Nộp tiền thoát “án tử”: Chỉ có lợi cho người có tiền?
TS Mai Đắc Biên: Nếu quy định cứ tham nhũng nhưng nộp lại từ 1/2 số tiền do hành vi tham nhũng mà có là thoát án tử hình thì chỉ có lợi cho người có tiền.
Dự thảo mới nhất (lần thứ 5), ban soạn thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi tiếp tục bảo lưu quan điểm: Các đối tượng tham nhũng chỉ cần nộp lại 1/2 số tiền do phạm pháp có thể sẽ thoát khỏi án tử hình.
Nhiều ý kiến không đồng tình quan điểm này, thậm chí nói như TS Mai Đắc Biên -Trưởng khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình sự (ĐH Kiểm sát Hà Nội – Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) thì quy định như vậy chỉ có lợi cho nhóm người có tiền.
PV: Vì sao ông khẳng định quy định như vậy còn trái với nguyên tắc và mục đích của hình phạt?
TS Mai Đắc Biên: Bởi vì mục đích của hình phạt trong Luật Hình sự là răn đe, phòng ngừa tội phạm. Nếu quy định cứ nộp tiền sẽ không phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật như thế tức là triệt tiêu chính mục đích của hình phạt này, tiếp tục tạo ra nếp nghĩ ngay trong xã hội ta: Có tiền là có tất cả. Mặt khác, nó đồng thời vi phạm nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong áp dụng pháp luật, tức là mọi công dân không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, địa vị, sang hèn đều bình đẳng trước pháp luật.
Nếu quy định cứ tham nhũng nhưng nộp lại từ 1/2 số tiền do hành vi tham nhũng mà có là yên tâm không đối mặt với án tử hình sẽ chỉ có lợi cho một nhóm người có tiền. Cũng nên nhớ, chủ thể của tội phạm tham nhũng là chủ thể đặc biệt – những người có chức vụ, quyền hạn. Mà thường thì những người có chức vụ, quyền hạn trong thực tế hiện nay đều có tiền, tài sản…
Nhưng còn một lý do khác mà ban soạn thảo đưa ra là vì mục đích kinh tế bởi đối với án tham nhũng, án kinh tế, việc thu hồi được tài sản vừa qua là không đáng kể trong khi Nhà nước vẫn phải thi hành án.
Nguyên tắc là mọi tài sản do phạm tội mà có đều phải được nộp trả 100% cho Nhà nước. Các quy định về pháp luật hình sự đối với thu hồi tài sản do phạm tội mà có khá đầy đủ và chặt chẽ. Việc thu hồi tài sản tham nhũng như thời gian qua đạt tỷ lệ thấp là do nhiều nguyên nhân và chắc chắn không có nguyên nhân từ chính Bộ luật Hình sự, nhưng nay mang Luật Hình sự sửa nội dung này theo hướng đó rồi gắn với mục tiêu kinh tế là không ổn.
Xét xử vụ án tham nhũng Dương Chí Dũng năm 2014. Ảnh: Tuấn Anh
TS Mai Đắc Biên: Đối với tội phạm kinh tế hoặc có tính chất kinh tế thì giảm án tử hình là hoàn toàn đúng đắn. Quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự đến thời điểm hiện hành chỉ còn 23 tội danh có mức hình phạt tử hình. Tới đây sẽ có nhiều tội danh không còn tử hình. Tại điều 39 của dự thảo lần này cũng thể hiện phần nào quan điểm trên của Đảng, nhưng lại gộp tính chất của tội tham nhũng vào một rọ với tội phạm kinh tế là không đúng.PV: Thưa ông, một lý do khác nữa là Nghị quyết 49 của Đảng hướng đến giảm dần án tử hình.
Đơn giản, tội phạm tham nhũng khác với tội phạm kinh tế, trong đó khác trước nhất bắt đầu từ chủ thể của hành vi tham nhũng. Hơn nữa, Đảng ta vẫn chủ trương đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nó xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, chống tham nhũng tuy gặt hái được những kết quả ban đầu, nhưng vẫn còn bức xúc trong xã hội. Người dân vẫn trông chờ vào những quyết sách quyết liệt của Đảng mà hiện thực hóa nó chính là các quy định của pháp luật trong đó không thể không kể đến quy định của Bộ luật Hình sự.
