Novagroup sắp bán 150 triệu cổ phiếu NVL của Novaland, công bố tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn
Phương thức giao dịch là thỏa thuận cho các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính.
CTCP NovaGroup vừa có thông báo đăng ký bán 150 triệu cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland). Sau giao dịch, số cổ phiếu NVL mà NovaGroup nắm giữ sẽ giảm xuống còn 560,9 triệu cổ phiếu tương đương 28,768% vốn điều lệ.
Mục đích thực hiện giao dịch là tập trung bổ sung các nguồn vốn để thực hiện các phương án xử lý trái phiếu, đưa hệ số tài chính của công ty về mức an toàn trong chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn.
Phương thức giao dịch là thỏa thuận cho các nhà đầu tư và tổ chức có năng lực tài chính.
Thời gian dự kiến giao dịch từ 30/11 – 29/12/2022.
Cụ thể về chiến lược tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn, Novagroup cho biết, thời gian qua, tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và khu vực đang có những bất ổn gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản xuất của thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, những biến động không thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính kinh doanh và hoạt động chung của nhiều doanh nghiệp nội địa.
Video đang HOT
Trước bối cảnh này, NovaGroup chủ trương tái cấu trúc toàn bộ Tập đoàn để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. NovaGroup đang cùng làm việc với các đơn vị tư vấn hàng đầu như EY Việt Nam, KPMG… để có đánh giá tổng thể tình hình và đưa ra giải pháp tái cấu trúc toàn diện.
Bước đầu tiên, Tập đoàn đã đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính lớn tham gia nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland. Thời gian thực hiện chuyển nhượng dự kiến từ cuối tháng 11 đến tháng 12/2022.
Bên cạnh đó, Novaland tiếp tục nỗ lực triển khai các hoạt động bán hàng, thu xếp nguồn vốn, cắt giảm các khoản đầu tư chưa thật sự cần thiết để tối ưu chi phí, tập trung nguồn lực tối đa hoàn thiện các dự án trọng điểm đang triển khai như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và các dự án BĐS trung tâm TP.HCM, theo đó cam kết bàn giao nhà đúng tiến độ theo từng giai đoạn cho khách hàng.
TS. Cấn Văn Lực: Có lúc nhà đầu tư phải chấp nhận cắt lỗ còn hơn là mất hết
Đó là một trong những chia sẻ của TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV tại Toạ đàm diễn ra ở Hà Nội.
Thị trường bất động sản đang suy giảm
Trong Tọa đàm "Dự báo thông tin thị trường bất động sản 2023" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức, TS. Cấn Văn Lực đã có đánh giá tổng quan lại thị trường bất động sản Việt Nam năm 2022.
Theo TS. Cấn Văn Lực, "về thị trường bất động sản, có nhiều ý kiến cho rằng thị trường đang suy thoái. Nhưng tôi cho rằng, quý IV so với quý II, III nếu giảm liên tục thì tạm thời gọi là suy thoái kỹ thuật song gọi là suy giảm thì đúng hơn".
Vị chuyên gia này nói thêm, khi nhìn về thị trường bất động sản 2022, có thể nói vui rằng: "Đầu năm hưng phấn, giữa và cuối năm trầm lắng".
Hiện tại, nguồn cung và cầu đều giảm mạnh. Vấn đề cấp phép, xin phê duyệt các dự án mới đều giảm. Trong khi đó, giá BĐS đi ngang. Giá đất nền giảm nhẹ và giá căn hộ tăng.
Ảnh minh hoạ
"Đáng chú ý, nhà đầu tư và giới đầu cơ đều không muốn lỗ, nên đa số hiện nay đều nằm chờ. Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra để đầu tư không hề nhỏ, nếu như bây giờ cắt lỗ thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi nghĩ có những lúc chúng ta cũng phải chấp nhận cắt lỗ còn hơn là mất hết", TS. Cấn Văn Lực chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Lực, lượng giao dịch và khả năng hấp thụ trên thị trường giảm mạnh, doanh thu của doanh nghiệp bất động sản cũng sụt giảm. Các hoạt động tái cấu trúc, sàng lọc, M&A đang diễn ra mạnh.
