Nóng: Tiết lộ bí mật 50 năm của Hải quân Mỹ ở Bắc Cực
Hải quân Mỹ đã thực hiện các nhiệm vụ bí mật dưới lớp băng Bắc Cực trong hơn 50 năm qua, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore tiết lộ.
Mỹ có kế hoạch thực hiện nhiều nhiệm vụ ở Bắc Cực
Tuần trước, cả thế giới chấn động trước sự kiện 14 thủy thủ Nga đã thiệt mạng vì hỏa hoạn xảy ra trên một tàu ngầm đang thực hiện một nhiệm vụ tối mật dưới lớp băng Bắc Cực. Sau sự cố trên, tàu ngầm AS-12 chạy bằng năng lượng hạt nhân, có biệt danh Losharik, bị đồn đang dẫn đầu kế hoạch của Tổng thống Putin để khai thác tài nguyên khoáng sản ở Bắc Cực.
Lầu Năm Góc đã nhanh chóng cáo buộc, Tổng thống Putin đang dự định biến Bắc Cực thành một nguồn năng lượng và khoáng sản cho Nga.
Tuy nhiên, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore vừa lên tiếng tiết lộ Mỹ đã thực hiện các nhiệm vụ bí mật của riêng mình trong khu vực này trong hơn 50 năm.
Không chỉ Nga, Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng có căn cứ ở Bắc Cực
Trong cuốn hồi ký “An Inconvenient Truth”, ông Al Gore thậm chí đã kể lại việc ông đã 2 lần tới Bắc Cực trong các nhiệm vụ tuần tra bí mật.
Video đang HOT
“Hai lần tôi di chuyển bên dưới lớp băng Bắc Cực trong một chiếc tàu ngầm hạt nhân, sau đó nổi lên trên băng. Lần thứ hai nó nổi lên chính xác tại Bắc Cực”, ông Al Gore viết.
Các tàu ngầm Bắc Cực được thiết kế đặc biệt của Hải quân Mỹ đã tuần tra dưới lớp băng trong 50 năm liên tục kể từ nhiệm vụ đầu tiên do tàu USS Nautilus đảm nhận vào năm 1958.
Cuộc tập trận băng của Hải quân MỸ (ICEX) diễn ra hai năm một lần được thực hiện bên dưới lớp băng Bắc Cực có từ hơn nửa thế kỷ.
Trong các cuộc tập trận này, các tàu ngầm hạt nhân thử vũ khí, điều hướng,à lướt qua băng và thực hiện khả năng chiến thuật.
Tàu ngầm tấn công USS Hartford đã tham gia vào hai cuộc tập trận gần đây nhằm phát triển năng lực chiến thuật, thuyền trưởng Paul Whitescarver, sĩ quan chỉ huy của căn cứ tàu ngầm hải quân.
Ông Whitescarver nói thêm rằng trong tương lai, Hải quân sẽ tìm cách chi nhiều tiền hơn để tăng sự hiện diện trong khu vực.
Trước đó, năm 2014, Hải quân Mỹ đã giải mật các kế hoạch thống trị ở Bắc Cực.
Một phần của tài liệu viết: Trong những thập kỷ tới, Bắc Băng Dương sẽ ngày càng dễ tiếp cận hơn và được khai thác rộng rãi hơn bởi các quốc gia Bắc Cực và phi Bắc Cực đang tìm kiếm các nguồn tài nguyên và các tuyến đường thương mại trong khu vực.
Tài liệu tiếp tục tiết lộ lý do tại sao Mỹ đầu tư rất mạnh vào khu vực Bắc Cực.
“Tháng 11/2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã công bố Chiến lược Bắc cực của Bộ Quốc phòng xác định hai mục tiêu hỗ trợ cho Chiến lược quốc gia. Một là để đảm bảo an ninh, hỗ trợ an toàn và thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Thứ hai là chuẩn bị cho một loạt các thử thách và tình huống bất ngờ”.
Theo Danviet
Nhân chứng vụ cháy tàu ngầm Nga: Chưa từng thấy điều gì tương tự trong đời
Ngư dân Nga nói ông chưa bao giờ thấy điều gì tương tự trong đời khi chứng kiến cảnh nhốn nháo trên tàu ngầm gặp nạn vào thời điểm nó nổi lên mặt nước. Phút cuối đối mặt với tử thần của 14 thủy thủ Nga trong vụ cháy tàu ngầm 14 thủy thủ Nga nhốt mình trong ngọn lửa để cứu chuyên gia dân sự và cả con tàu
"Nó xảy ra vào khoảng 21h30 gần vịnh Ura. Chúng tôi đang hướng về phía Kildin thì bất ngờ thấy một chiếc tàu ngầm nổi lên. Toàn bộ con tàu nổi lên rất đột ngột. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế trong đời mình. Trên boong tàu, mọi người chạy toán loạn và rất ầm ĩ", ngư dân Nga nói với tờ SeverPost.
Các ngư dân khác đánh cá ở gần khu vực tàu Nga gặp nạn nói họ thấy 1 tàu hải quân và 2 tàu kéo xuất hiện vào buổi đêm.
"Khoảng 23h, các tàu đó cùng tàu ngầm rời khỏi khu vực. Không có dấu hiệu của khói", họ nói.
Một vài người địa dân địa phương cho biết họ nhìn thấy các thi thể được đưa ra khỏi tàu ngầm và chuyển sang một con tàu khác gần đó.
Bộ đôi Podmoskovie, Losharik di chuyển trên biển. (Ảnh: Barents Observer)
SeverPost dẫn nguồn tin trong Hải quân Nga tiết lộ tàu ngầm mà ngư dân địa phương bắt gặp rất có thể là Podmoskovie, tàu mẹ của tàu tàu ngầm do thám Losharik, một trong những khí tài dưới biển bí mật nhất mà Nga nghiên cứu và phát triển nhiều năm qua.
Podmoskovie được tái thiết từ lớp tàu ngầm lớp Delta-IV để mang theo Losharik.
Cả Podmoskovie và Losharik đều do Tổng cục nghiên cứu biển sâu, một nhánh của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Nga quản lý. Chúng thường xuyên neo đậu ở Vịnh Oleniya, nơi đồn trú của các tàu gián điệp Hải quân Nga. Bộ đôi này được Nga thử nghiệm từ cuối năm 2016.
Losharik đi vào hoạt động từ năm 2010. Năm 2012, Losharik tham gia nghiên cứu ở đáy biển Bắc Cực, thu thập các mẫu từ độ sâu 2.500 m. Các tàu ngầm thông thường có thể lặn khoảng 600 m. Một số nhà quan sát suy đoán Losharik thậm chí có khả năng đi sâu tới 6.000 m, nhưng tuyên bố chưa được xác nhận.
Losharik được cho là có thể mang hoặc gỡ bỏ các thiết bị sử dụng cho mục đích quân sự đặt dưới đáy biển. Các thiết bị này có khả năng tạo tiếng ồn để đánh lạc hướng các tàu ngầm nước ngoài khi tàu ngầm Nga di chuyển từ Bán đảo Kola đến Bắc Đại Tây Dương hoặc phát hiện âm thanh phát ra từ chân vịt của tàu đối thủ.
Theo USNI, một lò phản ứng hạt nhân trang bị trên Losharik sẽ cung cấp năng lượng cho nó hoạt động. Tờ báo này cho rằng Losharik được thiết kế để triển khai các chiến dịch thu thập thông tin tình báo ở độ sâu vượt quá ngưỡng hoạt động của bất cứ loại tàu ngầm nào trên thế giới. Thậm chí, Losharik có thể cắt cáp viễn thông ngầm, gắn thiết bị nghe lén vào hệ thống cáp ngầm dưới biển.
(Nguồn: Barents Observer)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ tiết lộ nhiệm vụ bí mật của tàu ngầm Nga mới gặp nạn Losharik Giới nghiên cứu quân sự Mỹ tin rằng Nga dự tính lợi dụng khả năng lặn sâu của AS-31 Losharik để mở rộng tham vọng lãnh thổ dưới đáy biển Bắc Băng Dương. Viện Hải quân Hoa Kỳ khẳng định chiếc tàu ngầm hạt nhân nước sâu AS-31 Losharik của Nga được lên kế hoạch triển khai ở Bắc Đại Tây Dương. Bình...