Nông sản trong nước ế, rau quả Trung Quốc vẫn nhập ồ ạt
Nhiều mặt hàng nông sản như trái cây, rau củ trong nước đang ế, rau củ quả Trung Quốc xuất khẩu vào nước ta vẫn ồ ạt.
Trái cây VN xuất khẩu ùn ứ ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). ẢNH: VY HIỆP
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản, nhất là trái cây, rau củ, tại nhiều địa phương đang khó khăn khi bị thị trường chính là Trung Quốc “gây khó” thì rau củ quả từ nước này xuất vào nước ta vẫn đều đặn, lấn át rau quả Việt.
“Đứt” hàng nội, thương lái chuyển qua hàng Trung Quốc
Khảo sát của Thanh Niên tại chợ đầu mối Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) chuyên cung ứng các loại rau cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía bắc, cho thấy các loại củ cải trắng, cà rốt, khoai tây, súp lơ, cải thảo, cà chua được bán rất nhiều, song các thương lái thừa nhận đây là hàng nhập từ Trung Quốc. Trong khi rau quả trong nước thời điểm này chủ yếu là các loại rau ăn lá như cải chíp, cải ngồng, các loại bí, đỗ xanh. Rau quả Trung Quốc về chợ ồ ạt khiến giá sản phẩm cùng loại trong nước giảm mạnh.
Giãn cách xã hội khiến nguồn rau ở Lâm Đồng ra phía Bắc không nhiều. ẢNH: LÂM VIÊN
Theo ông Đàm Văn Đua, Chủ tịch Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao – vựa trồng rau lớn nhất H.Mê Linh, thời điểm này năm ngoái củ cải có giá 8.000 – 10.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 13.000 đồng/kg. Thế nhưng với việc củ cải Trung Quốc “dội chợ”, giá bán củ cải nội nay chỉ còn 5.000 – 6.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Hồng, thương lái kinh doanh tại chợ này, cũng cho hay thông thường mọi năm miền Bắc bước vào mùa hè, mưa bão sẽ khiến lượng rau sản xuất trong nước giảm mạnh. Do đó từ tháng 6 – 9 hằng năm, thị trường có thêm nhiều loại rau Trung Quốc nhưng tỷ lệ không áp đảo rõ ràng như năm nay. Ngoài ra, một lượng lớn rau, củ từ Lâm Đồng và các tỉnh miền Nam được chuyển ra rất nhiều bù đắp cho lượng thiếu hụt ở miền Bắc. Tuy nhiên, năm nay do dịch Covid-19 kéo dài, các tỉnh miền Nam thực hiện giãn cách xã hội khiến nguồn cung ứng rau ra phía bắc không nhiều. Nhiều thương lái bị đứt nguồn hàng nên chuyển qua “đánh” hàng Trung Quốc. “Rau củ Trung Quốc hiện giờ chiếm tới khoảng 70% trong các quầy hàng, chỉ có 30% là hàng nội địa”, ông Hồng nói.
Số liệu thống kê tại Cửa khẩu đường bộ quốc tế số 2 Kim Thành (Lào Cai) cho thấy trong ngày 14.9 có trên 350 xe rau, củ Trung Quốc được đưa vào VN, tổng cộng khoảng 3.200 tấn. Ở chiều ngược lại, tổng lượng rau củ VN xuất khẩu sang Trung Quốc chưa đến 200 tấn.
Video đang HOT
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN, cho rằng rau củ Trung Quốc nhập khẩu với khối lượng lớn cho thấy nhu cầu tiêu thụ trong nước là rất lớn, cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt. Trong khi đó sản xuất trong nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam, gặp khó khăn trong lưu thông, tiêu thụ nên có nơi rau củ bị ùn ứ, bỏ thối trên đồng.
Rau củ Trung Quốc hiện giờ chiếm tới khoảng 70% trong các quầy hàng, chỉ có 30% là hàng nội địa.
Ông Nguyễn Văn Hồng, Thương lái kinh doanh tại chợ đầu mối Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội)
Các quy định kiểm soát, phong tỏa phòng dịch Covid-19 khiến lưu thông, cung ứng rau từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bị đứt gãy. Nhiều chợ đầu mối tại TP.HCM ngừng hoạt động, nguồn cung trung chuyển từ phía nam ra bắc bị chia cắt vô tình tạo ra cơ hội và lợi thế cho hàng Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Cũng theo ông Nguyên, do giá rau giảm sâu trong nhiều tháng nay, rau trồng ra đến kỳ thu hoạch không bán được khiến nông dân không còn mặn mà tái canh tác. Đây sẽ là nguy cơ lớn dẫn tới thiếu hụt rau củ vào những tháng cuối năm nay ở miền Trung và miền Bắc.
Đưa rau quả vào danh mục hạn chế và kiểm soát nhập
Báo cáo của Bộ Công thương cho hay kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản tháng 8 giảm rất mạnh, tới 19,2% so với tháng 7 và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng nhập khẩu rau quả đã tăng tới 16,4% trong 8 tháng qua và bộ này đã đưa rau quả vào danh sách “nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu”.
Điều đáng nói, theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, trong khi “hoạt động nhập khẩu rau củ, nông sản từ Vân Nam (Trung Quốc) qua các địa phương biên giới VN vẫn đang diễn ra thuận lợi với trung bình khoảng 400 xe hàng mỗi ngày” thì ở chiều ngược lại, từ giữa tháng 8 đến nay, nhiều trái cây, nông sản Việt không thể xuất khẩu qua Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới giáp tỉnh Vân Nam.
