NÓNG: Phó khoa trường Ngoại thương LÊN TIẾNG khi bị tố “đụng chạm” nhạy cảm, bùng nữ sinh vài trăm triệu để chạy suất giảng viên
Trưa ngày 13/12, xuất hiện 1 bài đăng tự xưng là cựu sinh viên tố giảng viên Ngoại thương có hành vi mờ ám.
Dù bài viết chưa được xác thực nhưng đã thu hút lượng tương tác khủng trên MXH.
Trưa ngày 13/12, trên mạng xã hội xôn xao bài đăng tự xưng là 1 cựu sinh viên Ngoại thương (tạm gọi H.M) tố giảng viên trường có những hành động như: Hứa chạy tiền cho sinh viên vào làm giảng viên FTU nhưng lại bùng tiền, có hành động nhạy cảm với nữ sinh.
Người xuất hiện trong bài đăng là thầy Đ. – Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, giảng viên Marketing. Đồng thời, thầy từng là Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế. Hiện tại, thầy là Phó khoa đào tạo quốc tế của trường ĐH Ngoại thương.
Dù bài đăng được chia sẻ trên trang cá nhân của H.M dưới dạng nick clone, hoàn toàn 1 chiều mà không có bằng chứng rõ ràng, thế nhưng dân mạng vẫn rất quan tâm.
Theo đó, bài đăng cho hay H.M sau khi tốt nghiệp thì quyết định học lên Thạc sĩ tại trường Ngoại thương. Thầy Đ. hay rủ nữ sinh đi uống cà phê và không ít lần đã có hành vi đụng chạm vào tay, đùi của H.M. Ngoài ra thầy Đ. còn nhiều lần gửi hình ảnh lẫn tin nhắn nhạy cảm.
Thông tin khiến nhiều người chú ý từ bài đăng chưa xác thực là H.M “tố” thầy Đ. hứa giúp sinh viên chạy tiền để làm luận án, “chạy” vào làm giảng viên chính thức tại Ngoại thương với giá khoảng vài trăm triệu. Nhưng vì số tiền quá lớn nên H.M đã đưa cho thầy trước một khoản tiền để “lo lót cho lãnh đạo”.
Tuy nhiên sau khi đưa tiền, H.M cho biết thầy Đ. không liên hệ lại. Sau đó thầy giải thích việc chạy suất vào giảng viên gặp khó khăn vì Ngoại thương thay đổi chính sách tuyển.
Video đang HOT
H.M tiếp tục đợi thầy Đ. thêm vài tháng nhưng vẫn không có hồi âm. Sau cùng, H.M quyết định sẽ đòi lại số tiền này thì bị thầy Đ. hăm doạ: “em có làm um lên thì chỉ có mình thiệt chứ vị trí và uy tín của thầy ở trường là vững lắm rồi”.
Cũng trong bài đăng, người tự xưng là cựu sinh viên cho hay nếu thầy Đ. không sớm phản hồi thì sẽ tung thêm bằng chứng về vụ việc.
Bài đăng nhận được hơn lượng tương tác khủng sau thời gian ngắn đăng tải
Trường ĐH Ngoại thương và thầy Đ. chính thức lên tiếng
Trao đổi với chúng tôi, thầy Đ. cho biết đã nắm được sự việc. Thầy Đ. khẳng định không hề có những việc mờ ám như những gì nữ sinh H.M chia sẻ. Hiện trường ĐH Ngoại thương đang phối hợp điều tra với cơ quan công an để xác minh sự việc.
Thầy Đ. cho hay: “Đây là nick clone mới lập từ 1 tháng trước, không hề có thông tin uy tín. Tôi và nhà trường đang phối hợp với cơ quan chức năng vào cuộc xác minh để truy vết xem ai là người đăng và họ đăng với mục đích gì.
Sự việc này không chỉ ảnh hưởng danh dự tôi mà còn liên quan đến uy tín, danh dự của trường Ngoại thương trong mùa tuyển sinh sắp tới. Khoa tôi cũng là 1 trong những khoa hot nhất ở trường. Ngoài sự vào cuộc của công an, tôi cũng sẽ đưa ra thông cáo của riêng mình trên trang cá nhân”.
Liên hệ thêm với phòng truyền thông ĐH Ngoại thương, đại diện trường cho biết đang xác minh sự việc và sẽ thông tin thêm trong thời gian sắp tới.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sự việc này.
Đại học gây tranh cãi vì huy động tiền từ sinh viên
Đại học Tây Bắc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây kêu gọi sinh viên quyên góp tiền cho lễ kỷ niệm 119 năm thành lập.
Trong bài đăng trên Weibo ngày 14/10, Đại học Tây Bắc viết "Hội cựu sinh viên chân thành đề nghị mỗi cựu sinh viên và giảng viên quyên góp số tiền bằng một ly trà sữa (11,9 tệ, khoảng 1,96 USD), mỗi học sinh có thể tặng một ly sữa đậu nành (1,19 tệ)".
