Nộp phạt vi phạm giao thông muộn sẽ bị tính lãi như thế nào?
Từ hôm nay (5/5), cứ mỗi ngày chậm nộp phạt vi phạm giao thông, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Bạn đọc Phạm Văn Đông (ở Hải Dương) hỏi: Tháng trước, tôi nhận được quyết định xử phạt vi phạm giao thông với lỗi vượt đèn đỏ khi điều khiển xe máy nhưng quên không đi nộp phạt ngay.
“Xin hỏi, đến nay tôi đi nộp phạt thì có bị tăng tiền nộp phạt theo kiểu tính lãi không?”, bạn Đông hỏi.
Từ hôm nay (5/5), người vi phạm giao thông nộp phạt muộn bị tính lãi theo ngày
Trả lời bạn đọc, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật) cho biết, khoản 1 Điều 5, Thông tư 18/2023/TT-BTC ngày 21/3/2023 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ hôm nay (5/5/2023) quy định quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Video đang HOT
“Theo Thông tư 18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp”, luật sư Bình thông tin.
Theo ông Bình, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước.
Về cách xác định thời gian để tính tiền chậm nộp phạt, Thông tư nêu rõ, trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền chậm nộp phạt là sau 10 ngày hoặc sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.
Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền chậm nộp phạt là sau 10 ngày (gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) hoặc sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không có xác nhận ngày nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ, nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt tính từ ngày ra quyết định xử phạt là sau 12 ngày.
Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật)
Với các trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để Kho bạc Nhà nước tính tiền chậm nộp phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền chậm nộp phạt, thì cơ quan có thẩm quyền thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; đồng thời, vẫn tính tiền chậm nộp phạt và ghi rõ trên chứng từ thu, nộp tiền phạt.
“Thông tư 18/2023/TT-BTC cũng quy định, không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần”, luật sư Bình thông tin.
Người đàn ông bị ngã xe máy, chân mắc kẹt, ôm thành cầu chờ hỗ trợ
Các chiến sĩ CSGT Công an H.Hoài Ân (Bình Định) vừa cứu người đàn ông tự ngã mô tô, chân mắc kẹt trong xe, tay ôm thành cầu chờ giúp đỡ.
Ngày 24.4, Công an H.Hoài Ân (Bình Định) xác nhận lực lượng CSGT huyện đã cứu một người đàn ông bị ngã xe máy, bám vào thành cầu Mỹ Thành (thôn Mỹ Thành, xã Ân Mỹ, H.Hoài Ân).
Cụ thể, khoảng 20 giờ 20 phút ngày 23.4, tổ tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Công an H.Hoài Ân do đại úy Trần Minh Thông làm tổ trưởng trên đường làm nhiệm vụ, khi đến giữa cầu Mỹ Thành thì phát hiện mô tô BS 82K4-1312 ngã bên thành cầu.
Nghi ngờ có người bị nạn, các chiến sĩ CSGT dừng lại kiểm tra thì phát hiện bên dưới có một người đàn ông cần giúp đỡ. Chân người đàn ông mắc kẹt giữa chiếc xe máy bị ngã và thành cầu, tay ôm thành cầu chờ hỗ trợ. Bên dưới cầu là dòng sông, nước sâu nguy hiểm.
Người đàn ông mắc kẹt bên dưới thành cầu chờ hỗ trợ. Ảnh CẮT TỪ CLIP
Đại úy Trần Minh Thông nhanh chóng triển khai công tác cứu nạn, phân công cán bộ dùng dây thừng thả xuống, đồng thời hướng dẫn người đàn ông bám lấy dây thừng để không rơi xuống sông.
Sau đó, các chiến sĩ CSGT đã kêu gọi người đi đường cùng hỗ trợ kéo người đàn ông này lên bờ.
Khi được kéo lên bờ, người đàn ông này cho biết tên là N.Đ.S (48 tuổi, ở thôn Vĩnh Đức, xã Ân Tín, H.Hoài Ân). Ông S. đi mô tô rồi tự ngã tại cầu Mỹ Thành.
Lý do nam thanh niên quỳ gối trước CSGT lan truyền trên mạng Do sợ lực lượng CSGT giữ xe vì không có giấy phép lái xe, một nam thanh niên ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk đã quỳ gối mong bỏ qua vi phạm. Chiều 13-4, Công an huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), cho biết Đội CSGT - Trật tự của huyện đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi...