Nông nghiệp Hà Giang hướng tới sản xuất hàng hóa
Sau 4 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Giang đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Nông nghiệp phát triển, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Một số nông sản chủ lực đang từng bước được sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung với quy mô lớn, dần có chỗ đứng trên thị trường.
Để giúp độc giả nắm rõ hơn về những thành quả trong sản xuất nông nghiệp Hà Giang đã đạt được, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh.
Mô hình nuôi ong mật bạc hà tại xã Lũng Phù, huyện Mèo Vạc.
Thực hiện chủ trương của Bộ NNPTNT, các địa phương trong cả nước đang tích cực thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ở Hà Giang, chương trình này được thực hiện như thế nào, đâu là cơ cấu cây – con được tỉnh ưu tiên phát triển, thưa ông?
- Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hà Giang đặt ra với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho người dân và sát với điều kiện thực tế của địa phương. Vì vậy cơ cấu nông nghiệp Hà Giang sẽ tập trung trên những cây – con chủ lực.
Chúng tôi tập trung vào 3 cây, 2 con (cây cam, cây chè, cây dược liệu và con trâu- bò, con ong lấy mật). Trên tinh thần đó Hà Giang đã xây dựng một đề án rất cụ thể. Dự kiến đến năm 2020 Hà Giang sẽ nhìn nhận đánh giá kết quả triển khai đề án để biết nền nông nghiệp của địa phương đang đứng ở chỗ nào và từ đó chúng tôi sẽ xây dựng chương trình cho giai đoạn tiếp theo (2020 đến 2025).
Đến nay so với mục tiêu mà đề án tái cơ cấu nông nghiệp Hà Giang đã đặt ra, thì tất cả các chỉ tiêu chúng tôi đã hoàn thành khoảng 90%, có những chỉ tiêu đã vượt như: tổng đàn ong có khoảng 42.000 đàn (theo kế hoạch là 35.000 đàn); cam có 8.300ha (kế hoạch là 5.000ha)…
Với một địa phương còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều như Hà Giang, việc tái cơ cấu nông nghiệp chắc chắn gặp không ít khó khăn, theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất?
Video đang HOT
- Nếu tái cơ cấu không đi vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm thì không phải là tái cơ cấu. Khi bước vào sản xuất hàng hóa, khó khăn lớn nhất của Hà Giang chính là nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn có hạn, việc triển khai đề án gặp nhiều vướng mắc.
Vùng sản xuất rau công nghệ cao tại xã Quyết Tiến, huyện Quảng Bạ.
Có người nhận định về vốn khó, có người thì lại bảo không có thị trường … nhưng chúng tôi đang từng bước giải quyết vấn đề này rất rõ ràng. Ví dụ về vốn thì chúng thực hiện theo tín dụng hóa, không phải vốn theo ngân sách nhà nước cấp, mà nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất đối với từng loại. Tính từ 2016 đến nay, Hà Giang đã sử dụng hơn 600.000 tỷ đồng vốn tín dụng, trong đó lãi suất trả cho ngân hàng trên 60 tỷ và như vậy chúng tôi đã giải được bài toán khó khăn về nguồn vốn.
Vì vậy có thể nói, khó khăn nhất chính là nhận thức của người dân và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với tỉnh xa như Hà Giang thì các sản phẩm của chúng tôi đều phải cõng thêm chi phí nhất định liên quan đến điều kiện đất đai, sản xuất nhỏ do vậy giá thành lớn.
Thời gian qua, Hà Giang cũng đã kêu gọi được nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp, ông có kỳ vọng gì vào sự đột phá này?
- Sản xuất hàng hóa phải có các doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp đồng hành thì cần kiên trì, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và tạo ra những sản phẩm chỉ có Hà Giang mới có để giữ được mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng, đồng thời làm tốt công tác truyền thông để người tiêu dùng biết được sản phẩm đó là của Hà Giang và kết nối để tiêu thụ sản phẩm .
Đây là vấn đề quan trọng mà ngành nông nghiệp cùng với ngành công thương Hà Giang cần tìm ra được những phương án giải quyết hợp lý trong thời gian tới.
Định hướng, chủ trương của tỉnh trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian tới là gì, thưa ông?
- Sau khi đề án Tái cơ cấu nông nghiệp được đưa vào triển khai đến nay Hà Giang đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận đó là: tập quán, tư tưởng sản xuất của người dân đã có những thay đổi rất lớn, người dân đã biết cùng nhau liên kết lại để tổ chức sản xuất theo tổ HTX, HTX… giải quyết được vấn đề từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm; Bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, ngoài việc cơ sở hạ tầng được đầu tư thì thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng lên. Và cái đổi thay mang tính đột phá, quyết định nhất đó là cách nghĩ, cách làm của người nông dân đã có sự thay đổi, bà con đã biết cách bán hàng trong nông nghiệp; biết tìm kiếm thị trường cái này sẽ quyết định tất cả mọi vấn đề trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Giai đoạn tới 2020 – 2025, Hà Giang sẽ tập trung cao vào 3 vấn đề chính đó là: Tăng trưởng xanh, tức là sản phẩm của Hà Giang phải là sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phục vụ người tiêu dùng, chúng tôi không tham về số lượng; Phải định hướng cho người dân hướng tới sản xuất hàng hóa, làm ra sản phẩm của chính mình; và cuối cùng là thực hiện được đầy đủ các chỉ tiêu phụ.
