Nord Stream 2 thành lập công ty con để đẩy nhanh thủ tục vận hành ở Đức
Theo thông báo ngày 26/1, Công ty Dòng chảy phương Bắc 2 ( Nord Stream 2, trụ sở tại Thuỵ Sĩ) đã chính thức tuyên bố thành lập công ty con có tên gọi Gas for Europe GmbH – công ty sẽ là chủ sở hữu và điều hành phần đường ống trên đất Đức.
Đây là quy trình thủ tục được thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức (BNetzA) nhằm giúp dự án đường ống nhanh chóng đi vào vận hành.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, công ty TNHH Gas for Europe (tạm dịch là khí đốt cho châu Âu) có trụ sở tại thành phố Schwerin, bang Mecklenburg-Vorpommern thuộc miền Bắc nước Đức. Ông Reinhard Ontyd, người từng làm quản lý ở nhiều công ty năng lượng khác nhau, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành. Công ty mới này sẽ là chủ sở hữu và vận hành phần đường ống ở Đức, bao gồm đoạn đường ống dài khoảng 54 km trong lãnh hải Đức và trạm tiếp nhiên liệu trên đất liền ở Lubmin thuộc bang Mecklenburg-Vorpommern. Việc thành lập công ty được thực hiện khi hồi tháng 11 năm ngoái, BNetzA tạm đình chỉ quy trình phê duyệt dự án dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức qua Biển Baltic do doanh nghiệp điều hành đường ống chưa tổ chức và hoạt động theo luật pháp Đức.
BNetzA cho biết hiện không thể dự đoán khi nào thủ tục xét duyệt có thể được nối lại, đồng thời nhấn mạnh quy trình chứng nhận sẽ vẫn bị đình chỉ cho đến khi việc chuyển giao tài sản chính và nguồn nhân lực cho công ty con hoàn tất và BNetzA có thể kiểm chứng các tài liệu liên quan. Công ty Gas for Europe cho biết sẽ tập trung mọi nỗ lực nhằm đáp ứng mọi yêu cầu để dự án được nhanh chóng phê duyệt. Hiện khâu xây dựng của dự án đã hoàn tất, song vẫn chưa thể đi vào vận hành do còn thiếu giấy phép hoạt động ở Đức. Việc xây dựng Nord Stream 2 bắt đầu từ năm 2018 và đến nay đã có trên 10 tỷ euro đổ vào dự án này. Khi đi vào vận hành, dự án có thể vận chuyển mỗi năm khoảng 55 tỷ m3 khí đốt từ Nga tới Đức, cung cấp khí đốt cho khoảng 26 triệu hộ gia đình.
Nord Stream 2 Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây
Tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2 đang trở thành tâm điểm trong căng thẳng liên quan Nga và Ukraine.
Theo tờ Vox, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng quanh vấn đề Ukraine, tuyến đường ống Nord Stream 2 trở thành một quân bài trong khủng hoảng địa chính trị. Vốn là một dự án cơ sở hạ tầng năng lượng, một số người coi đây chỉ là dự án kinh tế, số khác coi đây là công cụ địa chính trị của Nga, cũng có người coi dự án là kết hợp của hai yếu tố.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD của Nga đang khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn với một số đồng minh châu Âu, gây chia rẽ các nước châu Âu và nội bộ Mỹ.
Video đang HOT
Khi đi vào hoạt động, Nord Stream 2 sẽ chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu. Nord Stream 2 nằm dọc theo Nord Stream 1, chạy từ Nga dọc theo Biển Baltic và vào thẳng Đức. Các chuyên gia cho biết đường ống này sẽ không làm tăng đáng kể lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Nga sang châu Âu, nhưng nó có thể định tuyến lại, nghĩa là nhiều khí đốt tự nhiên hơn sẽ chảy trực tiếp đến Đức và có khả năng bỏ qua các đường ống hiện có khác chạy qua các nước châu Âu khác, nhất là Ukraine.
Mỹ và Ukraine coi đường ống này là một công cụ địa chính trị của Nga và không muốn đường ống này hoạt động.
Nếu Nord Stream 2 đi vào hoạt động, Nga sẽ không còn phải trả phí trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời cả Nga và châu Âu ít phải phụ thuộc vào đường ống chạy qua Ukraine.
Đức đã coi Nord Stream 2 là một dự án thương mại cần thiết cho ngành công nghiệp Đức và muốn nó đi vào hoạt động. Một số nước châu Âu đồng ý; một số nước châu Âu không đồng ý hoặc không thực sự muốn bàn quá nhiều.
Nord Stream 2 càng trở nên nóng hơn khi Nga tăng cường quân dọc theo biên giới Ukraine. Nord Stream 2 ngày càng được coi là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine.
Ông Stefan Meister tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức nhận định rằng ngay cả khi chưa hoạt động, tuyến đường ống đã làm chia rẽ mối quan hệ Mỹ-châu Âu-Đức.
Dự án đường ống gây tranh cãi
Trước khi có Nord Stream 2, đã có Nord Stream 1. Trước khi có Nord Stream 1, đã có những đường ống dẫn khí đốt của Liên Xô đến châu Âu. Trong số các đường ống này, có một đường ống chạy qua Ukraine và vào thời kỳ đỉnh điểm, thường trung chuyển tới 80% lượng khí đốt Nga sang châu Âu.