PV: Cảm ơn ông.
Video đang HOT
Bộ luật Hình sự hiện hành quy định không thi hành tử hình đối với người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Những đối tượng này sau khi được ân giảm sẽ chuyển từ tử hình xuống chung thân. Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bổ sung người bị kết án từ 70 tuổi trở lên cũng không bị thi hành án tử hình và đặc biệt quy định sẽ không tử hình đối với cả những người sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác với cơ quan chức năng phát hiện điều tra tội phạm hoặc lập công lớn. Như vậy, kể cả với tội phạm tham nhũng, sau khi nộp lại 1/2 số tiền là có thể chuyển từ tử hình xuống chung thân.
Nhóm tội phạm tham nhũng gồm 2 tội danh cụ thể: Tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ. Theo đó, luật hiện hành quy định chỉ cần tham ô từ 500 triệu đồng trở lên hoặc nhận hối lộ từ 300 triệu đồng trở lên thì người vi phạm đều có thể bị truy tố ở khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình.
Phó Cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính – tư pháp (Bộ Công an), Đại tá Trần Thế Quân: Lợi bất cập hại
Khi sửa đổi Bộ luật Hình sự trước đây cũng có ý kiến như vậy nhưng đã không được chấp nhận. Tình hình thực tế hiện nay cũng không nên chấp nhận quy định này. Mặc dù trong các đợt đặc xá có quy định khi người thụ án khắc phục tiền, tài sản được coi là những điều kiện xem xét đặc xá, nhưng chuyện này nó khác hoàn toàn với việc quy đổi nộp tiền để thoát án tử hình, đặc biệt là với tội phạm tham nhũng.
Nếu đưa quy định này vào luật có thể tạo ra tâm lý cứ tham nhũng nhưng dành một phần tiền chuẩn bị nộp khắc phục hậu quả theo lối “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Đó là chưa kể thực tế phát hiện và chứng minh được hành vi tham nhũng không hề đơn giản. Có khi đối tượng đã vi phạm nhiều lần may ra mới phát hiện được một. Ngoài ra, nó còn tạo ra sự nghi ngại trong dư luận xã hội về tính bình đẳng trước pháp luật. Với tội phạm tham nhũng, không thể lấy mục tiêu kinh tế để đánh đổi yêu cầu về tính răn đe. Quy định này hoàn toàn lợi bất cập hại.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: Chưa nên, ít nhất là thời điểm hiện nay
Nếu quy định cứ nộp lại 1/2 số tiền, tài sản đã tham nhũng là có thể thoát khỏi sự trừng phạt cao nhất của pháp luật là tử hình thì hoàn toàn không nên, ít nhất là thời điểm này. Vì tình trạng tham nhũng trên thực tế vẫn còn rất lớn, diễn biến rất phức tạp và có thể nói mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này nhưng nhiều năm qua tham nhũng vẫn chưa được kiểm soát.
Hơn nữa, nhiều vụ tham nhũng có giá trị rất lớn, số 1/2 còn lại cũng là rất lớn mà việc thu hồi tiếp cũng không phải dễ dàng. Các đối tượng tham nhũng thường chuyển tiền, tài sản tham nhũng được cho người thân đứng tên hay tẩu tán nên việc thu hồi được là khó khăn. Mặt khác, lâu nay dư luận vẫn phàn nàn rằng hình phạt hành vi tham nhũng còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe khiến tham nhũng không giảm như mong muốn. Nếu lần này sửa luật lại theo hướng giảm hình phạt thì dường như chúng ta đi ngược lại với yêu cầu nghiêm trị tội phạm tham nhũng.
