Nóng trong tuần: Lệnh ngừng bắn ngắn ngủi ở Gaza; COP28 chính thức khai mạc
Hội nghị COP28, diễn biến xung đột Israel-Hamas, Ấn Độ giải cứu thành công 41 công nhân mắc kẹt, cuộc đua vệ tinh trinh sát tại Triều Tiên là những sự kiện gây chú ý dư luận thế giới trong tuần vừa qua.
COP28 khởi động với hàng loạt nỗ lực
Các đại biểu chụp ảnh chung tại phiên khai mạc COP28 tại Dubai, UAE ngày 30/11. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã khai mạc ngày 30/11 và dự kiến kéo dài đến ngày 12/12 tại thành phố Dubai (Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất – UAE). Chủ đều của COP28 là “Gắn kết – hành động – hiệu quả”. Sự kiện này được coi là cơ hội quan trọng để các chính phủ thúc đẩy hành động về biến đổi khí hậu.
Dự kiến, khoảng 70.000 người, trong đó có hơn 160 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, cùng lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức xã hội, môi trường, nhà khoa học cũng như thanh niên từ khắp nơi trên thế giới tham gia sự kiện này. Đây là con số kỷ lục so với mọi kỳ COP trước đây.
Tại lễ khai mạc ngày 30/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed Al Nahyan, Nhà vua Anh Charles III, Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu, kỳ vọng COP28 sẽ đưa ra được các hành động khí hậu tham vọng và quyết liệt hơn nữa trên cơ sở tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế.
Cùng ngày 30/11, COP28 chính thức khởi động quỹ bồi thường cho các quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Theo thỏa thuận, quỹ sẽ tạm thời được đặt tại Ngân hàng Thế giới (WB).
Ngày 1/12, tại COP28, hơn 130 quốc gia trên thế giới đã nhất trí đưa vấn đề lương thực, thực phẩm và nông nghiệp vào kế hoạch hành động khí hậu quốc gia. Cụ thể, tổng cộng 134 quốc gia sản xuất 70% lượng thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới đã ký tuyên bố chung nhấn mạnh ưu tiên phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm và nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trưa 1/12 (giờ địa phương), tại thành phố Dubai (UAE), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự lễ khai mạc và dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28. Chuyến công tác tham dự COP28, tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng, vừa khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu; khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực và quốc tế; vừa góp phần củng cố tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và UAE.
Ngừng bắn ngắn ngủi giữa Israel và Hamas, miền Nam Gaza cũng bị tấn công
Chuyển em nhỏ bị thương trong vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza ngày 1/12. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhưng ngày 1/12, Quân đội Israel (IDF) thông báo nối lại chiến dịch quân sự trên Dải Gaza. Thông báo này đã xóa tan mọi hy vọng lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas sẽ tiếp tục được gia hạn sau 7 ngày thực thi.
Video đang HOT
Theo các nhân chứng và giới chức y tế tại Gaza, khu vực Khan Younis và Rafah ở phía Nam đã hứng chịu các vụ ném bom dữ dội kể từ khi lệnh ngừng ngắn kết thúc. Tính đến tối cùng ngày, thống kê của giới chức y tế Gaza cho biết có ít nhất 184 người thiệt mạng, 589 người bị thương và hơn 20 ngôi nhà bị trúng đạn pháo. Khan Younis và Rafah là khu vực tập trung dân thường từ phía Bắc Gaza sơ tán kể từ sau khi xung đột bùng phát hôm 7/10.
Chính phủ Israel đã nhất trí chiến dịch ở miền Nam sẽ không giống như ở miền Bắc Gaza và quân đội Israel sẽ khoanh vùng những nơi mà dân thường không chịu tổn hại.
Thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên ở Gaza kể từ khi bùng phát xung đột đã được gia hạn 2 lần và kéo dài tổng cộng 7 ngày. Trong thời gian ngừng bắn, 80 con tin Israel đã được trả tự do để đổi lấy 240 tù nhân Palestine.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres bày tỏ tiếc nuối khi giao tranh tái diễn giữa Israel và lực lượng Hamas tại Dải Gaza ngày 1/12, đồng thời hy vọng hai bên thiết lập lại thỏa thuận ngừng bắn. Cùng ngày, Qatar – nước làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn vừa kết thúc – đã kêu gọi quốc tế hành động nhanh chóng để ngăn chặn bạo lực ở Dải Gaza.