Chỉ ra nguyên nhân chính của sự sụt giảm thị trường bất động sản, TS. Cấn Văc Lực cho rằng, có 6 thành tố chi phối và tác động đến thị trường bất động sản, đó là: Tài chính; quy hoạch và cơ sở hạ tầng; tính pháp lý; thông tin, dữ liệu, tính minh bạch; mối quan hệ cung - cầu và giá; kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này đặt hy vọng vào sự phục hồi của thị trường năm tới. Song, để thị trường phục hồi, TS. Cấn Văn Lực phân tích, phải gỡ nút thắt về pháp lý. Thứ hai, phải giải quyết vấn đề về vốn, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Thứ ba, phải tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với thị trường bất động sản như có nên kích cầu hay không? Thứ tư, phải kiểm soát rủi ro hệ thống, liên thông giữa tài chính, bất động sản hay các vấn đề khác.
Ngoài ra, cần phải khéo khoanh vùng bởi bất động sản là ngành chủ lực về vốn hóa, đứng thứ hai về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường. Cuối cùng, cần tái cơ cấu và chuẩn bị nền tảng cho tương lai.
Dẫn số liệu về cơ cấu nguồn vốn bất động sản trong 10 tháng đầu năm 2022, vị chuyên gia này chỉ ra: tín dụng chiếm khoảng 70%, cổ phiếu khoảng 2%, vốn tự có khoảng 10%, TPDN khoảng 10%, vốn FDI khoảng 7%. Theo ông Lực, cấu trúc vốn này chưa phản ánh sự phát triển bền vững của bất động sản và phải thay đổi. Cụ thể, hệ thống ngân hàng chỉ nên chiếm 50%. Như vậy, doanh nghiệp bất động sản mới không nghĩ nhiều đến vốn ngân hàng, không phụ thuộc vào vốn ngân hàng quá nhiều.
Giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp địa ốc
Liên quan đến các giải pháp đối với doanh nghiệp bất động sản, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, doanh nghiệp cần cơ cấu, kiểm soát lại rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; có phương án xử lý việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong hai năm; muốn xây dựng niềm tin thì phải giữ vững lời hứa trả nợ đúng hạn. Đồng thời doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận chương trình phục hồi. Đó là chương trình phục hồi xanh, tăng trưởng xanh. Hiện nay, bất động sản xanh đang là xu thế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản cần phải chuyển đổi số để kịp thời đón đầu xu hướng mới. Trong đó việc thích ứng để có thể quản lý thay đổi, quản lý rủi ro... là điều tất yếu.
TS. Cấn Văn Lực nói thêm, doanh nghiệp cũng cần có phương án cụ thể, khả thi đối với trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn giai đoạn 2023 - 2024. Từ nay đến hết 2022 và 2023 sẽ cần phải vững tâm vượt khó để tạo nền tảng trong tương lai.
"Ngoài tín dụng, doanh nghiệp bất động sản cần lưu tâm, linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác như phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần, phát hành cổ phiếu, từ quỹ đầu tư, quỹ REIT, thuê tài chính... Doanh nghiệp bất động sản hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết... Đặc biệt, việc huy động vốn phải gắn với mục đích sử dụng cụ thể, đi kèm với đó là quan tâm quản lý rủi ro tài chính về dòng tiền, lãi suất, tỷ giá. Cuối cùng là, các doanh nghiệp cần phải vững tâm để vượt qua khó khăn", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Becamex sắp thu hơn 5.000 tỷ đồng từ thương vụ chuyển nhượng đất cho CapitaLand Theo dự báo của VNDirect, doanh thu từ bất động sản của Becamex IDC có thể tăng vọt trong năm 2023 nhờ thương vụ chuyển nhượng đất cho CapitaLand, cùng với hoạt động kinh doanh tại KCN Cây Trường và KCN Bàu Bàng mở rộng. Khu công nghiệp Becamex Bàu Bàng. Trong báo cáo cập nhật về Tổng công ty Đầu tư và...