Nóng: Người ngoài hành tinh sắp được tìm thấy ở nơi này!
Tiến sĩ người Armenia tên Garik Israelian bày tỏ hy vọng các nhà khoa học sẽ tìm thấy người ngoài hành tinh trong mấy thập kỷ tới. Sao Hỏa được cho là một vị trí tiềm năng cho nơi ở của sinh vật ngoài Trái đất.
Nhà vật lý thiên văn người Armenia, tiến sĩ Garik Israelian, 57 tuổi, bày tỏ hy vọng các chuyên gia sẽ sớm tìm thấy người ngoài hành tinh trong vài thập kỷ tới.
Theo tiến sĩ Israelian, con người có thể sẽ phát hiện sinh vật ngoài hành tinh trong thập kỷ tới và có thể là ở sao Hỏa.
Những phát hiện này sẽ có tác động lớn tới nhân loại cũng như buộc con người thay đổi suy nghĩ về sự sống trong vũ trụ.
“Tôi nghĩ các nhà khoa học sẽ tìm ra sự sống thông minh ngoài hành tinh trong thời gian tới. Ít nhất, chúng ta sẽ tìm thấy các dấu hiệu rõ ràng về sự sống thông minh ngoài hành tinh. Đó sẽ là phát hiện gây chấn động” – Tiến sĩ Israelian nhận định.
Tiến sĩ Israelian cho biết thêm việc tìm thấy người ngoài hành tinh sẽ là một phát hiện rất thú vị trong giới khoa học.
Ông Israelian là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông có hơn 500 nghiên cứu khoa học về hố đen, sao Neutron…
Nhà vật lý thiên văn 57 tuổi đưa ra nhận định trên sau khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng thành công tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance để tiếp tục tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái đất.
Tàu Perseverance có trị giá hơn 2 tỷ USD được lập trình để triển khai một trực thăng mini trên sao Hỏa và thử nghiệm các thiết bị phục vụ những nhiệm vụ của NASA do con người thực hiện trong tương lai.
Nhiều chuyên gia tin rằng sao Hỏa là nơi sinh sống của một số vi sinh vật nhỏ cách trái đất hàng tỷ năm.
Do đó, họ hy vọng sao Hỏa có thể vẫn còn sự sống tới ngày nay. Khi ấy, con người sẽ tìm thấy sự sống ngoài hành tinh.
Mời độc giả xem video: Thụy Sĩ mở lớp dạy ngôn ngữ của người ngoài hành tinh. Nguồn: VTC14
Sốc: Hệ Mặt Trời còn 'giấu' 2 hành tinh đại dương nhiều nước hơn Trái Đất
Hành tinh đại dương giống Trái Đất - loại thiên thể giới thiên văn luôn mong tìm thấy trong cuộc săn sự sống ngoài hành tinh - ở gần chúng ta hơn nhiều so với tưởng tượng trước đây.
Nếu như các nhà thiên văn từng vui mừng vì tìm được TRAPPIST-1, một hệ sao cách Trái Đất 39 năm ánh sáng với 7 hành tinh đại dương, thì phát hiện mới của nhóm khoa học gia từ Trường Nghiên cứu Cao cấp Quốc tế (SISSA) ở Trieste (Ý) và Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) thực sự gây sốc.
Họ khẳng định Trái Đất không phải là hành tinh đại dương duy nhất trong Hệ Mặt Trời, mà còn có Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Hai thế giới này thậm chí còn nhiều nước hơn cả Trái Đất!
"Chân dung" 2 hành tinh đại dương mới được phát hiện của Hệ Mặt Trời - ảnh: Federico Grasselli
Hành tinh đại dương - những "aquaplanet" huyền thoại - là cụm từ để chỉ những thế giới có nhiều nước trên bề mặt hoặc dưới bề mặt. Trong vũ trụ, nước là điều kiện quan trọng hàng đầu để một thiên thể có thể lưu giữ sự sống. Tất nhiên, không phải nơi nào có nước cũng có sự sống, nhưng đó là dấu mốc đầu tiên mà các nhà thiên văn tìm kiếm khi săn sự sống ngoài hành tinh.
Một số nghiên cứu gần đây từng khẳng định còn có những thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời là thế giới đại dương. Nhưng chúng không phải hành tinh, mà chỉ là mặt trăng hoặc hành tinh lùn: mặt trăng Europa, Ganymede, Callisto của Sao Mộc; mặt trăng Enceladus, Dione của Sao Thổ; mặt trăng Triton của Sao Hải Vương; các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương, Ceres...
Nhưng Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương là 2 hành tinh đại dương đúng nghĩa, theo giáo sư Federico Grasselli và Stefano Baroni của SISSA. Nước của chúng không giống nước Trái Đất, mà tồn tại dưới 3 dạng: băng, lỏng và "nước siêu ion". Nước siêu ion có một số phân tử phân ly thành ion âm và ion dương, do đó mang điện tích. Loại nước này chỉ tồn tại ở nhiệt độ và áp suất cực kỳ khắc nghiệt, nằm ở trạng thái lơ lửng giữa lỏng và rắn và là loại nước chủ yếu 2 hành tinh sở hữu.
Tuy được xem là "hành tinh khí", nhưng "nội thất" của 2 hành tinh này thậm chí có thể nhiều nước hơn cả khí. Dưới bầu khí quyển dày đặc là vỏ băng dày, phần giữa vỏ băng và lõi đông lạnh có thể hoàn tòa là đại dương!
Các nhà khoa học đang tiếp tục dùng nhưng bằng chứng mới để khảo sát lịch sử hành tinh và cách chúng hình thành. Chưa có bằng chứng nào cho thấy có dạng sống kỳ lạ nào có thể tồn tại trên 2 hành tinh siêu lạnh và toàn là "nước siêu ion" này hay không, nhưng có lẽ khả năng đó rất thấp.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
Tiểu hành tinh bay qua Trái đất tháng 8/2020 có nguy hiểm không? Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhà vật lý thiên văn Yuri Balega cho biết, tiểu hành tinh 2009 PQ1, bay qua Trái đất vào tháng 8/2020, sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho hành tinh của chúng ta. Ảnh minh họa. "Tiểu hành tinh PQ1 2009 sẽ tiếp cận Trái đất vào tháng 8 này, và theo...