Nông sản Việt khó vào Hàn Quốc vì… cái bao bì
Ngoài những lí do như chất lượng sản phẩm chưa đạt, thiếu nhà máy xử lý kiểm dịch,… việc mẫu mã, bao bì quá xấu cũng là nguyên nhân cản trở nông sản Việt thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc.
Tại Chương trình Xúc tiến thương mại đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng Hàn Quốc, do Bộ Công thương tổ chức ngày 29.9 ở TP.HCM, nhiều thương nhân Hàn Quốc than thở, mẫu mã bao bì các nông sản Việt không hấp dẫn người tiêu dùng.
Nông sản Việt chưa được đánh giá cao ở mẫu mã bao bì
Đưa ra một loạt bao bì sản phẩm nông sản Việt hiện đang được bày bán trên thị trường so với sản phẩm cùng loại của nước khác, ông Yoon Byung Soo – Giám đốc chiến lược sản phẩm Công ty cổ phần Lotte Mart Việt Nam, chỉ ra rằng, một trong những lí do khiến nông sản Việt khó cạnh tranh trên thị trường là mẫu mã bao bì sản phẩm còn quá đơn điệu, thiếu sự sáng tạo hoặc chưa có tính thẩm mỹ,…
Ông Yoon nhấn mạnh, ở hệ thống siêu thị Lotte Mart đã ghi nhận có sản phẩm doanh số bán hàng tăng lên 3 lần khi doanh nghiệp thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng.
“Trên thực tế, người tiêu dùng có thể trả thêm 10% giá trị sản phẩm nếu bao bì đóng gói bắt mắt, không cần quá cầu kỳ, lòe loẹt mà phù hợp thị hiếu của họ”, ông Yoon Byung Soo nói.
Còn theo bà Nguyễn Minh Phương, phụ trách ngành hàng nông sản thuộc CJ Freshway Việt Nam – một trong số những nhà phân phối nguyên liệu thực phẩm lớn nhất Hàn Quốc, trái thanh long Việt Nam dù chất lượng tốt, sản lượng lớn… nhưng vẫn chưa thể xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc. Nguyên nhân là do yêu cầu cao từ quy định nhập khẩu của nước này.
Cụ thể, Hàn Quốc chỉ chấp nhận sản phẩm bảo quản qua xử lý nhiệt chứ không chiếu xạ như một số thị trường khác. Trong khi đó, Việt Nam cũng chưa có nhiều nhà máy đủ thiết bị xử lý nhiệt cho sản phẩm này.
Video đang HOT
Hay như với mặt hàng cà rốt Việt Nam từng bị thông báo nhiễm bệnh phải tạm ngưng nhập khẩu vào Hàn Quốc. Sau đó lệnh cấm nhập khẩu được tháo gỡ nhưng cơ quan chức năng phía Hàn đã đưa cà rốt Việt Nam vào mặt hàng “nhập khẩu có ràng buộc điều kiện”. Trong khi đó, giá cà rốt của Trung Quốc rẻ hơn 20% giá cà rốt Việt Nam khiến mặt hàng này khó cạnh tranh ở thị trường Hàn Quốc. Tương tự, nhiều sản phẩm rau củ quả cấp đông như hành lá, hẹ, tỏi… của Việt Nam cũng có giá bán cao hơn 1,5 lần so với hàng Trung Quốc.
Ông Yoon Byung Soo cũng nhận đinh, Việt Nam là nước nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất và phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay xuất khẩu nông sản vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển đó. Nguyên nhân chính phần lớn là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ thông tin về thị trường cũng như các đối tác nhập khẩu.
Do vậy, để tháo gỡ khó khăn này, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với Thương vụ tại Hàn Quốc tìm hiểu thông tin thị trường, những đối tác có thể nhập khẩu để công bố cho doanh nghiệp được biết. Thông qua các đối tác này, doanh nghiệp mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản một cách bền vững hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đầu tư cho các chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm có uy tín trên thế giới và duy trì chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình giao dịch.
Ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi (Bộ Công thương) cũng khẳng định, vấn đề xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc là vấn đề nan giải chứ không dễ. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào khâu kiểm soát chất lượng, tạo giá trị mới cho sản phẩm,…
Theo Danviet
Tưởng dở hơi trồng thanh long trên đất phèn, ai ngờ trúng đậm
Vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước (Tiền Giang) trước đây vốn chỉ thích hợp với với những cây trồng truyền thống như khóm, khoai mỡ, tràm... Thế nhưng mấy năm gần đây, cây thanh long bén rễ phát triển mạnh, tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
Cây thanh long đang phát triển tốt trên vùng đất phèn Tân Phước
Đầu tư cải tạo đất phèn
Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi về các xã Thạnh Tân, Hưng Thạnh, Tân Lập 1, Mỹ Phước... huyện Tân Phước, chứng kiến những vườn thanh long xanh ngắt trải dài, rộng ngút tầm mắt.
Nổi bật giữa vùng đất phèn này là trang trại của anh Đoàn Văn Sang, ở ấp 2, xã Thạnh Tân (Tân Phước) với diện tích 60ha thanh long ruột đỏ, được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đến đây chúng tôi choáng ngợp bởi quy mô đầu tư rất bài bản, toàn bộ khu vực trồng thanh long được cách ly với bên ngoài bằng hàng rào an toàn. Đây là trang trại thanh long có quy mô lớn nhất trên mảnh đất phèn Tân Phước này.
Năm 2010, anh Sang quyết định đầu tư trên 3 tỷ đồng mua 8ha đất ruộng cặp đường Tràm Mù thuộc xã Thạnh Tân để lên liếp trồng thử nghiệm 1.000 trụ thanh long ruột đỏ, mua giống từ Viện CĂQ miền Nam. Anh Sang chia sẻ: "Lúc đầu thấy tôi trồng thanh long, mọi người đều cho rằng dở hơi khi chọn vùng đất bị nhiễm phèn nặng để trồng. Ai cũng nghĩ vùng đất này chỉ thích hợp với những giống cây bản địa như khóm, tràm, khoai mỡ... Vậy nhưng tôi chẳng ngại, đã quyết tâm thì làm tới cùng".
Sau gần một năm canh tác, vụ đầu tiên anh thu được 15 tấn thanh long, bán với giá 25 ngàn đồng/kg. Kết quả mang lại hơn cả mong đợi. Đây cũng là động lực để anh tiếp tục mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại thanh long Cát Tường, tăng diện tích lên 22ha thanh long ruột đỏ, rồi 40ha và 60ha, đến nay là 104ha; trong đó 60ha thanh long ruột đỏ đã đạt chuẩn GlobalGAP.
Thời điểm năm 2015, với 40ha thanh long cho thu hoạch được trên 2.000 tấn, giá bán trung bình 30 ngàn đồng/kg, anh Sang thu trên 60 tỷ đồng. Đến nay, trạng trại của anh đã cho sản lượng thanh long thu hoạch lên tới 4.000 tấn/năm. Thanh long vụ mùa có giá từ 20.000-30.000 đồng/kg, còn thanh long trái vụ giá từ 50.000-60.000 đồng/kg...
Trang trại Cát Tường trồng thanh long đầu tiên và có quy mô lớn nhất ở huyện Tân Phước
Xuất khẩu
Từ diện tích trồng thanh long ban đầu chỉ có 8ha, anh Đoàn Văn Sang đầu tư sản xuất theo quy trình nên thu hoạch đạt hiệu quả cao. Thấy vậy, nhiều hộ dân xung quanh cũng học tập trồng theo và được anh sẵn sàng hỗ trợ quy trình kỹ thuật với suy nghĩ: Hỗ trợ bà con cũng chính là tự bảo vệ mình; muốn thanh long đạt hiệu quả cao thì toàn vùng trồng đều phải sạch bệnh và phát triển tốt.
Sau một thời gian, do những hộ dân không đủ điều kiện để duy trì việc sản xuất nên họ cho trang trại Cát Tường thuê ruộng và dần dần anh đầu tư mua luôn tất cả diện tích thuê này. Để tổ chức sản xuất khép kín trên diện tích rộng cả trăm hecta, ông chủ Sang đã phải đào tạo một đội ngũ nhân công bén việc, theo dõi chặt chẽ ruộng trồng; đồng thời đầu tư thêm hệ thống tưới tiêu, đo độ pH, độ ẩm, nhiệt độ... hoàn toàn tự động. Anh khoe: "Sắp tới tôi còn đầu tư áp dụng công nghệ cao, cài đặt cả công nghệ điện tử vào quy trình quản lý và chăm sóc thanh long, để khi đi công tác nước ngoài vẫn có thể điều khiển được toàn bộ hệ thống".
Theo anh Sang, lợi thế lớn nhất của ta là sản xuất được thanh long quanh năm mà các nước trong khu vực không làm được. Thế giới đang nhìn nhận Việt Nam sẽ là "vua thanh long", nhưng thực tế ta chưa bắt nhịp được về khâu giống, cần phải đưa ra được nhiều loại giống mới đáp ứng kịp nhu cầu thị trường của từng nước nhập khẩu. Cụ thể như thị trường Nhật thì phải có giống đáp ứng được độ ngọt, thơm, hay Châu Âu lại ưa trái nhỏ. Hơn nữa, do sản xuất thanh long còn quá manh mún, không đủ số lượng hàng hóa lớn theo nhu cầ
Thanh long trồng theo quy trình GlobalGAP phục vụ xuất khẩu
Do vậy, công ty Cát Tường đang tổ chức liên kết, hỗ trợ bà con nông dân quanh vùng về kỹ thuật trồng cây thanh long theo quy trình cũng như đầu tư nguồn vốn cho bà con, mời các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp về khảo sát thực tế. Đồng thời, công ty đứng ra bao tiêu luôn sản phẩm với giá cao cho tất cả các hộ dân áp dụng quy trình trồng thanh long theo đúng tiêu chuẩn của Cát Tường đặt hàng.
Hiện mỗi ngày Cát Tường XK trực tiếp sang Trung Quốc, Thái Lan bình quân từ 30 - 40 tấn thanh long ruột trắng và ruột đỏ; có ngày xuất trên 60 tấn. Sản lượng hàng XK, ngoài thanh long từ trang trại của mình, anh Sang còn mở rộng liên kết vùng trồng và thu mua thanh long đạt chuẩn của người dân trong và ngoài tỉnh. Giá thu mua XK chênh lệch từ 5 - 10 ngàn đồng/kg.
Ông chủ Cty Cát Tường giới thiệu về lô hàng thanh long chuẩn bị XK
"Tất cả mặt hàng thanh long do công ty chúng tôi XK ra nước ngoài đều được đóng gói với thương hiệu "Thanh long Cát Tường Tiền Giang" chứ không phải mượn tên thương hiệu của bất kỳ vùng nào hết. Hơn nữa, chúng tôi còn "cắm" cả một chi nhánh tại Trung Quốc để đưa hàng thanh long vào sâu trong thị trường nước này", anh Sang hào hứng khoe.
Theo Minh Sáng (NNVN)
Thực phẩm an toàn: Không xây dựng chứng nhận vu vơ sản phẩm Doanh nghiệp lẫn nông hộ buộc phải liên kết trong chuỗi, chứ không tự xây dựng vu vơ các chứng nhận cho nông sản vừa mất rất nhiều tiền lại không biết sản phẩm đi đâu. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám đã chia sẻ như thế bên lề buổi ra mắt dự án dự án An toàn thực phẩm cho Việt...