NÓNG: Tàu khu trục Hải quân Ấn Độ cháy nổ dữ dội, thiệt hại nặng về sinh mạng
Indian Express đưa tin, một vụ nổ xảy ra trên tàu khu trục INS Ranvir của Hải quân Ấn Độ ngày 18/01/2022, khiến nhiều người thương trong.
(Ảnh minh họa)
Một hội đồng điều tra đã được thành lập sau vụ việc. Hải quân Ấn Độ cho biết “không có thiệt hại lớn về vật chất được ghi nhận”.
” Trong sự cố đáng tiếc xảy ra ngày 18/1 tại xưởng đóng tàu ở Mumbai, 3 nhân viên hải quân đã không thể chống chọi với vết thương sau vụ nổ xảy ra bên trong khoang của tàu INS Ranvir” – Thông báo của Hải quân Ấn Độ cho hay.
Vụ nổ xảy ra trong khoảng thời gian từ 16h30 – 17h chiều 18/1, khi con tàu đang neo đậu.
Video đang HOT
Tàu INS Ranvir của Hải quân Ấn Độ. Nguồn: Indian Express
Một số nguồn tin cho biết 3 nhân viên thiệt mạng đều là thủy thủ cấp cao nhưng không phải là sĩ quan. Hải quân Ấn Độ đang trong quá trình liên hệ với gia đình của những người thiệt mạng và sẽ công bố tên, cũng như thông tin chi tiết của họ sau đó.
Cũng theo những nguồn tin này, vụ nổ không liên quan đến đạn dược hay vũ khí.
INS Ranvir là một trong những tàu chiến lâu đời nhất của Hải quân Ấn Độ, được chế tạo từ thời Liên Xô và đưa vào hoạt động trong tháng 4 năm 1986.
Hải quân Mỹ sa thải chỉ huy tàu chiến vì không tiêm ngừa COVID-19
Hải quân Mỹ sa thải một sĩ quan chỉ huy của tàu khu trục USS Winston S. Churchill vì không chịu tiêm vắc xin hay xét nghiệm COVID-19.
Đây là lần đầu tiên một sĩ quan cấp cao của lực lượng này mất việc vì từ chối vắc xin.
Tàu khu trục USS Winston S. Churchill - Ảnh: AFP
Ngày 10-12, Đài Fox News dẫn lời người phát ngôn Jason S. Fischer của Hải quân Mỹ cho biết sĩ quan chỉ huy Lucian Kins được cho giải ngũ vì mất tín nhiệm về năng lực làm việc sau khi "không tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp".
Ông Kins là chỉ huy cấp cao thứ 2 trên tàu USS Winston S. Churchill và có thể thăng chức lên chỉ huy cấp cao nhất trong năm sau.
Tuyên bố của lực lượng này không đề cập đến vấn đề tiêm vắc xin nhưng truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức hải quân xác nhận ông Kins bị sa thải vì từ chối vắc xin và cũng không muốn xét nghiệm. Theo đó, vị chỉ huy này được cho là đã xin không tiêm vì lý do tôn giáo nhưng không được chấp nhận.
Lầu Năm Góc đã yêu cầu mọi lực lượng phải tiêm ngừa COVID-19 cho tất cả quân nhân và cho phép các lực lượng có biện pháp riêng để thực hiện yêu cầu này.
Hải quân Mỹ đã đặt hạn chót để các thủy thủ tiêm ngừa là ngày 28-11. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn 5.500 lính hải quân chưa tiêm phòng, bao gồm những người chưa tiêm đầy đủ, xin miễn trừ hoặc từ chối. Hàng ngàn người đã xin từ chối tiêm vắc xin với lý do tôn giáo nhưng hải quân chỉ mới chấp nhận 1 đơn.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ không nói rõ có bao nhiêu quân nhân đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong động thái cứng rắn nhằm đẩy mạnh tiêm vắc xin COVID-19, lực lượng này thông báo từ giữa tháng 10-2021 những thủy thủ không chịu tiêm trước hạn chót 28-11 sẽ bị sa thải.
Các quân nhân phải rời khỏi lực lượng vì từ chối tiêm vắc xin có thể bị mất một số quyền lợi hoặc buộc phải trả lại chi phí đào tạo, huấn luyện trong một số trường hợp.
Trong khi đó, những người xin được miễn tiêm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác sẽ được chuyển sang làm nhiệm vụ khác.
Tàu khu trục mang tên lửa của Mỹ tiến vào Biển Đen Quân đội Nga đang theo dõi chặt chẽ sau khi một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ tiến vào Biển Đen, thực hiện tuần tra cùng với các đồng minh NATO. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Arleigh Burke của Hải quân Mỹ (Ảnh: Reuters). Hãng tin TASS dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga...