Nông sản Hồng Hà Sơn La (HSL): Đổi tên công ty, đặt mục tiêu lãi 15 tỷ đồng, giảm 68% so với 2019
Nông sản Hồng Hà Sơn La ( HSL) sẽ chưa chia cổ tức 2019 tỷ lệ 15% theo kế hoạch để bổ sung nguồn vốn cho SXKD.
Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La (mã CK: HSL) đã công bố nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Kết thúc năm 2019 công ty đạt 464,5 tỷ đồng doanh thu thuần và LNST đạt hơn 47 tỷ đồng lần lượt tăng 48% và 34% so với thực hiện 2018 và vượt 16% kế hoạch doanh thu và 18% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019.
Mặc dù công ty có kết quả kinh doanh tốt nhờ mở rộng hoạt động kinh doanh và hiệu quả đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết đạt kết quả tốt, tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định và giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh, đại hội đã thông qua việc chưa thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đó HSL đặt mục tiêu chia cổ tức năm 2019 tỷ lệ 15%.
Sang năm 2020, HSL đặt mục tiêu kinh doanh khá thận trọng với 300 tỷ đồng doanh thu và LNST đạt 15 tỷ đồng lần lượt giảm 64% và 68% so với thực hiện 2019.
Kết thúc quý 1/2020 HSL đạt gần 48 tỷ đồng doanh thu giảm 47% và LNST chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng giảm mạnh 76% so với cùng kỳ 2019 nguyên nhân là do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid – 19, các lệnh phong tỏa – hạn chế đi lại, nền kinh tế chung đình trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào, đồng thời nhu cầu tiêu thụ đầu ra sụt giảm mạnh nên nhiều đối tác của công ty đã giãn, hoãn, hủy các đơn đặt hàng với công ty.
Video đang HOT
Đại hội cũng đã thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9%, theo đó công ty dự kiến phát hành hơn 1,4 triệu cổ phiếu tương đương tổng giá trị phát hành hơn 14 tỷ đồng để trả cổ tức bằng cổ phần cho cổ đông hiện hữu từ LNST chưa phân phối năm 2018. Thời gian chi trả dự kiến trong quý III năm 2020.
Ngoài ra HSL cũng đã thông qua việc thay đổi tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty, theo đó tên mới của công ty sẽ là CTCP Đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà, trụ sở chính của công ty chuyển từ tỉnh Sơn La về 198 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trước đó HSL đã thông qua dự kiến thay đổi mô hình tổ chức và quản lý hoạt động của công ty theo đó tiến hành giải thể BKS và áp dụng mô hình tổ chức và quản lý mới là thành lập Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT.
HSL cũng đã quyết định đầu tư thêm vốn tại CTCP HongHa Pharma với số vốn đầu tư thêm là 25 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất vốn đầu tư công ty sở hữu vốn góp 45 tỷ đồng chiếm 90% vốn điều lệ tại công ty này. Được biết ngành nghề chính của Hồng Hà Pharma là bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế, nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.
Chủ tịch VietinBank: Chưa thí điểm nới 'room' cho ngân hàng
Ngân hàng ưu tiên tăng vốn cùng các cổ đông hiện hữu nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho nhà đầu tư. Vốn điều lệ sẽ tăng thêm 7.000-8.000 tỷ đồng nếu sử dụng nguồn lợi nhuận 2017-2018 để chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Bên lề phiên họp ĐHCĐ thường niên 2020 của VietinBank, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT, có những chia sẻ về hoạt động hỗ trợ của ngân hàng trong dịch Covid-19 và kế hoạch tăng vốn trong năm 2020.
- Quá trình tăng vốn của VietinBank đang diễn ra như thế nào?
- Tăng vốn là một vấn đề rất quan trọng với VietinBank để ngân hàng tiếp tục phát triển kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận. Chúng tôi đã xây dựng phương án tăng vốn và trình Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Về mặt chủ trưởng đã được thông qua, các cơ quan liên quan đang hoàn tất thủ tục, sửa đổi nghị định để ngân hàng có thể triển khai phù hợp với quy định pháp luật.
