Nóng sáng 8/7: TQ điều 2 trực thăng ‘diễu võ’ trên các tàu VN
Ngày 7/7, Trung Quốc sử dụng hai máy bay quân sự thường xuyên bay vòng trên bầu trời khu vực lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đang làm nhiệm vụ.
Chiều 7/7, Cục kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT) cho biết: Trung Quốc tiếp tục sử dụng lực lượng lớn các tàu và hai máy bay vây quanh giàn khoan Hải Dương 981 mà họ hạ đặt phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để cản phá, chèn ép các tàu thực thi công vụ trên biển và tàu cá của Việt Nam.
Cận cảnh máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – Ảnh: Infonet
Cụ thể, trong ngày phía Trung Quốc tiếp tục duy trì khoảng 103-110 tàu các loại quanh giàn khoan trái phép gồm 46-47 tàu hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 12-13 tàu kéo, 29-32 tàu cá vỏ sắt và 4 tàu quân sự.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng sử dụng hai máy bay quân sự thường xuyên bay vòng trên bầu trời khu vực lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Trong đó khoảng 8h05 – 8h50 một máy bay trực thăng bay từ giàn khoan trái phép ra ở độ cao 300-500m, bay một vòng quanh khu vực, sau đó bay về giàn khoan trái phép.
Đến tầm trưa cùng ngày, 1 máy bay cánh bằng của Trung Quốc bay từ hướng Bắc tới ở độ cao 800-1000m, bay hai vòng sau đó rời khu vực theo hướng Bắc.
Trong ngày, khi các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép ở khoảng cách 10-11 hải lý thì bị các tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc độ áp sát, hú còi, ngăn cản không cho tàu của ta vào giàn khoan trái phép.
Ngoài ra cách giàn khoan trái phép 42-45 hải lý theo hướng Tây Tây Nam, nơi các ngư dân Việt Nam đang khai thác hải sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của mình thì phía Trung Quốc cũng sử dụng từ 29-32 tàu cá vỏ sắt với sự hỗ trợ của 1 tàu hải cảnh và 1 tàu ngư chính d thường xuyên ngăn cản, ép hướng các tàu cá Việt Nam.
Trước sự cản phá của tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi công vụ và ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục kiên cường bám biển đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc dừng mọi hành động, rút mọi phương tiện ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người Việt ở Hồng Kông biểu tình phản đối Trung Quốc
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong trang phục bộ đội, hải quân và áo dài truyền thống của Việt Nam, nhóm khoảng 40 người Việt định cư ở Hồng Kông này, đã tuần hành từ khu vực các cơ quan chính quyền ở Thiêm Mã, Kim Chung (Tamar, Admiralty) đến tòa nhà Tài nguyên Trung Quốc (China Resources Buiding) ở khu Loan Tử (Wan Chai) nơi đặt văn phòng của bộ phận phụ trách ngoại giao của Hồng Kông.
Người Việt tại Hồng Kông biểu tình chống Trung Quốc. Ảnh SCMP
Họ mang theo quốc kỳ Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và biểu ngữ với các khẩu hiệu như “Trung Quốc, hãy chấm dứt việc đe dọa cảnh sát biển Việt Nam” và “Hoàng Sa là của Việt Nam”. Họ cũng dùng loa phóng thanh cầm tay phát đi quốc ca Việt Nam và các hành khúc yêu nước.
Báo SCMP trích lời bà Annie Mo Pak-fung, một người Việt định cư lâu năm ở Hồng Kông đồng thời là người tổ chức cuộc tuần hành giải thích như sau: “Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng quần đảo (Hoàng Sa) là của Việt Nam… Chính phủ Trung Quốc đã có thái độ ngang ngược và khiêu khích, và chúng tôi chỉ muốn hòa bình trong vùng lãnh hải của chúng tôi”.
Theo tờ báo Hồng Kông, đây không phải là lần đầu tiên mà người Việt ở Hồng Kông biểu tình phản đối Bắc Kinh.
Video đang HOT
Trung Quốc ra luật mới tăng “an ninh quân sự” trên Biển Đông
Ngày 7/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua một đạo luật mới nhằm tìm cách “tăng cường an ninh quân sự trên biển” nhằm đối phó với cái mà họ gọi là “các hành động xâm nhập” vào khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra.
Theo thông tin này, Luật Bảo vệ Cơ sở Quân sự Trung Quốc vừa được Quốc hội Trung Quốc thông qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây. Đạo luật này là sự chỉnh sửa một quy định có từ năm 1990 nhằm thêm các điều luật hạn chế quân sự đối với các vùng biển, sân bay và kênh vô tuyến.
Trung Quốc sẽ thắt chặt an ninh tại các khu vực quân sự do họ tự đặt ra trên biển
Trước đó, tờ Quân Giải phóng Trung Quốc đã rêu rao rằng ngày càng có nhiều vụ “xâm nhập vô tình” vào các khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra, chẳng hạn như các ngư dân nước ngoài đánh bắt trên Biển Đông.
Hôm 3/7, Trung Quốc đã bắt giữ một tàu cá Việt Nam cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi khi họ đang đánh bắt cá hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời gia tăng các hành động ngăn cản, uy hiếp các tàu cá của ngư dân Việt Nam đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường này.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng đạo luật trên được coi như một biện pháp đối phó với cái mà họ gọi là “nguy cơ bị do thám” của Trung Quốc. Một báo cáo do quân đội Trung Quốc trình bày trước quốc hội nước này nói rằng nhiều cơ sở quân sự của Trung Quốc đã bị tình báo nước ngoài do thám trong thời gian dài.
Theo_VTC
Khoảnh khắc đời thường của Tướng Giáp
Những bức ảnh trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng phần nào phác họa chân dung nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
Ngày 10-3-1977, đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitriy Ustinov
Đại tướng cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7-1980
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cu Ba
Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".
Năm 2006, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp phiên bản thanh bảo kiếm của anh hùng Simón Bolívar
Đại tướng thường đi thăm các chiến trường xưa. Năm 2004, ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích địa đạo Củ Chi (TP HCM)
Ông thăm mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi (96 tuổi) ở Củ Chi
Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng
Đại tướng gặp ông Bùi Duy Ly, phóng viên ảnh chiến trường báo Quân đội nhân dân
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995)
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...
...hay đọc sách
Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của đại tướng
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano
Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu)
Bữa cơm của hai ông bà
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai"
Theo Người lao động
Những dấu mốc trong cuộc đời tướng Giáp Năm 14 tuổi bắt đầu hoạt động cách mạng, đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến...