“Nóng” tranh cãi những ai sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trước tiên
Một trong những câu hỏi “đau đầu” nhất mà các cơ quan y tế thế giới đang phải đối mặt đó là, ai sẽ là những người đầu tiên được tiêm vaccine phòng COVID-19?
AP đăng tải, các cơ quan y tế Mỹ đang hy vọng tới cuối tháng sau sẽ đưa ra được một đề xuất hướng dẫn cho việc phân phối những liều vaccine đầu tiên; tuy nhiên, đó chắc chắn sẽ là một quyết định rất khó khăn.
“Không phải tất cả mọi người đều thích câu trả lời”, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Francis Collins mới đây đã tuyên bố trước một nhóm cố vấn của chính phủ Mỹ. “Sẽ có nhiều người cảm thấy họ nên có tên trong danh sách đầu tiên”.
Về mặt truyền thống, những người đầu tiên được tiêm vaccine phải là các nhân viên y tế và những người dễ tổn thương nhất trước dịch bệnh.
Tuy nhiên, bác sỹ Collines lại nêu ra một số ý kiến bổ sung: Cân nhắc yếu tố địa lý và ưu tiên cho người dân ở những nơi dịch bệnh đang bùng phát nghiêm trọng nhất. Ngoài ra cũng không được quên lực lượng tình nguyện viên đã tham gia vào giai đoạn thử nghiệm cuối của vaccine.
“Chúng ta nợ họ… một ưu tiên đặc biệt nào đó”, ông Collins nói về những người cần thiết để có thể quyết định loại vaccine có thực sự hiệu quả hay không.
(ảnh minh họa: AP)
Nhiều phòng thí nghiệm trên toàn cầu đang chạy đua với thời gian nhằm tìm ra những mẫu vaccine an toàn và có tác dụng nhất trước virus corona mới. Các cuộc thử nghiệm mới bắt đầu tuần trước của Moderna Inc. và Pfizer Inc đòi hỏi tới 30.000 người tình nguyện cho mỗi công ty. Trong vài tháng tới, các công ty AstraZeneca, Johnson & Johnson và Novavax cũng sẽ phát đi kêu gọi tìm kiếm số tình nguyện viên tương tự. Ngoài ra chưa kể tới một số loại vaccine đang được nghiên cứu tại Trung Quốc và những nước khác cũng đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối.
Video đang HOT
Trong khi chính phủ Mỹ cam kết sẽ dự trữ hàng triệu liều vaccine, có một sự thật khắc nghiệt là, ngay cả nếu một loại vaccine được công nhận là an toàn và hiệu quả ra đời vào cuối năm 2020, sẽ vẫn không có đủ vaccine đáp ứng cho nhu cầu ngay lập tức – đặc biệt là khi phần lớn các loại vaccine đều đòi hỏi phải tiêm 2 liều.
Đây cũng là một thách thức mang tính toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đang “đau đầu” với câu hỏi “ai được tiêm vaccine trước” khi nỗ lực tìm cách đảm bảo sẽ phân phối vaccine tới các nước nghèo một cách công bằng nhất. Quyết định càng trở nên khó khăn hơn khi các nước giàu đã “chiếm lĩnh” thị trường cho liều vaccine đầu tiên.
Tại Mỹ, Ủy ban Cố vấn về Tiêm phòng – một nhóm thiết lập bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (CDC) Mỹ, là cơ quan sẽ đưa ra khuyến nghị những ai phải tiêm vaccine và khi nào. Phần lớn trường hợp, khuyến nghị này sẽ được chính phủ Mỹ làm theo.
Tuy nhiên, vaccine COVID-19 lại cực kì khó khăn đến nỗi, các chuyên gia vaccine và đạo đức học từ Học viện Y khoa Quốc gia Mỹ – một cơ quan tư vấn khác cho chính phủ do Quốc hội ủy nhiệm, cũng được yêu cầu tham gia ý kiến.
Để đặt ra các ưu tiên sẽ cần tới “ sáng tạo và ý thức đạo đức chung”, Bill Foege, người từng hoạch định chiến lược vaccine giúp diệt trừ bệnh đậu mùa trên toàn thế giới, cho hay. Hiện đang làm việc tại Học viện Y khoa, ông Foege gọi nhiệm vụ lần này là “cả cơ hội và gánh nặng”.
E ngại về những thông tin sai lệch và khả năng can thiệp chính trị, Giám đốc CDC Mỹ Robert Redfield nói, công chúng cần phải coi việc phân bổ vaccine là “công bằng, minh bạch và vô tư”.
Làm sao để quyết định được? Gợi ý mở màn của CDC: Đầu tiên tiêm vaccine cho 12 triệu nhân viên y tế, an ninh quốc gia và các ngành nghề thiết yếu nhất. Sau đó sẽ là 110 triệu người có nguy cơ cao trước COVID-19 – những người trên 65 tuổi sống ở các cơ sở chăm sóc lâu dài hoặc bất kỳ ai ở bất kỳ lứa tuổi nào đang có bệnh nền. Dân số đại chúng còn lại sẽ được tiêm vaccine sau đó.
Những cố vấn vaccine của CDC muốn biết ai thật sự là những người thiết yếu. “Tôi sẽ không coi mình là một nhân viên y tế quan trọng”, Tiến sỹ Peter Szilagyi, một bác sỹ nhi tại Đại học California, Los Angeles nói.
Trong thực tế, những nguy cơ mà các nhân viên y tế đang phải đối mặt cực kì khác biệt so với những ngày đầu của dịch bệnh. Giờ đây, các nhân viên y tế trong các cơ sở điều trị được bảo vệ tốt nhất có thể; những người khác có thể ở trong tình trạng nguy cơ cao hơn.
