NÓNG: Micosoft bất ngờ muốn hợp tác với nông nghiệp Việt Nam
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN, Michael Michalak về tháo gỡ một số vướng mắc trong trao đổi về các vấn đề thương mại, kỹ thuật giữa Việt Nam- Hoa Kỳ. Tại buổi đàm phán, đại diện Tập đoàn công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ- Microsoft bày tỏ mong muốn được hợp tác với phía Việt Nam trên lĩnh vực nông nghiệp.
Tại buổi làm việc, đại diện Công ty Cargill cho biết, Việt Nam đã có Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT về việc ban hành danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Trong đó có quy định rõ về ngừng sử dụng một số loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng. Cargill hoàn toàn ủng hộ chủ trương này của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nông dân đang sử dụng với mục đích phòng ngừa, điều trị bệnh… cho vật nuôi. Nếu thực hiện theo quy định này sẽ hạn chế đáng kể khả năng phát triển chăn nuôi của trang trại, nông dân. Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, đây là ý kiến cũng rất tích cực.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan trong chăn nuôi đang là thảm họa.
Trong khi loài người đứng trước thảm họa kháng kháng sinh vì có trào lưu chung hiện nay là lạm dụng sử dụng kháng sinh, Việt Nam cũng đang trong tình trạng đó.
Bởi vậy, ngay từ bây giờ phải có hành lang để làm sao ngăn cản vấn đề này, nhất là trước tình trạng biến đổi khí hậu làm nảy sinh nhiều dịch bệnh như hiện nay.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam đồng tình và sẽ cùng với các doanh nghiệp làm rõ sản phẩm nào kiên quyết hạn chế thấp nhất dùng cho mục đích kích thích trong tăng trưởng, đặc biệt là trong phòng ngừa.
Xu hướng sẽ lựa chọn giải pháp tổng thế chứ không phải giải pháp dùng kháng sinh. Trong điều trị bệnh sẽ phải có cán bộ thú y chỉ định.
Trên nguyên tắc minh bạch, Việt Nam sẵn sàng tiếp thu ý kiến doanh nghiệp nhằm mục tiêu trên.
Hai bên đã có buổi đàm phán khá thẳng thắn
Về việc bột bã ngô (DDGS) nhập khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam, theo quy định từ tháng 4.2017 phải phun trùng để xử lý mọt trước khi xuất cảng.
Hiện mỗi bên đang đề nghị xử lý bằng một chất khác nhau, cần có sự thống nhất trong việc sử dụng hóa chất để xử lý mọt.
Với kiến nghị trên của doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, mục tiêu của cả hai nước là quản lý dịch hại để không có sự làn truyền, bảo vệ thế giới phát triển bền vững. Do đó, cần có giải pháp để không có con mọt đó vào Việt Nam.
Mỗi nước đã đề xuất một nhóm giải pháp khác nhau và điều này là bình thường. Bộ trưởng cho biết, sẽ chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật cùng với các doanh nghiệp để đưa ra việc xử lý hiệu quả nhất và cả hai bên đều chấp nhận được.
Trước kiến nghị của doanh nghiệp về việc Việt Nam ngừng tiếp nhận đăng ký một số loại thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu, đặc biệt sử dụng cho cây lúa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, xu hướng nông nghiệp Việt Nam là rất cần phân bón thân thiện môi trường, đặc biệt là phân hữu cơ, phân vi sinh, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp. “Việt Nam là đất nước chưa phát triển nhưng rất có ý thức trong bảo vệ môi trường. Cũng như các quốc gia khác, mỗi bước đi Việt Nam cần nhìn nhận lại để có sự kiểm soát về quản lý”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Tại buổi đàm phán, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã bày tỏ quan điểm nhất quán của Việt Nam về phát triển môi trường nông nghiệp Việt Nam bền vững, hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và ngưng sử dụng một số hóa chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới môi trường.
Video đang HOT
Về việc Tập đoàn Microsoft đề cập đến vấn đề mong muốn hợp tác với Vụ Khoa học công nghệ của Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhiệt liệt hoan nghênh, đặc biệt là khi đang đứng trước bối cảnh thực hiện nền công nghiệp lần thứ 4 của thế giới.
Bộ trưởng cử Vụ Khoa học công nghệ và Vụ Hợp tác quốc tế sẽ tham gia bàn sâu hơn về những vấn đề hợp tác trong thời gian tới.
Ông Michael Michalak, Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN cảm ơn về những phản hồi của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trước những kiến nghị của doanh nghiệp đã đưa ra.
Theo ông Michael Michalak, cách tốt nhất để xử lý những vướng mắc, khó khăn vô cùng phức tạp là bởi các chuyên gia của các đơn vị chức năng cùng với các doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN, Michael Michalak
Do vậy, tốt nhất là hai bên cùng tạo hành lang, khuôn khổ để các chuyên gia làm việc với nhau và có thể hoàn toàn yên tâm với kết quả công việc của họ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn trong thời gian tới, khai thác về thương mại, đầu tư… giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nữa, đặc biệt là trong nông nghiệp.
