokovic, một thần đồng quần vợt đa ngôn ngữ khiêm tốn, chăm chỉ đi lễ, đã giúp sửa chữa và nâng cao danh tiếng của Serbia. Vì vậy, “Tôi không nghĩ rằng mọi chuyện thay đổi bất cứ điều gì. Quyền lựa chọn của anh ấy là không thể nghi ngờ. Tôi nghĩ điều sai trái là anh ấy đến Australia và tin tưởng lời mời này… và tất cả đã kết thúc rất tiếc cho anh ấy”, Jankovic nói.
Becker: 'Djokovic sẽ quen với việc bị la ó tại Australian Open'
Boris Becker, cựu huấn luyện viên của Novak Djokovic, cho rằng tay vợt số một thế giới sẽ gặp rất nhiều áp lực từ khán giả nếu được thi đấu Australian Open.
Khả năng tham dự Australian Open 2022 của Novak Djokovic vẫn còn bỏ ngỏ, khi anh đang chờ quyết định từ Bộ trưởng Di trú Australia Alex Hawke. Trong khi nhiều người ủng hộ tay vợt Serbia thắng kiện, những người Australia tỏ ra tức giận với quyết định cho phép Djokovic nhập cảnh mà không tiêm phòng.
Đó là lý do Boris Becker, người từng huấn luyện Djokovic, nhận định trên Marca: "Tôi chắc chắn Novak sẽ nhận được những tiếng la ó và huýt sáo, nhưng cậu ấy đã quen với điều đó. Cậu ấy luôn là chiến binh đường phố, phải chiến đấu chống lại nghịch cảnh và chiến thắng trước đám đông".
Becker từng giúp Djokovic giành 4 danh hiệu Australian Open. Ảnh: Tennis.
Thầy cũ của Djokovic cho rằng anh sẽ gặp khó khăn trong những trận đầu tiên tại Australian Open trước khán giả. Tuy nhiên, nếu tiến sâu vào giải, anh sẽ nhận được sự ủng hộ của khán giả, giống như tại US Open 2021, dù thua ở trận chung kết trước Daniil Medvedev.
Dù tôn trọng quyết định của tay vợt Serbia, Becker vẫn khuyên anh đi tiêm phòng. "Đó là sự lựa chọn của mỗi người, nhưng cuộc sống sẽ khó khăn hơn nếu bạn không muốn tiêm phòng. Cá nhân tôi khuyên cậu ấy nên tiêm phòng. Nhưng cuối cùng, đó là sự lựa chọn của cậu ấy và chúng ta phải tôn trọng điều đó".
Trong ngày 11/1, rất nhiều câu hỏi từ truyền thông và người hâm mộ đặt ra cho Djokovic về lịch trình di chuyển và kết quả xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, tay vợt này vẫn giữ im lặng và tập luyện kín tại sân trung tâm Rod Laver Arena.
Nếu bị phát hiện khai gian, Djokovic có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là 12 tháng tù. Bên cạnh đó, nếu bị Bộ trưởng Hawke hủy visa, anh sẽ bị cấm nhập cảnh Australia trong 3 năm.
Djokovic tươi cười tái xuất sau vụ bị trục xuất, được đặt tên cho ốc sên Novak Djokovic đã vừa bay đến Montenegro thư giãn bất chấp việc không được tham dự Australian Open 2022 vì bị chính quyền Úc trục xuất. Tên của tay vợt nam số 1 thế giới cũng đã bất ngờ được lấy làm tên một loài mới của con vật nổi tiếng là chậm chạp. Sau khi trở lại quê nhà Belgrade (Serbia) thứ...