Ấn Độ giải cứu thành công 41 công nhân
Các công nhân được giải cứu sau 17 ngày mắc kẹt trong đường hầm bị sập ở bang Uttarakhand, ngày 28/11. Ảnh: ANI/TTXVN
Ngày 28/11, đội tìm kiếm và cứu nạn Ấn Độ đã giải cứu được toàn bộ 41 công nhân mắc kẹt bên trong đoạn đường hầm cao tốc bị sập. Trong 17 ngày, giới chức Ấn Độ đã triển khai nhiều phương án giải cứu các nạn nhân, nhưng gặp khó khăn do điều kiện địa hình và thời tiết. Ngày 27/11, họ phải áp dụng phương pháp “đào hang chuột”, sử dụng máy khoan thủ công để tạo lối mở qua những mét đất đá cuối cùng tới nơi nhóm công nhân mắc kẹt.
Hầu hết công nhân bị mắc kẹt là lao động di cư. Khi sự cố xảy ra, họ đang thi công đường hầm Silkyara ở bang Uttarakhand, cách quê hương hàng trăm km. Việc xây dựng đường hầm này nằm trong dự án đường bộ Char Dham của chính phủ Ấn Độ nhằm cải thiện kết nối tới các đền thờ Hindu lớn nhất cả nước cũng như khu vực biên giới với Trung Quốc.
Ngay sau khi giải cứu thành công toàn bộ 41 công nhân, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đánh giá rằng đây là “tấm gương tuyệt vời về lòng nhân đạo, tinh thần đồng đội”.
Bệnh viêm phổi do virus gia tăng ở một số quốc gia trên 3 châu lục
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh cúm cho người dân tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Pause
Unmute
Loaded: 10.36%
Remaining Time -10:38
Ngày 26/11, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), ông Mễ Phong (Mi Feng) cho biết việc gia tăng liên tục các ca mắc bệnh đường hô hấp cấp tính gần đây ở nước này là do nhiều mầm bệnh đường hô hấp khác nhau gây ra.
Ông Mễ Phong xác nhận các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp gần đây chủ yếu là do virus cúm. Các trường hợp khác do rhovirus; vi khuẩn mycoplasma pneumoniae; virus hợp bào hô hấp (RSV) và adenovirus gây ra. Người phát ngôn của NHC cho biết thêm các trường hợp mắc bệnh ở trẻ em xuất hiện đặc biệt cao ở khu vực phía Bắc như Bắc Kinh và tỉnh Liêu Ninh.
Trong khi đó, kênh CNN (Mỹ) đưa tin Đan Mạch, Pháp và Hà Lan gần đây đều báo cáo tình trạng gia tăng các trường hợp viêm phổi ở trẻ em liên quan đến vi khuẩn mycoplasma pneumoniae. Số ca nhiễm tăng đột biến cũng đã được báo cáo ở bang Ohio (Mỹ). Không có dấu hiệu cho thấy số ca nhiễm mycoplasma gia tăng trên diện rộng hoặc rõ rệt ở những nơi khác ở Mỹ, nhưng vi khuẩn này có xu hướng gây ra các đợt bùng phát viêm phổi sau 1 đến 3 năm. Mỹ chưa có làn sóng nhiễm mycoplasma kể từ trước đại dịch COVID-19, và các chuyên gia nhận định sẽ không ngạc nhiên nếu có tình trạng gia tăng trong năm nay.
Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch (SSI) ngày 29/11 đã cảnh báo về tình trạng gia tăng đột biến của mycoplasma pneumoniae, một loại vi khuẩn gây viêm phổi. SSI cho biết tỷ lệ nhiễm mycoplasma pneumoniae ở Đan Mạch đủ cao để được coi là dịch bệnh. Tổng cộng có 541 trường hợp được báo cáo vào tuần trước, nhiều hơn gấp ba lần tổng số được ghi nhận vào tháng 10.
Các triệu chứng nhiễm mycoplasma bao gồm đau họng, mệt mỏi và ho ngày càng trầm trọng, có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Bệnh thường được điều trị bằng uống azithromycin kéo dài 5 ngày.