Với Hà Giang vấn đề dồn điền đổi thửa không thành vấn đề đặt ra lớn vì đặc thù của Hà Giang là miền núi, chúng tôi chỉ tập trung ở 3 vùng là Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, những nơi có đủ điều kiện dồn điền đổi thửa thì mới tập trung vào đó, nhưng không mong muốn lớn về chương trình này.
Việc dồn điền đổi thửa để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của Hà Giang chỉ được thực hiện khi giải quyết được 2 vấn đề: Sau khi dồn xong thì phải sản xuất hàng hóa thì mới dồn điền đổi thửa; Diện tích tối thiểu sau khi dồn phải có từ 3ha trở lên thì mới cho dồn. Còn các nơi khác có diện tích ruộng bậc thang lớn sẽ không dồn, vì nếu làm ra sẽ tạo áp lực cho tuyến huyện và không hiệu quả, và dồn xong mà không sản xuất hàng hóa thì chỉ mất tiền vì vậy chúng tôi sẽ không làm.
Xin cảm ơn ông.
“Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hà Giang đặt ra với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho người dân và sát với điều kiện thực tế của địa phương. Vì vậy cơ cấu nông nghiệp Hà Giang sẽ tập trung trên những cây – con chủ lực”.
Theo Danviet
Chương trình OCOP Hà Giang: Nâng tầm các đặc sản vùng miền
Nhằm khai thác thế mạnh về điều kiện khí hậu, tiềm năng du lịch và các sản phẩm chủ lực mang nét đặc trưng riêng, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Đề án Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) với mục tiêu đưa các đặc sản vùng miền lên một tầm mới.
Tập trung phát triển sản phẩm đặc trưng
Mặt dù mới triển khai, nhưng Chương trình OCOP ở Hà Giang đang có hiệu ứng tích cực. Đến nay đã có 27 chủ thể đăng ký tham gia với 37 sản phẩm, trong đó có 8 sản phẩm là ý tưởng, 13 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 2 sản phẩm đạt hạng 3 sao; 14 sản phẩm đạt hạng 2 sao; nhận thức của cán bộ, người dân được nâng lên; đã hình thành bộ máy triển khai chương trình từ tỉnh đến xã; xác định, lựa chọn được sản phẩm, nhóm sản phẩm thế mạnh để nâng cấp, phát triển.
Sản phẩm đặc trưng sẽ là thế mạnh để Hà Giang thực hiện thành công chương trình OCOP trong thời gian tới.
Việc lựa chọn sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Đồng thời, tạo đà để người dân vùng nông thôn tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mà mình tạo ra... Vì vậy, để đề án đi vào thực tiễn và có sức lan tỏa, năm 2018 Hà Giang đã thống nhất lấy huyện Quản Bạ làm thí điểm triển khai thực hiện và làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.
Là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh được chọn để thực hiện chương trình, ông Hạng Dương Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ chia sẻ: Trong tổng thể kinh tế xã hội, phát triển các sản phẩm theo chương trình OCOP là một trong những mục tiêu lớn của địa phương, huyện xác định phải tận dụng lợi thế, tiềm năng thế mạnh của địa phương tạo ra việc làm, tạo ra sản phẩm giúp cho bà con có thu nhập tốt hơn từ những sản phẩm truyền thống.
Nhằm từng bước đưa các sản phẩm tiếp cận với thị trường, đạt tiêu chuẩn Quản Bạ đã tập trung triển khai thực hiện cấp mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, địa chỉ, hạn sử dụng cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Thông tin về sản phẩm đều được thể hiện rất rõ, khách hàng có thể kiểm tra được nguồn gốc xuất sứ để nhận diện sản phẩm.
Phấn đấu 100% xã có sản phẩm OCOP
Theo ông Nguyễn Đức Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang: Hà Giang hiện đang có một số sản phẩm về dược liệu, chè đáp ứng được các tiêu chuẩn về sao cấp tỉnh. Giai đoạn tới chúng tôi sẽ kỳ vọng làm sao có những sản phẩm được gắn sao cấp trung ương và phấn đấu thêm 5 sản phẩm gắn sao cấp tỉnh để đảm bảo đúng tinh thần nghị quyết tỉnh đã đề ra.
Mục tiêu đến năm 2030, Hà Giang phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP.
Để hiện thực mục tiêu trên tỉnh đã có định hướng phát triển từng bước. Theo đó, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Giai đoạn 2020 - 2030 sẽ mở rộng ra tất cả sản phẩm truyền thống có tiềm năng sản xuất hàng hóa và du nhập thêm các sản phẩm mới
Cũng theo ông Thành, từ khi triển khai chương trình OCOP thu nhập của người dân được nâng lên, hình thái tổ chức sản xuất đã có sự thay đổi, từ sản xuất nhỏ lẻ đã hình thành các tổ chức kinh tế như HTX, nhận thức của người nông dân đã có sự thay đổi, không tự cung tự cấp thuần túy mà đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.
Theo Danviet
Trước nguy cơ bị phá dỡ, công trình Mã Pí Lèng Panorama bỗng được phủ sơn màu xanh Mặc đề xuất phá dỡ một phần công trình Mã Pí Lèng Panorama của Sở Xây dựng Hà Giang, chủ đầu tư vẫn đang gấp rút phủ sơn màu xanh lên công trình này. Mới đây, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất với tỉnh Hà Giang về việc cải tạo, chỉnh trang nhà hàng, nhà nghỉ Mã Pí Lèng Panorama (huyện Mèo...