Nông nghiệp HAGL tiếp tục làm bầu Đức buồn lòng với khoản lỗ gấp nhiều lần năm trước
Công ty nông nghiệp của bầu Đức vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 với khoản lỗ gấp nhiều lần năm trước…
Ảnh: kienthuc.net.
Hồi giữa tháng 12/2019, bầu Đức đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của HAGL tại CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai với mục đích đẩy mạnh công tác tái cấu trúc tập đoàn theo hướng mạnh dạn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực không hiệu quả và tăng cường tập trung vào nông nghiệp.
Bên cạnh việc thoái vốn ở mảng thủy điện, bầu Đức cũng đã chi hàng triệu USD để mua máy bay phục vụ nông nghiệp.
Máy bay Thrush 510P. Nguồn: asijet.com.
Cụ thể, bầu Đức đã chi hơn 1,3 triệu USD để mua chiếc máy bay Thrush 510P, đây được cho máy bay đầu tiên được sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam, Lào hay Campuchia.
Ấy vậy, mảng nông nghiệp tiếp tục làm bầu Đức buồn lòng với khoản lỗ gấp nhiều lần năm trước.
Video đang HOT
Cụ thể, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai ( HAGL Agrico, HoSE: HNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019.
Doanh thu thuần giảm mạnh so với năm 2019. Nguồn: HAGL Agrico.
Theo đó, lũy kế cả năm 2019, HAGL Agrico ghi nhận hơn 1.827 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 50% so với năm 2018. Trong đó, chủ yếu do sự sụt giảm từ doanh thu bán trái cây trong năm 2019.
Biên lợi nhuận gộp trong năm 2019 có sự sụt giảm rất mạnh so với năm 2018, cụ thể giảm từ mức 40,6% xuống còn 11,8%. Kéo theo đó, lợi nhuận gộp từ con số hàng ngàn tỷ xuống còn 214 tỷ đồng năm 2019.
Công ty nông nghiệp của bầu Đức lỗ hơn 2.300 tỷ đồng sau thuế trong năm 2019. Nguồn: HAGL Agrico.
Doanh thu, biên lợi nhuận sụt giảm mạnh là thế, chi phí trong kỳ lại đồng loạt tăng cao, như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với năm 2018.
Tổng kết năm 2019, công ty nông nghiệp của bầu Đức, HAGL Agrico báo lỗ hơn 2.300 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với khoản lỗ hơn 659 tỷ đồng năm 2018.
Theo Nhipcaudautu.vn
HVG báo lỗ 1.075 tỷ sau 2 ngày hợp tác với Thadi
Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) ghi nhận khoản lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.075 tỷ đồng, tăng thêm 599 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Đây là thông tin HVG vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán niên độ tài chính 2018 - 2019.
Theo đó, sau kiểm toán, doanh thu tăng thêm 154 tỷ đồng nhưng giá vốn tăng thêm 237 tỷ đồng khiến lãi gộp giảm 82 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí tài chính tăng thêm 54 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng thêm 84 tỷ và chi phí quản lý tăng thêm 250 tỷ đồng. Hùng Vương cũng ghi nhận mức lỗ 95 tỷ đồng ở các hoạt động khác, đồng nghĩa tăng lỗ 82 tỷ đồng.
HVG ghi nhận khoản lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.075 tỷ đồng.
Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y) nhấn mạnh, khoản lỗ sau thuế của công ty mẹ trong năm tài chính kết thúc ngày 30/9/2019 là 1.075 tỷ đồng, lỗ lũy kế 1.488,6 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn của tập đoàn vượt quá tài sản ngắn hạn 1.170 tỷ đồng.
" Những điều kiện này cùng với những vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn " , kiểm toán E&Y cho biết.
Như vậy, chỉ sau 2 ngày ký kết hợp tác chiến lược giữa Thadi và Hùng Vương, Hùng Vương đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 sau kiểm toán với khoản lỗ hơn 1.075 tỷ đồng. Con số này gấp hơn 2 lần khoản lỗ 476,2 tỷ đồng trên báo cáo mà Hùng Vương tự lập và cuối quý IV/2019.
So sánh với số liệu trên báo cáo tài chính tự lập, sau kiểm toán các loại chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng... đều đồng loạt tăng từ 20-85%. Ngoài ra, khoản lỗ từ công ty liên kết cũng tăng mạnh, ghi nhận lỗ gần 54 tỷ đồng sau kiểm toán, tăng 72% so với số liệu mà Công ty tự lập.
Hiện tại, Hùng Vương đang đầu tư vào 5 công ty liên kết và 1 công ty liên doanh với tổng mức đầu tư là hơn 781,67 tỷ đồng. Đến cuối kỳ kế toán 30/9/2019, tổng khoản lỗ đối với các khoản đầu tư này là gần 156,6 tỷ đồng, tăng 54 tỷ đồng so với con số hơn 102 tỷ đồng hồi đầu kỳ.
Kết quả, khoản lỗ mà Hùng Vương ghi nhận sau kiểm toán gấp hơn 2 lần con số trên báo cáo mà Công ty tự lập. Các khoản nợ quá hạn của Hùng Vương vẫn ở mức cao, ghi nhận hơn 1.560 tỷ đồng, trong đó phải trích lập dự phòng hơn 1.043 tỷ đồng.
Xét về cơ cấu tài chính của Hùng Vương, tính đến cuối kỳ kế toán năm 2019, Hùng Vương đang vay ngắn hạn từ các Ngân hàng hơn 2.875 tỷ đồng. Theo đó, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, khoản phải thu khách hàng, quyền sử dụng đất, máy móc, thiết bị... đều được đem ra thế chấp cho các khoản vay trên.
Trước những khó khăn về nợ nần và thua lỗ trong kinh doanh, kỳ vọng sự hợp tác với Thadi sẽ là một bước ngoặt mới đối với Hùng Vương, vực dậy "vua cá" sau cú sốc về thuế chống bán phá giá kỳ POR14 mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp cho Hùng Vương.
Sau hợp tác, Hùng Vương đặt mục tiêu doanh thu 550 triệu USD niên độ 2019 - 2020. Trong đó, xuất khẩu 100.000 tấn cá tra thành phẩm, đạt doanh thu 250 triệu USD; cũng cố mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 600.000 tấn mỗi năm và phát triển mảng chăn nuôi heo.
Nguyễn Việt
Theo Enternews.vn
HAGL Agrico tất toán xong nợ trái phiếu Tổng nợ phải trả, nhất là nợ vay dài hạn của HAGL Agrico đã giảm mạnh trong năm 2019. Lô trái phiếu 1.700 tỷ đồng dự kiến phải trả trong khoảng thời gian từ năm 2018 nhưng sau đó được gia hạn đến năm 2021. CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG) cho biết đã hoàn tất mua lại...