Theo Theo Bích Hồng (TTXVN)
2017 - kỳ vọng, kiến tạo và hành động
Phóng viên NTNN ghi nhận ý kiến của đại diện nhiều tầng lớp, lĩnh vực, nghề nghiệp về kỳ vọng và mong mỏi trong năm mới 2017.
Ông Phạm Hồng Hải - Tổng Giám đốc:
HSBC Việt Nam: Nhiều tín hiệu tốt với nền kinh tế
Trong năm 2017, tôi kỳ vọng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là một ngôi sao sáng trong khu vực. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn tạo thế cạnh tranh nổi bật và tiếp tục chiếm lĩnh những thị trường mới trong khi lạm phát được kiềm chế. Dòng vốn đầu tư trực tiếp sẽ tiếp tục và góp phần làm xuất khẩu tăng trưởng trong những năm tới. Trong khi khả năng Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP là một bất lợi, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu với những hiệp định thương mại đang ký hoặc sẽ ký với các nước đối tác.
Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà bán lẻ với dân số hiện đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN.
Chiến lược phát triển dựa vào nhân công giá rẻ sẽ không thể là một chiến lược bền vững của một quốc gia. Việt Nam cần xác định những thế mạnh cạnh tranh bền vững của mình (ví dụ như nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin) và cần đầu tư vào công nghệ trong các lĩnh vực này để tạo giá trị cạnh tranh bền vững. Một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp. Việt Nam rất cần một chiến lược phát triển đất nước trong 20 - 30 năm tới với một tầm nhìn dài hạn, các mục tiêu rõ ràng, từng cột mốc cụ thể theo thời gian, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân và các bộ ngành đối với việc đạt được các cột mốc này và thường xuyên tiến hành rà soát lại việc thực hiện chiến lược.
Chính phủ gần đây quyết định bán toàn bộ phần vốn nhà nước tại các công ty như Vinamilk, Sabeco, Habeco... là tín hiệu rất đáng mừng cho nền kinh tế. Chỉ khi chúng ta thực sự chấp nhận sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta mới thực sự thay đổi được cách thức, bộ máy quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này.
Tôi nghĩ trong năm 2017, chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, mục tiêu tiếp tục của đất nước trong 5 năm tới.
TS Mai Thị Ánh Tuyết - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:
Phát triển nông nghiệp có tính chiến lược
Năm 2016, trên cơ sở thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ và Bộ NNPTNT đã có những đánh giá đi vào thực chất của vấn đề, có tính chiến lược trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Vai trò của Bộ NNPTNT đã thể hiện rất rõ nét trong việc tham mưu cho Chính phủ để đề ra các giải pháp để thực hiện đúng hướng trong tái cơ cấu nông nghiệp. Đó là sản xuất sản phẩm nông nghiệp tập trung vào vấn đề chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và gắn với thị trường tiêu thụ.
Các mũi nhọn mà ngành nông nghiệp đang tập trung, tôi thấy cũng rất phù hợp. Thứ nhất là tái cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, thứ hai đẩy mạnh ứng dụng KHKT, công nghệ cao, thứ ba là đẩy mạnh phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Cới sự năng động của Bộ NNPTNT, bên cạnh đó cần sự phối hợp tốt với Bộ Công Thương, chúng tôi tin sẽ thực hiện được đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp theo lộ trình đã đề ra.
Luật sư Nguyễn Quang Tiế n (Đoàn luật sư TP. Hà Nội):
Hoạt động của Chính phủ hướng tới xã hội thực sự
Sau vài tháng Chính phủ mới ra mắt và hoạt động, đã có thể xác định là một Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính, biểu hiện là sự năng nổ trong điều hành hoạt động và thái độ điều hành, chỉ đạo đến nơi đến chốn của Chính phủ cũng như các thành viên Chính phủ. Điều đó đã tạo ra những ấn tượng trong quần chúng nhân dân, tạo ra sức lan tỏa, tạo sinh khí mới đến các bộ, ngành và các địa phương.
Hoạt động thời gian qua của Chính phủ là biểu hiện xu hướng hướng tới xã hội thực sự, nghĩa là hạn chế đi phần quản lý hành chính của phía nhà nước, chuyển sang cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Nếu làm tốt theo định hướng này thì vai trò kiến tạo của Chính phủ sẽ được khẳng định rõ nét.
Doanh nghiệp, nông dân đều mong được Nhà nước tiếp sức kịp thời, gỡ khó khăn để hoạt động hiệu quả trong năm 2017 và thời gian tới. T.L
Ông Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội:
Nhận diện tiêu cực phải đi đôi với xử lý kịp thời
Điểm đáng chú ý là sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, Quốc hội khóa XIII cũng đã tiến hành kiện toàn nhân sự Nhà nước theo thẩm quyền để ổn định bộ máy. Đến Quốc hội khóa XIV sau đó, các hoạt động giám sát và chất vấn dưới sự điều hành linh hoạt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nâng cao chất lượng, đặc biệt là giám sát tối cao thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn. Chính từ những hoạt động trên, năm qua chúng ta phát hiện ra được nhiều vấn đề bất cập trong tổ chức nhân sự như việc luân chuyển, đề bạt, sử dụng cán bộ. Việc này rất cần điều chỉnh sớm, nếu không khả năng nó làm hư hỏng bộ máy công quyền rất lớn.