Còn số liệu của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan công bố ngày 14.9 cho hay hàng rau quả tháng 8 nhập từ Trung Quốc là 34,996 triệu USD và sau 8 tháng là 271,6 triệu USD. Ở chiều ngược lại, liên tiếp gần 2 tháng qua nhiều mặt hàng rau quả của VN liên tục bị gây khó dễ. Ví dụ mới nhất là thanh long. Từ ngày 15.9, chính quyền Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây) thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cầu phao tạm Đông Hưng (phía VN là điểm xuất hàng Km3 4, Quảng Ninh) đến ngày 21.9. Lý do được đưa ra là phía Trung Quốc phát hiện vi rút SARS-CoV-2 trên bao bì. Điều này khiến thủ phủ thanh long Bình Thuận vô cùng khó khăn bởi đang chính vụ, khi số lượng thu hoạch 2 tháng 8 và 9 ước tính khoảng 65.000 tấn.
Trước đó, hồi tháng 7, cũng chính thanh long của VN đã bị phía Vân Nam thông báo ngừng nhập khẩu qua một số cửa khẩu. Sau thanh long, giờ đây mặt hàng khoai lang cũng đang chịu áp lực lớn khi đang giữa vụ, và thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc. Ước tính sản lượng khoai lang tím đang cần hỗ trợ tiêu thụ là trên 300 tấn/ngày.
Bài học từ vải thiều xuất khẩu
Bộ Công thương thừa nhận quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản thời gian gần đây gặp khá nhiều bất lợi khi Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía bắc.
Tại cuộc họp của Chính phủ về tiêu thụ nông sản hồi giữa tuần qua, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết hiện chỉ có 4/12 cửa khẩu của Lạng Sơn hoạt động và đã bắt đầu có tình trạng ùn ứ trong khi lượng hàng hóa tiếp tục dồn về, tạo áp lực rất lớn cho địa phương, ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản. Một số địa phương như Cao Bằng, Hà Giang cũng cho biết cửa khẩu quốc tế khá thông thoáng nhưng doanh nghiệp ít lựa chọn. Cửa khẩu đường sắt tại Lạng Sơn, Lào Cai cũng rất thông thoáng song doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào đường Tân Thanh, Cốc Nam, gây ùn tắc.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cũng cho rằng bài học Bắc Giang, Hải Dương có thể xuất khẩu suôn sẻ hơn 100.000 tấn vải thiều trong thời gian ngắn giữa lúc dịch cần được các địa phương suy nghĩ để có cách áp dụng cho thanh long, dưa hấu… “Còn nếu vẫn chủ yếu xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để vào các chợ, theo hình thức “trao đổi cư dân”, không có hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ về quy cách hàng hóa, điều kiện giao hàng thì rất nhiều rủi ro tùy thuộc vào chính quyền địa phương của Trung Quốc và không thể can thiệp theo hiệp định hay thông lệ quốc tế”, ông Khánh cảnh báo.
Giá cao su hôm nay 28/7: hàng Trung Quốc bất ngờ giảm giá, doanh thu thuần của một doanh nghiệp cao su Việt tăng 72%
Giá cao su hôm nay (28/7) ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong khi đó tại Trung Quốc, giá đã quay đầu giảm.
Giá cao su hôm nay: Trung Quốc quay đầu giảm giá. (Nguồn: Vinanet)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 210,0 Yen/kg, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 211,8 Yen/kg, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 214,1, tăng 0,4 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 13.000 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.055 Nhân dân tệ/tấn, giảm 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.175 Nhân dân tệ/tấn, giảm 95 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần đạt gần 5.700 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp gấp 2,3 lần cùng kỳ, đạt 1.629 tỷ đồng.
Mặc khác, các chi phí cũng tăng lên đáng kể như chi phí bán hàng tăng 60% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 95% so với cùng kỳ. Dù vậy lợi nhuận sau thuế vẫn đạt mức cao 1.160 tỷ đồng, tăng trưởng 126%.
Xét theo cơ cấu, sản phẩm mủ cao su đóng góp lớn nhất với tỷ trọng hơn 54% doanh thu thuần, tiếp đến là mảng chế biến gỗ đóng góp 19% và các sản phẩm công nghiệp cao su chiếm hơn 15% doanh thu.
Đây cũng là 3 mảng kinh doanh mang về lợi nhuận lớn nhất cho tập đoàn với con số lần lượt 540 tỷ, 233 tỷ và 383 tỷ đồng.
Thực tế, các sản phẩm chủ lực trên của tập đoàn được hưởng lợi lớn thời gian qua. Giá cao su thế giới dù có điều chỉnh từ đầu năm nhưng luôn ở mức rất cao so với năm 2020.
Giá sản phẩm gỗ trên thế giới cũng đạt đỉnh hồi tháng 5/2021. Các sản phẩm công nghiệp cao su, tiêu biểu nhất là găng tay y tế, được tiêu thụ đột biến khi dịch Covid-19 bùng phát.
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 77% lên hơn 10.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 2.376 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ gần 1.664 tỷ đồng.
Năm 2021, tập đoàn này đặt mục tiêu tổng doanh thu 26.914 tỷ đồng, tăng trưởng 4% nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến thấp hơn 10% so với năm ngoái, đạt 4.564 tỷ đồng. Với kết quả bán niên trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 52% kế hoạch năm.
Vương gia triều Thanh và cuộc sống xa hoa đến mức điên loạn khiến hậu thế choáng váng Đằng sau cánh cửa Tử Cấm Thành, ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn... Những đặc quyền đặc lợi khủng khiếp Triều đại nhà Thanh của...