Nộp phạt thẳng cho CSGT: Áp dụng trong trường hợp nào?
Để làm rõ hơn đề xuất về việc người vi phạm giao thông nộp phạt trực tiếp cho Cảnh sát giao thông (CSGT), Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi nhanh với Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên – Cục trưởng Cục CSGT đường bộ – đường sắt…
Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định các cá nhân, tổ chức nộp phạt trực tiếp cho CSGT đúng không, thưa ông?
Đề xuất như vậy nhưng việc này vẫn đang lấy ý kiến các địa phương và chưa được duyệt, chưa quyết.
Bộ Công an đưa ra đề xuất CSGT sẽ thu tiền phạt trên đường
Ông nghĩ sao khi n hiều người cho rằng quy định như vậy là một ưu ái khi “trao quyền” thu tiền cho CSGT và có thể tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực?
Nói như vậy là đang hiểu không đúng về quy định này, bởi việc nộp phạt được thực hiện theo Luật xử phạt vi phạm hành chính và có quy định theo thẩm quyền cụ thể. Việc nộp này có quy định theo mức phạt và địa bàn.
Ví dụ: Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên đường, quyền bắt lỗi vi phạm giao thông trực tiếp và ra quyết định xử phạt tại chỗ, thu tiền ở mức tiền 500.000 đồng, thẩm quyền của họ đến đâu thì họ có quyền phạt đến đó chứ không phải là số tiền dăm ba triệu bị phạt đều nộp cho CSGT.
Ông có thể giải thích rõ hơn về dự thảo quy định này?
Nộp phạt trực tiếp cho CSGT chỉ áp dụng ở những nơi xa xôi hẻo lánh, biên giới, đối với người dân không có điều kiện đi nộp và ngoài giờ hành chính kho bạc không làm việc. Khi đó, CSGT có quyền lập biên bản và ra quyết định xử phạt và thu tiền tại chỗ.
Tuy nhiên, với việc nộp phạt vi phạm này người dân có 2 lựa chọn là nộp về kho bạc hoặc nộp trực tiếp cho CSGT, tức là nếu không muốn nộp cho CSGT thì người dân có thể mang tiền đến kho bạc nộp như bình thường.
Video đang HOT
Nhưng nếu người dân không đồng tình với việc nộp phạt trực tiếp cho CSGT vì lo ngại vấn đề tiêu cực thì sao, thưa ông?
Quy định việc này là nhằm giảm các thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đỡ phải đi lại nhiều, vì dân là chính chứ không phải tạo điều kiện gì cho CSGT. Thậm chí, nếu quy định được thông qua còn là tạo thêm việc cho CSGT, CSGT thu tiền phạt rồi hàng tuần lại phải mang đến kho bạc nộp còn phiền hà hơn nhiều.
Chúng tôi mong nhận được sự đồng thuận của nhân dân, nhưng nếu nhân dân không đồng tình thì chúng tôi sẽ không thu, không thực hiện.
Được biết C67 đã nhiều lần đề xuất quy định nộp phạt trực tiếp cho CSGT?
Đúng vậy, chúng tôi đã đề xuất nhiều lần nhưng chưa được đồng ý.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Những trường hợp có thể áp dụng nộp phạt trực tiếp cho CSGT
Điều 4. Thủ tục xử phạt Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III phần thứ II Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó cần lưu ý:
1. Trường hợp hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức (mức tối đa của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó), xảy ra ở trên tàu khi đoàn tàu đã rời ga; ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc xảy ra ngoài giờ hành chính thì sau khi yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; nếu hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh, thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, thì được ra ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
3. Việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. (Trích Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.)
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cấm tiếp viên mặc hở hang ngồi trước quán ở Sài Gòn
Cả hai dự thảo nhằm tăng cường quản lý những ngành nghề nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn xã hội ở TP.HCM do các sở ngành liên quan đệ trình vừa bị Sở Tư pháp "ách lại".
Theo Sở Tư pháp, những kiến nghị, giải pháp do các sở ngành liên quan đề xuất không phù hợp quy định và sẽ "bế tắc" khi thực hiện.
Muốn mở dịch vụ: Phải xin chủ tịch quận?
Dự thảo thứ nhất do Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện, đưa ra hai đề xuất và đều không được thông qua vì phát sinh thủ tục hành chính không có trong quy định.