Bên ngoài lĩnh vực y tế, “thiết yếu” liệu có phải là những nhân viên làm việc tại nhà máy gia cầm hoặc giáo viên? Và điều gì sẽ xảy ra nếu vaccine không hiệu quả trong nhóm dân số dễ bị tổn thương như đối với những người trẻ tuổi và mạnh khỏe hơn? Đó là một nỗi lo lắng thực sự do hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi thường không phản ứng với vaccine cúm một cách tốt nhất. Ngoài ra, Tiến sỹ Henry Bernstein của mạng lưới chăm sóc y tế Northwell cho hay, có thể sẽ tốt hơn nếu tiêm vaccine toàn bộ gia đình thay vì chỉ tiêm một người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất…
Cho dù ai được tiêm trước, một chiến dịch tiêm vaccine diện rộng trong khi mọi người vẫn cần phải giữ khoảng cách xã hội – là một yêu cầu khó khăn. Trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009, các gia đình phải xếp hàng trong nhiều giờ để chờ đợi tới lượt tiêm và các cơ quan y tế chắc chắn không mong muốn điều này lặp lại trong dịch bệnh COVID-19.
Theo Tiến sỹ Nancy Messonier của CDC Mỹ, các điểm tiêm vaccine lái xe qua, phòng mạch tạm thời và những sáng kiến khác liên quan tới tiêm vaccine đều đã được thảo luận tới.
Ngay khi loại vaccine hiệu quả được công bố, “chúng tôi muốn có thể bắt đầu những chương trình này ngay ngày hôm sau”, bà Messonnier nói. “Đó vẫn là một con đường còn rất dài”.
Bị ông Obama chê cách xử lý COVID-19, Tổng thống Trump đáp trả gay gắt
Tổng thống Donald Trump đáp trả gay gắt trước những lời lẽ tấn công của cựu Tổng thống Barack Obama về cách chính quyền Mỹ xử lý đại dịch COVID-19.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố chính quyền Mỹ đã "đạt được những dấu ấn lớn" trong chống dịch COVID-19, đồng thời cho rằng phản ứng của cựu Tổng thống Barack Obama về sự bùng phát dịch cúm H1N1 năm 2009 là "một thảm họa" khi "không có manh mối" về nguồn gốc dịch bệnh.
Ông Trump cũng chỉ trích cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng viên sáng giá của Đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và gọi ông Joe Biden là "Joe buồn ngủ".
Cựụ Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Trump chỉ trích nhau về xử lý khủng hoảng COVID-19. (Ảnh: Sky)
"Chúng tôi đang đạt được những dấu ấn lớn trong việc xử lý đại dịch COVID-19, đặc biệt là việc nhanh chóng ban hành lệnh cấm đối với những người đến từ Trung Quốc - nguồn lây nhiễm, nhập cảnh vào Mỹ", Tổng thống Trump cho biết trên Twitter.
"Hãy so sánh điều đó với cách hành xử thảm họa của chính quyền ông Obama và "Joe buồn ngủ" về dịch cúm H1N1. Những điểm kém cỏi, các cuộc thăm dò tồi tệ vì không có manh mối nguồn gốc dịch bệnh", ông Trump cho hay.
Những đáp trả của ông Trump được đưa ra sau khi cựu Tổng thống Barack Obama chỉ trích gay gắt phản ứng của chính quyền Trump trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và mô tả đó là "một thảm họa hỗn loạn tuyệt đối".
Ông Obama khẳng định phản ứng trước đợt dịch bùng phát của chính quyền Trump là lời nhắc nhở về lý do vì sao cần có sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tổng thống Trump đáp trả gay gắt ý kiến chỉ trích của ông Obama trên Twitter.
Đây cũng là lý do cựu Tổng thống Obama tin rằng Đảng Dân chủ phải tập hợp lại cùng cựu Phó Tổng thống Joe Biden để đánh bại ông Trump vào tháng 11 tới. Ông Obama cũng nói thêm rằng ông sẽ dành nhiều thời gian để vận động hết sức mình cho chiến dịch tranh cử của ông Biden.
Người phát ngôn của Nhà Trắng, Kayleigh McEnany đã mô tả việc ông Trump xử lý dịch COVID-19 là "chưa từng có", tuyên bố hành động của Tổng thống đã giúp cứu sống người Mỹ.
"Trong khi Đảng Dân chủ đang theo đuổi một cuộc săn phù thủy chống lại Tổng thống Trump, ông Trump đã dừng hoạt động đi lại từ Trung Quốc. Trong khi Đảng Dân chủ khuyến khích các cuộc tụ họp đông người, ông Trump đang phân phối máy thở, kit xét nghiệm trên khắp nước Mỹ", Người phát ngôn của Nhà Trắng nói.
Đến nay, Mỹ đã ghi nhận hơn 1,3 triệu người nhiễm virus corona chủng mới, trong đó có hơn 75.000 người thiệt mạng. Mỹ là nước có nhiều trường hợp thiệt mạng do COVID-19 nhất trên thế giới.
Trong khi đó, đại dịch cúm H1N1 năm 2009, Mỹ ghi nhận gần 61 triệu trường hợp nhiễm bệnh, nhưng ít hơn 13.000 người thiệt mạng do dịch bệnh này.
Vắcxin COVID-19: Con người đang đặt cược quá rủi ro? Cuộc đua chế tạo vắcxin COVID-19 đang nóng hơn bao giờ hết với sự tham gia của các tổ chức và chính phủ giàu nhất hành tinh. Thành công là một lợi thế không đo đếm nổi nhưng rủi ro thất bại vô cùng lớn. Bên trong một phòng thí nghiệm vắcxin COVID-19 ở San Diego, Mỹ - Ảnh: REUTERS Để sớm chấm...