Sau khi quá trình pháp lý hoàn tất, VietinBank trước mắt sẽ sử dụng nguồn lợi nhuận của năm 2017-2018 đã trừ đi khoản nộp vào quỹ, nộp thuế cho Nhà nước để tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm 7.000-8.000 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng đang trình phê duyệt tiếp tục sử dụng lợi nhuận năm 2019 để tăng vốn cho giai đoạn tiếp theo. Điều này tạo ra lượng vốn tự có cần thiết để VietinBank mở rộng quy mô tín dụng cho nền kinh tế, tăng trưởng quy mô huy động.
- Ngân hàng có tính đến phát hành riêng lẻ cho cổ đông mới và liệu có nới "room" để cháo bán tiếp cho khối ngoại?
- VietinBank hiện nay sẽ ưu tiên tăng vốn cùng các cổ đông hiện hữu và đặt lợi ích của các cổ đông gắn bó với ngân hàng lên trước tiên. Bên cạnh đó, nguồn lợi nhuận từ 2017-2018 có thể tạm thời đáp ứng nhu cầu tăng vốn của ngân hàng, nên sẽ được sử dụng trong giai đoạn này.
Về việc thí điểm nới "room", hiện nay chưa có và tôi chưa nắm được thông tin nào của vấn đề này.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank. Ảnh: Lê Hải.
- Ngân hàng đã cùng khách hàng doanh nghiệp, cá nhân phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, chủ động đưa ra biện pháp cơ cấu lại hoạt động. Chúng tôi cũng đưa ra nhiều chương trình tín dụng với mức lãi suất cho vay giảm mạnh so với trước dịch bệnh, đồng thời đưa ra nhiều chương trình để phát triển dịch vụ ngân hàng, để doanh nghiệp và người dân tiếp cận thuận tiện hơn với phí dịch vụ được miễn, giảm nhằm tiết kiệm chi phí
- Dù còn khó khăn do chưa thể tăng vốn, VietinBank vẫn hỗ trợ khách hàng như thế nào trong dịch Covid-19?
Theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện theo Thông tư 01/2020, ngân hàng cũng đã cơ cấu nợ, giãn nợ kết hợp với miễn, giảm lãi đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ước tính những biện pháp này sẽ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, giảm 3.000-4.000 tỷ đồng trong năm 2020. Dù vậy, tôi cho rằng đây là bước đi cần thiết, chủ động với tinh thần trách nhiệm cao của Vietinbank, đóng góp vào quá trình hỗ trợ và hồi phục nền kinh tế. Đây là cũng là nền tảng để hoạt động ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng tiếp tục phát triển trong tương lai.
- Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, đình trệ trong dịch Covid-19 có thể khiến nợ xấu tăng cao trong thời gian tới, VietinBank đánh giá như thế nào về việc này?
- Dịch Covid-19 tác động khiến nền kinh tế gặp khó khăn, gia tăng nợ xấu của nền kinh tế, điều này phản ánh qua sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế sẽ tăng lên. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đồng bộ nhiều biện pháp để cố gắng kiểm soát tình hình, hướng đến phát triển bền vững.
- Cảm ơn ông.
Tại phiên họp thường niên, ông Lê Đức Thọ cho biết nếu thành công tăng vốn từ nguồn lợi nhuận 2017-2018, ngân hàng sẽ ngay lập tức đạt chuẩn về an toàn vốn theo Thông tư 41. Hiện nay, nếu tính theo Basel I, hệ số an toàn vốn (CAR) khoảng 10%, cao hơn mức tối thiểu 9%. Nếu tính theo Basel II, CAR khoảng 8,6%, tạm thời đáp ứng yêu cầu của NHNN.
Năm 2020, kế hoạch kinh doanh của VietinBank vẫn phụ thuộc vào lộ trình tăng vốn. Trong trường hợp được giữ lại toàn bộ lợi nhuận 2017-2019 và thực hiện các biện pháp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn khác như thoái vốn ở các công ty con, bán danh mục đầu tư... ngân hàng lên kế hoạch tổng tài sản tăng 1-3%, huy động vốn tăng 5-10% và dư nợ tín dụng tăng 4-8,5%. Trước đó, ngân hàng được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng 8,5%.
"Con số cụ thể về lợi nhuận vẫn đang được VietinBank phối hợp, đánh giá với các cơ quan liên quan để cân đối", ông Thọ cho biết.
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 26/03 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp FPT - CTCP FPT - Năm 2020, FPT lên kế hoạch doanh thu năm 2020 đạt hơn 32.450 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, lãi trước thuế đạt 5.510 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2019. HĐQT...