Cụ thể, theo Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, khách sạn, quán rượu, khám chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền, cắt tóc gội đầu, tổ chức biểu diễn nghệ thuật... được liệt vào nhóm "ngành nghề nhạy cảm, dễ biến tướng tinh vi, dễ phát sinh tệ nạn xã hội".
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, khi cơ quan chức năng xử phạt hành chính thì các cơ sở vi phạm đã thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc thành lập cơ sở kinh doanh khác nhằm tránh phải đóng phạt, hoặc bị xử lý nặng hơn. Không ít cơ sở bị đình chỉ nhiều lần vẫn ngang nhiên hoạt động với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới ngay tại địa điểm vi phạm.
Yêu cầu khi thành lập mới cơ sở karaoke phải nộp văn bản chấp thuận của chủ tịchUBND quận, huyện nơi đặt trụ sở không có trong các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
Từ thực tế trên, Sở Kế hoạch và đầu tư kiến nghị: Doanh nghiệp phải chấp hành xong quyết định xử phạt trước khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc giải thể; đồng thời phải chứng minh trước cơ quan chức năng về việc này thì mới được giải quyết hồ sơ.
Đề xuất thứ hai là khi thành lập mới doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề trên, cơ sở phải nộp thêm văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận của chủ tịch UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở cho cơ quan cấp phép. Việc thay đổi trụ sở cũng phải có ý kiến chấp thuận của chủ tịch UBND quận, huyện nơi dời đến.
Tuy nhiên, Sở Tư pháp cho rằng những yêu cầu trên không có trong các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ khi giải thể doanh nghiệp không có giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính. Luật này cũng không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận của chủ tịch UBND quận, huyện khi thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Do đó, hai kiến nghị của Sở Kế hoạch và đầu tư được xem là "không có trong quy định hiện hành".
Sở Tư pháp đề nghị thay bằng giải pháp: Chỉ đạo UBND quận, huyện xây dựng quy hoạch các ngành nghề kinh doanh karaoke, vũ trường, xoa bóp giai đoạn 2012 - 2020. Theo đó, kiên quyết không cấp phép đối với cơ sở ngoài quy hoạch được duyệt.
Cấm tiếp viên mặc hở hang ngồi trước quán
So với dự thảo của Sở Kế hoạch và đầu tư, những đề xuất của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội còn "độc chiêu" hơn. Dự thảo "Tiêu chí xác định cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn TP" của sở này đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết khá lạ.
Ví dụ, cần phải cảnh giác với những cơ sở "bố trí người cảnh giới, đóng cửa tắt đèn khi khách đang ăn uống"..., hay với các cơ sở y học cổ truyền day ấn huyệt, xoa bóp, spa "tổ chức cho nhân viên nam massage cho nữ, nữ massage cho nam có dấu hiệu không lành mạnh".
Đối với cơ sở karaoke, phòng thu âm là "sử dụng hai nhân viên nữ trở lên phục vụ cho khách ăn uống tại phòng". Cơ sở cạo gió, giác hơi là "sử dụng tiếp viên nữ mặc hở hang ngồi trước cửa quán mời chào khách"...
Thẩm định dự thảo này, Sở Tư pháp cho hay các hành vi kể trên thì một số đã được quy định là vi phạm và bị xử phạt. Còn một số khác đã bị định danh sai. Chẳng hạn, nếu không có chức năng mà thực hiện thì phạt vì kinh doanh trái phép chứ không phải là "tiêu chí". Đặc biệt, một số tiêu chí "không có cơ sở pháp lý, không rõ ràng" như cơ sở karaoke sử dụng hai nhân viên nữ phục vụ khách trong phòng bởi "một nhân viên nữ cũng có thể hoạt động mại dâm"; hoặc tiêu chí "sử dụng tiếp viên nữ mặc hở hang ngồi trước cửa", "nhiều chậu kiểng trước cửa, cửa khép hờ" cũng khó có thể xác định được.
Từ các căn cứ đó, Sở Tư pháp không đồng ý thông qua dự thảo trên. Việc này được UBND TP đồng tình.
Theo PL HCM
Ga Sài Gòn thảnh thơi trong ngày đầu bán vé tàu Tết Trái với cảnh chầu chực cả đêm để lấy số thứ tự và chờ mua vé tàu Tết như mọi năm, trong ngày đầu bán vé tàu tết năm nay, cảnh mua vé ở ga Sài Gòn thảnh thơi cho cả người bán lẫn người mua. Đúng 7h ngày 10/10, ga Sài Gòn đã chính thức mở 8 cửa bán vé tàu Tết...