(NÓNG) Vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Bắt tạm giam thêm một nữ phó trưởng phòng Sở GD-ĐT
VKSND tối cao đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Diệp Thị Hồng Liên.
Phó Trưởng phòng khảo thí & Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Hòa Bình, Phó Trưởng Ban chấm thi, phụ trách chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 – Bộ luật Hình sự.
Mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Hòa Bình, ngày 13/5/2019, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Diệp Thị Hồng Liên, Phó Trưởng phòng khảo thí & Quản lý chất lượng, Phó Trưởng Ban chấm thi, phụ trách chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 – Bộ luật Hình sự.
Bị can Diệp Thị Hồng Liên (ảnh nhỏ)
Kết quả điều tra xác định, bị can Diệp Thị Hồng Liên (SN 1974; trú tại số 28, tổ 10, đường Ngô Sỹ Liên, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thực hiện công vụ.
Video đang HOT
Bị can Liên lợi dụng đã trực tiếp can thiệp và chỉ đạo các Tổ trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn nâng điểm thi trái Quy chế thi Trung học phổ thông Quốc gia, làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình.
Ngày 14/5, sau khi được VKSND tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Diệp Thị Hồng Liên.
Theo baovephapluat
Bố mẹ của các thí sinh được nâng điểm nên bị xử lý thế nào?
Dư luận đang đặt vấn đề những người là bố mẹ, phụ huynh của các học sinh được nâng điểm nên bị xử lý như thế nào?
Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang là các địa phương "điểm nóng" về tình trạng gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018. Đồ họa: Nguyễn Tường
Chiều 22/4, đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, nhiều cử tri bày tỏ bức xúc trước sự việc các thí sinh là con của các quan chức được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Liên đến vụ việc gian lận điểm thi tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Cơ quan điều tra các địa phương đã khởi tố 16 bị can về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự. Cụ thể tại Sơn La, đã khởi tố 8 bị can, trong đó có 6 cán bộ thuộc ngành Giáo dục; 2 cán bộ thuộc Công an tỉnh; tại Hòa Bình khởi tố 3 cán bộ thuộc ngành Giáo dục và tại Hà Giang, khởi tố 5 cán bộ ngành Giáo dục và 1 cán bộ ngành Công an.
Đại biểu Đỗ Mạnh Chiến (trú phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) cho rằng, nhưng sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang là rất nghiêm trọng. Là kỳ thi có những tiêu cực đình đám nhất từ trước tới giờ. Việc gian lận thi cử được thực hiện bằng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trắng trợn...
"Dư luận rất bức xúc khi các thí sinh được nâng điểm đều là con cháu của những người có chức, có quyền, lắm tiền nhiều của. Trong đó, nhiều thí sinh là con cháu của cán bộ ngành giáo dục", ông Chiến nói.
Đại biểu này cũng đề nghị cách hết tất cả chức vụ đảng và chính quyền của người tham gia chạy điểm, hủy kết quả của tất cả các thí sinh được chạy điểm, kể cả các thí sinh có số điểm chấm thẩm định không thay đổi với điểm ban đầu. Đồng thời, đề nghị công khai danh tính những người có tiêu cực trong kỳ thi trên.
Nói về vấn đề này, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan điều tra tập trung làm hết sức cương quyết. Đối với học sinh, cũng đã nêu rõ ba địa phương (Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang - PV) có bao nhiêu trường hợp được nâng điểm. Và những trường hợp này sau khi chấm thẩm định không đủ điểm thì đều bị trả lại.
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa thông tin đến cử tri vụ gian lận điểm thi
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng chia sẻ thêm, việc giải quyết cho công bằng đối với các thí sinh thi thật bị trượt do thiếu điểm là vấn đề không thể giải quyết ngay được. Nhưng qua đây cũng rút kinh nghiệm, không để xảy ra kỳ thi tương tự.
"Các ĐBQH cũng nêu vấn đề phải xử lý nghiêm đối với những người trực tiếp trong hội đồng thi liên quan đến việc nâng điểm. Và thậm chí người ta đang đặt vấn đề là những người là bố mẹ, phụ huynh của các học sinh đó (học sinh được nâng điểm - PV) nên bị xử lý như thế nào?", Bí thư Nghĩa nói.
Trước đó, cơ quan chức năng xác định qua kỳ thi THPT quốc gia 2018 có sự gian lận điểm thi, đặc biệt tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang. Trong đó, riêng Hà Giang, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có điểm đã công bố chênh lệch từ 1,0 - 8,75 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt, có những thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm.
Tại Sơn La có 44 thí sinh với 95 bài thi trắc nghiệm và 2 bài thi Ngữ văn có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Tại tỉnh Hòa Bình cũng đã công bố kết luận điều tra và danh sách các thí sinh gian lận điểm thi. Cụ thể, có 64 thí sinh đã được can thiệp thay đổi điểm thi, môn được nâng điểm cao nhất là 9,25 điểm.
Ngọc Vũ - Vĩnh Nhân
Theo baogiaothong
Gian lận thi ở Hòa Bình: Hé lộ 1 thí sinh được nâng điểm Sau khi khi cập nhật điểm thật của 64 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, có 1 thí sinh không đủ điều kiện tốt nghiệp. Trưa 19.3, trả lời báo chí, ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, sau khi cập nhật điểm thật của 64 thí sinh được nâng điểm...