Cuộc đua vệ tinh trinh sát trên bán đảo Triều Tiên
Tên lửa đẩy Falcon 9 của Công ty vũ trụ SpaceX mang theo vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của Hàn Quốc rời bệ phóng tại Căn cứ Lực lượng vũ trụ Vanderberg ở bang California (Mỹ) ngày 1/12. Ảnh: AFP/TTXVN
Không lâu sau khi Triều Tiên công bố phóng vệ tinh trinh sát đầu tiên vào quỹ đạo, Hàn Quốc cũng có động thái tương tự.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo ngày 1/12 (theo giờ địa phương), vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của nước này đã được phóng thành công bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của công ty SpaceX từ Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Vanderberg ở bang California (Mỹ) và đi vào quỹ đạo.
Vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên do Hàn Quốc chế tạo trong nước sẽ hoạt động ở quỹ đạo cách Trái Đất 400-600 km. Vệ tinh này có thể phát hiện vật thể nhỏ tới 30 cm. Vụ phóng vệ tinh do thám của Hàn Quốc ban đầu được lên kế hoạch tiến hành hôm 30/11 nhưng đã bị trì hoãn 2 ngày do thời tiết xấu.
Trước đó, ngày 22/11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Cơ quan Công nghệ Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên (NATA) đã phóng thành công loại tên lửa đẩy mới có tên là Chollima-1 mang theo vệ tinh trinh sát Malligyong-1 từ Bãi phóng Vệ tinh Sohae ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan, lúc 22 giờ 42 phút hôm 21/11 (giờ địa phương).
Theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã xem ảnh Nhà Trắng và Lầu Năm Góc do vệ tinh nước này chụp. Bên cạnh đó, vệ tinh Triều Tiên còn chụp ảnh của căn cứ Không quân Norfolk và xưởng đóng tàu Newport News tại Virginia (Mỹ) cùng một sân bay tại tiểu bang này.
Hàn Quốc hoãn phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên
Theo hãng tin Yonhap, ngày 28/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo hoãn kế hoạch phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của nước này sang ngày 2/12 do thời tiết xấu.
Tên lửa SpaceX Falcon 9,1. Ảnh: AP-Yonhap
Trước đó, Hàn Quốc đã lên kế hoạch phóng vệ tinh quân sự trên bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của công ty vũ trụ SpaceX từ Căn cứ không quân Vandenberg tại California (Mỹ) vào ngày 30/11. Vụ phóng nằm trong dự án của Hàn Quốc nhằm đưa 5 vệ tinh trinh sát quân sự được chế tạo trong nước lên quỹ đạo vào cuối năm 2025.
Hiện Hàn Quốc chưa sở hữu vệ tinh quân sự nào của riêng nước này và phải dựa vào vệ tinh quân sự của Mỹ để giám sát những động thái từ bên ngoài. Theo ông Lee Choon Geun, nhà nghiên cứu danh dự tại Viện chính sách công nghệ và khoa học Hàn Quốc, việc sở hữu riêng vệ tinh trinh sát quân sự sẽ giúp đảm bảo một hệ thống giám sát độc lập để theo dõi mọi động thái từ bên ngoài.
Cùng ngày, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cũng cho biết nước này sẽ thúc đẩy việc sử dụng vệ tinh thương mại ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp để nâng cao năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang. Một dự án trị giá 39,8 tỷ won (30,6 triệu USD) đã được ký với Hanwha Systems Co. nhằm phát triển hệ thống liên lạc quân sự sử dụng vệ tinh thương mại của Hanwha hoạt động dưới độ cao 2.000 km.
Các động thái trên của Hàn Quốc diễn ra sau khi Triều Tiên hôm 21/11 thông báo đã phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên vào quỹ đạo.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo vệ tinh đã vào quỹ đạo và truyền hình ảnh về mặt đất. Tuy nhiên, các quan chức Hàn Quốc và giới phân tích nói rằng vẫn cần thêm thời gian để xác định năng lực của vệ tinh này.
COP28: Mỹ cam kết đóng góp 3 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh Ngày 2/12, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết, nước này cam kết đóng góp 3 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai (UAE), ngày 2/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...