Vào năm 2005, Đức và Nga đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 1, một đường ống trị giá 6 tỷ USD qua Biển Baltic để giúp châu Âu bớt phụ thuộc hơn vào tuyến vận chuyển trên bộ vốn chạy qua khu vực đầy biến động.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào năm 2015, một vài năm sau khi đường ống ban đầu khai trương, Đức đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 2 để mở rộng công suất dọc theo tuyến đường này. Tuy nhiên, tuyến đường ống mới đã bị chỉ trích dữ dội vì thuộc sở hữu hoàn toàn của Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga. Thời điểm của thỏa thuận cũng gây tranh cãi vì được đưa ra sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khi đó đã bảo vệ Nord Stream 2, coi đây là một dự án thương mại, rất cần thiết cho lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Đức. Tuy vậy, bất cứ điều gì liên quan đến một công ty khí đốt nhà nước của Nga sẽ mang tính chính trị.
Theo ông Meister, Đức nhìn Nga qua một lăng kính hơi khác và có một di sản gắn với Nga. Đức đã cố gắng cân bằng các cam kết với các đồng minh phương Tây với mong muốn có quan hệ hữu ích với Nga. Đức đã phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong nhiều thập kỷ, và vì vậy Đức coi dự án này là một sự đánh cược thực tế và đáng tin cậy.
Ngoài ra, một số công ty châu Âu và các bên lợi ích khác có thể thu được nhiều lợi nhuận từ dự án và ngược lại họ sẽ mất nhiều nếu dự án bị ngừng, đặc biệt là ở giai đoạn cuối này.
Bà Margarita Balmaceda, Giáo sư về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Đại học Seton Hall, cho biết một lý do khiến đường ống được tiến hành bất chấp sự phản đối là nhờ sức mạnh của những tập đoàn kinh tế đang hưởng lợi từ dự án.
Tất cả những điều đó đã giúp Nord Stream 2 được xây dựng, bất chấp sự phản đối của Mỹ và các đồng minh - những bên cho rằng dự án sẽ khiến Đức và châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên của Nga.
Nord Stream 2 trở thành điểm nhấn trong tương lai của Ukraine
Phần còn lại của châu Âu cũng bị chia rẽ tương tự. Tiếp đó là Ukraine, quốc gia bị kẹt ở giữa và số phận của Ukraine có khả năng đan xen với số phận của Nord Stream 2. Ukraine phản đối sâu sắc đường ống vì nước này mất nhiều nhất nếu Nord Stream 2 hoạt động. Ukraine coi đây là một mối đe dọa lớn.
Nga trả cho Ukraine khoảng 2 tỷ USD phí vận chuyển để vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ nước này.
Nhưng thực sự, điều quan trọng là Ukraine coi cơ sở hạ tầng đường ống là chính sách bảo đảm của riêng mình, với cả Nga và châu Âu. Nga muốn bán khí đốt cho châu Âu, còn châu Âu cần mua khí đốt của Nga. Chừng nào Ukraine còn đóng vai trò trung chuyển khí đốt, thì ít nhất, Nga có thể cân nhắc tình hình ở Ukraine.
Ông Steven Pifer, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói: "Đó là lý do tại sao tôi có thể coi Nord Stream 2 là một dự án địa chính trị nhiều hơn vì nó được thiết kế để giúp Nga vận chuyển nhiều khí đốt nhất có thể mà không cần qua Ukraine".
Mỹ và Đức công nhận điều này. Bà Merkel trước đây đã nói rằng khí đốt phải tiếp tục chảy qua Ukraine sau khi có Nord Stream 2, và Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz đã nhắc lại quan điểm đó vào tháng 12/2021.
Trong một thỏa thuận giữa Mỹ và Đức, họ thống nhất rằng cần tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến năm 2024 là vì lợi ích của Ukraine và châu Âu.
Dự án gây chia rẽ tại Mỹ
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Mỹ coi tình trạng của Nord Stream 2 là một vấn đề để mặc cả.
Một số chính trị gia và chuyên gia Mỹ cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn đường ống và ngăn chặn Nga là trừng phạt Nord Stream 2 ngay bây giờ. Đây là lý do tại sao thượng nghị sĩ Ted Cruz và các thành viên Cộng hòa khác thúc đẩy khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2.
Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden nhìn nhận theo cách khác và phản đối dự luật trừng phạt, nói rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt ngay bây giờ có nghĩa là Mỹ sẽ mất đi công cụ răn đe, không khác gì việc "bắn con tin". Dự luật đã bị Thượng viện bác bỏ.
Phe Dân chủ đề xuất dự luật riêng để trừng phạt nếu Nga đưa quân vào Ukraine, trong đó có cả các bước trừng phạt Nord Stream 2.
Sự chia rẽ trong nội bộ Mỹ phản ánh sự rạn nứt thậm chí còn lớn hơn đối với Nord Stream 2. Khủng hoảng Ukraine sẽ khiến Mỹ còn chia rẽ hơn nữa.
Áo thúc đẩy nhanh chóng vận hành dự án Nord Stream 2 Thủ tướng Áo Karl Nehammer kỳ vọng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ nhanh chóng đi vào vận hành để có thể vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu. Trạm trên mặt đất của dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 tại Lubmin, Đông Bắc Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Nhà lãnh đạo Áo cũng...