Bài đăng được gửi từ tài khoản chính thức của trường cho biết thêm các nhà tài trợ cho dịp kỷ niệm 119 năm thành lập trường có thể quảng cáo bất cứ điều gì họ muốn. Để quá trình này được dễ dàng, nhà trường cung cấp hai mã QR dẫn đến các trang quyên góp - một dành cho cựu sinh viên, giảng viên và một mã khác dành cho sinh viên. Bài đăng nhằm mục đích huy động 1,1 triệu tệ (gần 4 tỷ đồng).
Đây không phải lần đầu tiên một đại học Trung Quốc cố gắng gây quỹ từ cựu sinh viên lần này nó đã gây ra sự chế nhạo trên mạng, bởi các trường đại học Trung Quốc theo truyền thống sẽ hoạt động dựa vào ngân sách nhà nước. Lời kêu gọi trở thành một hashtag thịnh hành trên Weibo với hơn 2 triệu lượt xem.
Các trường như Đại học Bắc Kinh, Phục Đán trước đây từng đề nghị cựu sinh viên đóng góp những khoản nhỏ vào các ngày kỷ niệm của trường. Bản thân Đại học Tây Bắc đã huy động tiền theo hình thức trực tuyến trong hơn một năm qua. Nhưng bằng cách nào đó, chính bài đăng hồi giữa tháng 10 mới tạo ra nhiều suy luận, tranh cãi.
Đại học Tây Bắc có trụ sở ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: China Admissions
Yang Bingxin, sinh viên đang theo học Đại học Tây Bắc, người đã đóng góp 9,9 tệ, nói cô rất buồn vì trường phải sử dụng đến hình thức gây quỹ trực tuyến. "Trường thực sự quan tâm đến nhu cầu của học sinh: có giấy vệ sinh, nước nóng và phòng tắm ở mỗi tầng. Tôi hy vọng số tiền quyên góp sẽ giúp ích một phần cho trường", Yang nói.
"Chúng tôi không hiểu tại sao đây là tin tức", một nhân viên tại trường nói và cho rằng yêu cầu đóng góp không phải là hiếm trong các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc.
Nhân viên của trường nói thêm trang quyên góp trên nền tảng di động được thành lập vào năm ngoái, sau lễ kỷ niệm 118 năm thành lập. Từ đó đến nay, trang này đã có hơn 17.000 người quyên góp trực tuyến, nhiều trong số đó ủng hộ vượt số tiền mà trường yêu cầu. Nhà trường tuyên bố đã quyên góp được gần một triệu tệ từ hai nhóm cộng lại.
"Quỹ sẽ được sử dụng vào việc phát triển của trường hoặc kết nối với các cựu sinh viên", nhân viên này cho hay.
Tọa lạc tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Đại học Tây Bắc là một phần của dự án giáo dục đại học "211" ưu tú của Trung Quốc và nhận được tài trợ trực tiếp từ chính quyền tỉnh. Những trường khác trong dự án này bao gồm Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và Đại học Tôn Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông.
Ngân sách dành cho Đại học Tây Bắc năm 2021 là khoảng 1,42 tỷ tệ, theo trang web của trường. Con số này thấp hơn nhiều so với các trường đại học do trung ương tài trợ, chẳng hạn Đại học Giao thông Tây An, cũng nằm ở Thiểm Tây được ngân sách tài trợ 11,4 tỷ tệ trong năm nay. Trong khi đó, Đại học Thanh Hoa của Bắc Kinh đứng đầu cả nước với ngân sách hàng năm lên tới 31,7 tỷ tệ.
Tổng tài trợ của Trung Quốc cho giáo dục đại học năm 2021 chỉ là hơn 101 tỷ tệ, ít hơn 5,62 tỷ so với năm ngoái do "yêu cầu thắt lưng buộc bụng và giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng từ Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia", theo một báo cáo ngân sách của Bộ Giáo dục công bố hồi tháng 3.
Nicole Chen, sinh viên đang theo học Đại học Tây Bắc, bày tỏ ủng hộ đối với trường và cho biết đã quyên góp số tiền bằng một ly trà sữa.
"Việc đó là tự nguyện, không bắt buộc. Chúng tôi có một ngân sách hạn chế từ chính quyền, vì vậy tôi nghĩ có lý do chính đáng để trường làm việc này", cô nói.
Nữ giảng viên Ngoại thương xinh như idol, thạo 3 ngôn ngữ, GPA tốt nghiệp lên đến 3.9/4.0! Giảng viên Ngoại thương đã thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn duy trì thành tích học tập tốt. Cô Nguyễn Thị Ánh Thơ (SN1993) tại Hà Nội, hiện là giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Cô Ánh Thơ được sinh viên yêu mến mệnh danh "cô giáo thiên thần" bởi không chỉ...