Theo Ngân Hà
Theo_VOV
3 kịch bản Trung Quốc lựa chọn tranh chấp Biển Đông trước tòa quốc tế
Có vẻ luật pháp quốc tế là con đường có lợi cho các quốc gia láng giềng trong việc giải quyết leo thang căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc. Câu hỏi đang được đặt ra: Bắc Kinh sẽ phải trả giá gì?
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận định: Dù Trung Quốc không chấp nhận tham gia vụ kiện nhưng nếu càng nhiều nước ủng hộ Philippines đưa vụ việc ra Toà án trọng tài quốc tế La Haye thì càng có nhiều khả năng Trung Quốc ít nhất phải tính đến cái giá về uy tín quốc tế, mà họ phải trả trong những vụ việc như thế.
"Với con đường pháp lý, nếu Trung Quốc từ chối tham gia, nước này sẽ đánh mất uy tín trên trường quốc tế - một điều khá quan trọng khi Trung Quốc vốn là nước coi trọng thể diện", bà Bonnie Glaser nói.
Yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bị Philippines đưa ra Tòa án trọng tài quốc tế La Haye.
Trở lại với cuộc chiến pháp lý của Philippines với Trung Quốc tại Tòa án trọng tài quốc tế La Haye. Theo thông báo mới nhất từ tòa án này, sau khi xem xét quan điểm của các bên, tòa án trọng tài sẽ quyết định quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng bao gồm lên kế hoạch cho các hoạt động đệ trình văn bản và điều trần ở một thời điểm thích hợp sau đó.
Trong vòng vài năm nữa, Tòa án trọng tài quốc tế sẽ đưa ra phán quyết về trường hợp của Philippines. Nếu tòa án thấy cái gọi là " đường 9 đoạn" của Trung Quốc là hợp pháp, các quốc gia láng giềng coi như thất bại với con đường giải quyết tranh chấp phi bạo lực. Trong trường hợp tòa phán quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là trái phép, một phần hoặc hoàn toàn, nước này vẫn có thể lựa chọn một trong những cách phản ứng bao gồm: Thứ nhất là chấp nhận phán quyết và giảm bớt phạm vi tuyên bố chủ quyền; thứ hai là phớt lờ phán xét của tòa và cuối cùng là cam kết xem xét tuân thủ phán quyết.
Bà Bonnie Glaser phân tích: "Chấp nhận phán quyết và giảm bớt phạm vi tuyên bố chủ quyền: Mặc dù khả năng này có thể hơi lạc quan quá". Tuy nhiên, luật sư Paul Reichler - được Philippines thuê theo vụ kiện - nói: "Các quyết định và phán quyết của các tòa án và trọng tài quốc tế được tuân thủ ở mức 95%, kể cả các cường quốc như Mỹ".
Cần giải quyết ổn thỏa tranh chấp nội bộ ASEAN ở Biển Đông
Trong trường hợp phớt lờ phán xét của tòa, theo bà Bonnie Glaser, đây là khả năng dễ xảy ra nhất. Việc Mỹ không ký Công ước Luật biển có thể tạo ra tiền lệ cho Trung Quốc trong việc phớt lờ luật pháp quốc tế.
Giáo sư Eric Posner của Đại học luật Chicago cũng kết luận: "Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện và sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết nào không có lợi cho nước này. Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Các thẩm phán không thể buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông và họ chỉ có thể làm như vậy nếu kéo các hòn đảo ra khỏi vùng biển này".
Hiện, theo tìm hiểu, việc phớt lờ luật pháp trong các tranh chấp quốc tế là phương án rất được các nước lớn sử dụng. Nhà triết học thế kỷ 16 Anacharsis từng than vãn rằng luật pháp "chỉ như những mạng nhện mà kẻ mạnh sẽ có thể đâm thủng nếu muốn. Vì thế, giống như con ruồi, kẻ nghèo sẽ mắc kẹt trong chiếc mạng nhện này, còn kẻ giàu giống như con ong bắp cày sẽ trốn thoát và bay đi".
