Nông trường Sông Hậu “lột xác” nhờ dự án nuôi bò sữa 4.000 tỷ đồng
Vinamilk sẽ hợp tác cùng Nông trường sông Hậu ở TP.Cần Thơ quy hoạch 6.000ha để làm trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao với tổng quy mô lên đến 22.000 con và tổng vốn đầu tư là khoảng 4.000 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết thoả thuận với UBND TP.Cần Thơ trong việc đầu tư dự án vào địa phương này. Theo thoả thuận trên, Vinamilk sẽ hợp tác cùng Nông trường sông Hậu (NTSH) quy hoạch 6.000ha để làm trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao với tổng quy mô lên đến 22.000 con và tổng vốn đầu tư là khoảng 4.000 tỷ đồng.
Người dân tham gia sản xuất trong NTSH
Theo phía nhà đầu tư, đây là một dự án phát triển nông nghiệp khổng lồ, theo hướng Organic hữu cơ, thân thiện với môi trường. Với mô hình trang trại này, kết hợp với nhà máy chế biến và hệ thống phân phối sẵn có của Vinamilk tại TP.Cần Thơ, toàn bộ chuối sản xuất sẽ được khép kín với chất lượng quốc tế và giá cả cạnh tranh hợp lý.
Khi dự án triển khai và đi vào hoạt động, sẽ có thêm sự ra đời của hàng trăm trang trại tư nhân của bà con nông dân cùng tham gia vào trong chuỗi giá trị. Dự án khổng lồ này được kỳ vọng là sẽ có hiệu ứng lan tỏa khắp trong khu vực để hình thành một ngành nghề mới là ngành chăn nuôi bò sữa và canh tác thức ăn cho gia súc mà đầu ra được bao tiêu với giá cả ổn định, bền vững.
Video đang HOT
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư TP.Cần Thơ được tổ chức vào hôm qua (10.8), ông Trịnh Quốc Dũng – Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên liệu của Vinamilk kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ xem xét cho TP.Cần Thơ chuyển đổi NTSH thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Từ đó, NTSH có thể cùng Vinamilk thực hiện chuyển đổi, tái cơ cấu đúng quy định và nhanh chóng đi vào hoạt động theo mô hình mới, chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn.
Liên quan đến vấn đề này, chiều qua (10.10), trong buổi làm việc với Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.Cần Thơ đã đề xuất tái cơ cấu lại NTSH bằng cách thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên với phần góp vốn của Vinamilk vào NTSH.
Theo phóng viên tìm hiểu, NTSH được thành lập năm 1979 từ vùng đất hoang hóa ngập nước và nhanh chóng huy động các nguồn lực để khai hoang, tổ chức sản xuất ở nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp.
Đồng thời, nơi đây cũng huy động các nguồn vốn vay, vốn tích lũy để xây dựng hạ tầng trên tổng diện tích gần 7.000ha (diện tích lớn nhất so với các nông trường khác trong cả nước). Đến năm 1992, NTSH thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, cạnh tranh khắc nghiệt, nông trường này gặp nhiều khó khăn, nợ ngân hàng ngày càng lớn khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ nhiều năm liền. Trước đó, Dân Việt đã có nhiều tin, bài phản ánh về tình trạng khó khăn trên của NTSH.
Theo Danviet
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để là chỗ dựa tin cậy của ND
Tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân (ND) tỉnh Hậu Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý khẳng định, trong nhiệm kỳ qua (2013-2018), mặc dù tình hình nông nghiệp, nông thôn, nông dân gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng các cấp Hội ND tỉnh Hậu Giang đã thực hiện thắng lợi nghị quyết đã đề ra.
Cụ thể, công tác tuyên truyền luôn được chú trọng, có nhiều đổi mới về nội dung, đa dạng và phong phú về hình thức phù hợp với nông dân theo nhiều lĩnh vực. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội có nhiều chuyển biến, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được trên 26.800 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 110.000, chiếm 80,1% trong tổng số hộ nông nghiệp.
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý phát biểu chỉ đạo tại đại hội. Ảnh: H.X
Các phong trào thi đua sản xuất của nông dân có sự chuyển biến và có sức lan toả. Hàng năm thu hút trên 89.000 hộ đăng ký tham gia với hơn 47.000 hộ đạt danh hiệu ND sản xuất giỏi. Từ đó, giúp địa phương có được 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,63%. Hội ND tỉnh Hậu Giang nhiều năm liền được bình chọn là đơn vị dẫn đầu khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cũng lưu ý, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Hội và phong trào ND tỉnh Hậu Giang cũng còn khuyết điểm, hạn chế, đề nghị các cấp Hội cần sớm có biện pháp khắc phục. Trong nhiệm kỳ tới, Hội ND tỉnh Hậu Giang lưu ý cần thực hiện một số vấn đề.
Một là cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền ở các cấp Hội sao cho phù hợp nhất. Cung cấp kịp thời chp ND các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Hai là thực hiện tốt Nghị quyết T.Ư 6, T.Ư 7 (khoá XII) của Đảng. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn mà hiệu quả. Đồng thời, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Ba là tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội ND là trung tâm, nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND.
Bốn là làm tốt vai trò cầu nối giữa ND với chính quyền, nâng cao vai trò giám sát, phản biện. Kịp thời phát hiện những hành vi tiêu cực, xâm phạm quyền lợi của dân và đại diện cho ND trong việc đàm phán, xử lý nhanh tranh chấp nếu có.
Năm là Hội phải phải bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Mỗi thành viên trong Ban chấp hành phải chủ động, sáng tạo, tâm quyết trong công việc, kịp thời nắm bắt tình hình, khó khăn bức xúc của nông dân và có biện pháp tháo gỡ.
Theo Danviet
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về "tam nông" Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa có buổi làm việc với Bộ NNPTNT triển khai công tác tổng kết và báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết. Làn gió mới từ nghị quyết tam nông Sáng ngày 2.8.2018, Ban...