Nông nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển công nghệ sinh học và thân thiện môi trường
Ngày 6/9, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã đến thăm Trung tâm nghiên cứu BIOMIN ở Tulln, gần thủ đô Vienna.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan tham quan phòng thí nghiệm công nghệ. Ảnh: Hồng Kỳ/PV TTXVN tại Trung và Đông Âu
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tháp tùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu tham dự Hội nghị các Chủ tịch Nghị viện thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo, ngày 6/9, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã đến thăm Trung tâm nghiên cứu BIOMIN ở Tulln, gần thủ đô Vienna. Ông Eichtinger, Giám đốc Ngoại vụ bang Hạ Áo và ban lãnh đạo Trung tâm đã tiếp và mời Bộ trưởng Lê Minh Hoan tham quan các cơ sở nghiên cứu.
BIOMIN là công ty thuộc tập đoàn DSM hàng đầu thế giới về giải pháp sức khỏe dinh dưỡng vật nuôi, phát triển và sản xuất các chất phụ gia thức ăn và các nguyên tố vi lượng, các dịch vụ nhằm nâng cao năng suất và sức khỏe vật nuôi theo phương pháp tự nhiên và kinh tế. BIOMIN bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1995 và hiện đang đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu và sản xuất phục vụ nông nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương với tổng số vốn hơn 30 triệu USD.
Ban lãnh đạo và các nhà khoa học của Trung tâm đã giới thiệu với Bộ trưởng Lê Minh Hoan tổng quan về công tác nghiên cứu của BIOMIN ở Áo và các cơ sở nghiên cứu tại Việt Nam; các giải pháp công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao DSM & BIOMIN phục vụ lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trọng tâm trong sản xuất tại Việt Nam. Sau khi nghe giới thiệu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã tham quan các cớ sở nghiên cứu công nghệ cao và các phòng thí nghiệm công nghệ của trung tâm.
Theo ông Franz Waxenecker, Giám đốc phụ trách Phát triển triển và Đổi mới của BIOMIN, cũng như nhiều nước trên thế giới, nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có vấn đề tìm biện pháp để nâng cao sức khỏe và năng suất vật nuôi thông qua các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và giảm thiểu phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. Từ năm 1995, BIOMIN đã nghiên cứu các giải pháp về nông nghiệp, dinh dưỡng vật nuôi và khoa học đời sống nhằm đưa ra các phương thức khoa học tiên tiến, chất lượng cao giúp nông dân Việt Nam giải quyết những thách thức này.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan tham quan phòng thí nghiệm công nghệ. Ảnh: Hồng Kỳ/PV TTXVN tại Trung và Đông Âu
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết thông qua trao đổi của BIOMIN cho thấy trình độ phát triển công nghệ sinh học của thế giới đã tiến xa. Việt Nam cần có cách tiếp cận, hợp tác với các tập đoàn, công ty hàng đầu trên thế giới để rút ngắn khoảng cách, nhanh chóng chuyển đổi sang nền sản xuất nông nghiệp có hàm lượng tri thức, khoa học cao, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, sinh học, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, giảm thiếu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. BIOMIN đã định hướng phương thức tiếp cận khoa học tiên tiến để tạo ra những sản phẩm và mô hình phù hợp đối với ngành chăn nuôi thủy sản, nhằm phát triển theo hướng đảm bảo sức khỏe và không làm biến đổi hệ sinh thái. Đây là tri thức và kinh nghiệm tốt để Việt Nam thúc đẩy đổi mới hệ thống khoa học công nghệ, làm nền tảng cho tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Diện tích cây trồng công nghệ sinh học ở Việt Nam tăng chậm
Diện tích trồng cây ngô biến đổi gen của Việt Nam đến nay khoảng 90.000ha, chiếm khoảng 10% diện tích trồng ngô của cả nước.
Chia sẻ tại hội thảo "Đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp Việt Nam" do Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (VSTA) cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức diễn ra mới đây, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch VSTA nhìn nhận, diện tích cây trồng công nghệ sinh học ở Việt Nam tăng rất chậm.
Theo ông Định, từ năm 2015, Việt Nam đã phê chuẩn các giống cây trồng công nghệ sinh học như ngô vào sản xuất thương mại nhưng đến nay, diện tích ngô biến đổi gen tăng rất chậm, diện tích canh tác rất khiêm tốn trong khi Việt Nam đang gia tăng nhập khẩu ngô.
Theo VSTA, hiện diện tích trồng ngô nói chung của Việt Nam đang giảm rất mạnh, chỉ khoảng 990.000 ha, bao gồm tất cả các loại ngô như ngô dùng trong chăn nuôi, ngô sinh khối...
Trong khi đó, lượng nhập khẩu ngô của Việt Nam gia tăng mạnh qua các năm, trung bình Việt Nam nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn ngô/năm, nhưng vào năm 2019 Việt Nam nhập khẩu 12 triệu tấn, lượng nhập khẩu tăng vọt do có nguyên nhân doanh nghiệp tạm nhập để tái xuất đi nước thứ 3.
Diên tích trồng ngô biến đổi gen ở Việt Nam hiện khoảng 90.000ha
Diện tích trồng ngô giảm, năng suất lại thấp, trung bình chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha, quy mô sản xuất cũng rất manh mún.
Theo báo cáo của tổ chức ổ chức quốc tế và Ứng dụng và tiếp thu công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), với việc có thêm 3 quốc gia châu Phi, số lượng các quốc gia canh tác cây trồng CNSH đã tăng lên 29 vào năm 2019.
Trong đó, 5 quốc gia dẫn đầu với diện tích cây trồng CNSH lớn nhất là Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ. Ước tính, khoảng 1,95 tỷ người, tương đương với 26% dân số thế giới, được hưởng lợi từ CNSH vào năm 2019.
Tiến sỹ Rhodora R. Aldemita, Giám đốc khu vực Đông Nam Á kiêm Giám đốc Trung tâm Kiến thức toàn cầu về CNSH của ISAAA cho biết thêm: "Năm 2019 có 190,4 triệu ha cây trồng CNSH được canh tác góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, tính bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như nâng cao đời sống của hơn 17 triệu nông dân ứng dụng CNSH cùng gia đình của họ trên toàn cầu".
Tại Việt Nam, cây trồng CNSH đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ 2015 trên cây ngô.
Việc đưa các giống CNSH thời điểm đó được xem là một trong các công cụ quan trọng giúp tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, gia tăng giá trị và giúp nông dân trồng ngô có thêm lợi nhuận, từ đó củng cố năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo nguồn cung cho chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước.
Năm 2019, tổng diện tích canh tác ngô CNSH khoảng 92.ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô cả nước.
Vào năm 2019 - 2020, VSTA phối hợp với Viện PG Economics (Anh quốc) đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá và phân tích tác động của cây ngô CNSH với các tính trạng chuyển gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ sau 5 năm canh tác. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn nông dân trồng ngô (cả các giống ngô lai thường và ngô CNSH) tại các vùng sản xuất ngô trọng điểm của cả nước. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ nông hộ tại Việt Nam về cây trồng CNSH.
Năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%
Đáng nói, lượng thuốc BVTV sử dụng khi canh tác ngô CNSH giảm đáng kể: với thuốc từ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%; các tác động môi trường tính toán được từ việc giảm các loại thuốc này tương ứng là 36% và 77%.
Chủ tịch Quốc hội: Covid-19 là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế giới Phát biểu tại Hội nghị Các chủ tịch Quốc hội thế giới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đại dịch Covid-19 chính là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về việc phải quan tâm đến môi trường sống và sức khỏe con người. Ông Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. ẢNH GIA HÂN Sáng 7.9 theo giờ thủ...