Hy vọng trong năm 2017 với những vấn đề chúng ta đã nhận diện ra được thì phải xử lý đến nơi đến chốn. Đặc biệt là phải triệt tiêu được vấn nạn tham nhũng, rồi những bất cập trong quản lý, điều hành, triệt tiêu sự thiếu trách nhiệm trong bộ máy công quyền.
Ông Phùng Xuâ n Nhạ - Bộ trưởng Bộ GDĐT:
2017 sẽ là năm lắng nghe, đổi mớ i và hành động
Bước sang năm 2017, ngành giáo dục sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với bậc học mầm non tiếp tục chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở bậc học phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng... Riêng với giáo dục đại học sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Giáo dục là một ngành đặc thù với sự tác động rộng lớn. Một người đi học là biết bao người dõi theo, vì thế sự kỳ vọng dành cho ngành là hết sức lớn lao. Kỳ vọng luôn là động lực nhưng cũng là áp lực đối với toàn ngành... Vì thế, ngành giáo dục cần sự đồng hành kiên trì và niềm tin vững vàng của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh và của toàn xã hội. Vì vậy, năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm lắng nghe, đổi mới và hành động của toàn ngành giáo dục.
Ông Đỗ Văn Vẻ - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp Thái Bình:
Giảm tối đa thủ tục, gỡ vướng mắccho doanh nghiệp
2017 được nhận định là một năm sẽ diễn ra nhiều khó khăn thách thức khó lường đối với tình hình kinh tế thế giới và đó cũng là năm thử thách lớn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tôi tin tưởng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam với nhiều năm tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cũng đã chịu tác động của các đợt khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới, tất cả những khó khăn đó các doanh nghiệp Việt Nam đã biết vượt qua. Đó là kinh nghiệm quý báu để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục vươn xa trên con đường hội nhập.
Năm 2017, chúng tôi cũng tin tưởng và kỳ vọng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành; đưa ra những chủ trương, cơ chế chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, như làm sao giảm tối đa các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - trong đó có vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn, chính sách xúc tiến thương mại...
Ông Trịnh Duy Tân - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016 (xã Kim Mỹ, Kim Sơn, Ninh Bình):
Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi
Năm 2015, trang trại chăn nuôi lợn của tôi có doanh thu gần 3 tỷ đồng, trừ chi phí tôi còn lãi trên dưới 1 tỷ đồng. Năm 2016, tôi ước tính lãi ròng trên 1 tỷ đồng.
Trong những năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, tôi còn thường xuyên phối hợp giúp đỡ các hội viên, nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu bằng hình thức cấp con giống, cho ứng vốn, bao tiêu sản phẩm và hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Năm 2014, được sự tư vấn, hỗ trợ của Hội ND tỉnh, tôi đã tập hợp hội viên, nông dân thành lập HTX Chăn nuôi Tân Tiến.
Lúc đầu HTX có 28 thành viên song đến nay đã có 40 thành viên, 90 lao động thường xuyên có việc làm. Quy mô chăn nuôi của toàn HTX hiện nay có 700 lợn nái ngoại, mỗi năm xuất ra thị trường 700 tấn thịt lợn hơi, 7.000 con lợn giống. Để giúp các hộ thành viên có vốn sản xuất, tôi mạnh dạn mang tài sản của gia đình thế chấp vay vốn cho HTX, giúp HTX hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển.
Việc liên kết trong chăn nuôi sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Đặc biệt là việc tiêu thu sản phẩm sẽ thuận lợi hơn, không bị thương lái ép giá, chèn ép. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tôi phần lớn các hộ trong HTX còn chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún. Mong rằng, sang năm 2017, Nhà nước sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân chúng tôi đầu tư áp dụng công nghệ cao vào nuôi lợn, đặc biệt là việc xây dựng chuồng lạnh, xứ lý phân thải... là những việc nông dân đang rất cần.
Riêng với bản thân tôi, trong dịp tết đến xuân về này, tôi cũng cầu mong cho gia đình mình sang năm mới gặt hái được nhiều thành công hơn trong sản xuất, chăn nuôi. Đặc biệt tôi rất hy vọng sang năm 2017, Nhà nước sẽ hỗ trợ trang trại của tôi nhiều hơn, cụ thể là về mặt bằng và cho vay vốn ưu đãi để tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi lên trên 300 nái và 3.000 lợn thịt siêu nạc, nhằm cung cấp thịt thương phẩm cho thị trường cả nước.
Theo Danviet
Thủ tướng lưu ý ngành nông nghiệp 7 vấn đề Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường giải trình và nêu giải pháp tập trung khắc phục 7 vấn đề. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường mới nhận nhiệm vụ trong thời...