Về cam kết xem xét tuân thủ phán quyết, bà Bonnie Glaser nêu quan điểm: Trung Quốc sẽ phớt lờ, chứ không bác bỏ phán quyết của tòa. Vấn đề khiến khả năng này khó xảy ra là Trung Quốc sẽ cho rằng, việc cam kết xem xét tuân thủ phán quyết của tòa án sẽ giúp củng cố vị thế luật pháp và ngoại giao cho các nước đối thủ. Các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc sẽ cho rằng, đây là bước đi nhượng bộ của Bắc Kinh và nước này thừa nhận rằng "đường 9 đoạn" là phi pháp.
Các biện pháp pháp lý nếu không sử dụng không ngoan sẽ khiến Trung Quốc mất mặt và có thể làm căng thẳng leo thang.
Được biết, Tòa án trọng tài quốc tế La Haye hôm qua (4/6) yêu cầu Trung Quốc gửi các lập luận và bằng chứng cho yêu sách "đường 9 đoạn" với thời hạn chót là tháng 12/2014 bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia tòa án trọng tài quốc tế từ năm 2013. Nếu Trung Quốc từ chối hoặc không đưa ra được những bằng chứng pháp lý thỏa đáng, nước này sẽ lộ rõ sự đuối lý của nước này trong các yêu sách về chủ quyền.
Tuy nhiên, thách thức Trung Quốc tại tòa và rộng hơn tại tòa án của dư luận toàn cầu - có thể càng khiến Bắc Kinh "thẹn quá hóa giận" và có các hành động leo thang.
Nếu tòa án thấy bản đồ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là phi pháp, một phần hoặc hoàn toàn và Trung Quốc phớt lờ phán quyết của tòa án thì mối quan hệ giữa nước này và các quốc gia láng giềng sẽ càng lạnh nhạt.
Trung Quốc cảnh báo Nhật, Mỹ "đứng ngoài" tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc "ngó lơ" luật pháp quốc tế Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 13 diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các quốc gia láng giềng của Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng con đường luật pháp quốc tế. "Nhật Bản ủng hộ luật pháp. Châu Á ủng hộ luật pháp. Vì một hệ thống luật pháp cho tất cả chúng ta", ông Abe nói trong bài phát biểu của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới tham dự Shangri-la 13 cũng khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế. Theo ông, phép thử quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là "liệu các quốc gia có quyết định giải quyết các cuộc tranh chấp thông qua con đường ngoại giao và tuân thủ các luật lệ và thông lệ quốc tế hay sẽ khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình bằng con đường dọa nạt và cưỡng chế".
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật phát biểu tại Shangri-La đều lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Ông Hagel hứa rằng Mỹ sẽ "ủng hộ nỗ lực của các quốc gia nhằm làm giảm căng thẳng và giải quyết các cuộc tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Tuyên bố trên của các ông Abe và Hagel được đưa trong bối cảnh Philippines quyết định chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng cách đưa vụ việc ra Tòa án Quốc tế La Haye. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang xem xét khả năng tìm đến luật pháp quốc tế sau khi "đã sử dụng tất cả các kênh đối thoại" với Trung Quốc.
Việc Mỹ và các đồng minh ngày càng nhấn mạnh vấn đề luật pháp quốc tế phản ánh một thực tế ngày càng trở nên rõ nét: Trung Quốc sẽ chỉ tập trung giải quyết các cuộc tranh chấp hàng hải theo cách thức mà nước này muốn.
Với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc sẽ không vội vàng tìm đến con đường luật pháp quốc tế. Thay vào đó, nước này sẽ thực thi chiến lược "gặm nhấm Biển Đông" - tạo ra những thay đổi nhỏ và dần dần theo thời gian sẽ tạo thay đổi lớn về hiện trạng vùng biển này.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thu lợi từ sự chia rẽ giữa các quốc gia láng giềng. Nỗi đau lịch sử tiếp tục khiến mối quan hệ Nhật - Hàn lạnh nhạt trong khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á "bị phân chia giữa một bên là các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc và bên kia là các quốc gia không có tranh chấp với Bắc Kinh".
Theo Kiến thức