Nóng lòng hạ nhiệt căng thẳng thương mại, Trung – Mỹ lên lịch họp tuần tới
Theo Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, các quan chức Trung Quốc và Mỹ sẽ gặp nhau trong tuần tới để thảo luận về các vấn đề thương mại.
Reuters dần nguồn Tân Hoa Xã cho hay, ngày 12/9, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết các quan chức Trung Quốc và Mỹ sẽ họp vào tuần tới để thảo luận về các chủ đề liên quan đến thâm hụt thương mại, tiếp cận thị trường và bảo hộ đầu tư.
“Trung Quốc hoan nghênh quyết định của Mỹ hoãn tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc”, Phó Thủ tướng Trung Quốc nói trong cuộc họp với Evan Greenberg, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung sẽ diễn ra vào tuần tới (Ảnh: Reuters).
Ngày 11/9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý trì hoãn tăng thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 15/10, thay vì ngày 1/10 như tuyên bố trước đó. Đây được xem là động thái thiện chí của Mỹ trước các vòng đàm phán Mỹ – Trung.
Video đang HOT
Việc lùi lịch áp thuế cho phép các cuộc đàm phán diễn ra trước khi mức thuế quan mới có hiệu lực. 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới áp đặt mức thuế quan mới lên nhau từ đầu tháng 9, nối dài cuộc chiến thương mại gay gắt gây bất ổn cho thị trường và làm dấy lên nỗi lo suy thoái toàn cầu.
Trước đó, theo Reuters, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương đã điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán thương mại cấp cao tiếp theo vào tháng 10 ở Washington.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Vì sao Trung Quốc lần đầu phái bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán với Mỹ?
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc không trực tiếp tham gia 11 vòng đàm phán thương mại với Mỹ trước đây, nhưng tuần này lần đầu tiên sát cánh cùng nhà đàm phán số một của nước này.
Một số chuyên gia cho rằng, việc Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn lần đầu tham gia đàm phán thương mại Mỹ-Trung bên cạnh nhà thương thuyết thương mại số một của nước này, ông Lưu Hạc, cho thấy Bắc Kinh muốn củng cố lập trường đàm phán của mình. Ông Chung được nhiều người coi là chính khách, đảng viên có đường lối cứng rắn.
Ông Chung, 64 tuổi, cùng Phó thủ tướng Lưu Hạc điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 9/7 - cuộc điện đàm đầu tiên giữa các nhà đàm phán hàng đầu của hai nước kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý nối lại đàm phán thương mại trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Nhật Bản hôm 29/6.
Trong khi ông Chung trước đây tháp tùng ông Tập tại các cuộc gặp với ông Trump cả ở Ác-hen-ti-na và Nhật Bản, đây là lần đầu tiên ông tham gia đối thoại trực tiếp với các nhà đàm phán Mỹ. Điều này đặt ông Chung vào trung tâm cuộc đàm phán.
Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn là phụ tá số một của ông Lưu Hạc trong các vòng đàm phán trước trước khi thương lượng sụp đổ vào đầu tháng Năm vừa qua.
Sự xuất hiện của ông Chung trên tiền tuyến đã tăng gấp đôi số nhân vật trọng yếu phía Trung Quốc để cân bằng với sự lãnh đạo hai người của đội đàm phán Mỹ (Lighthizer và Mnuchin). Ông Chung trước đây làm việc dưới quyền ông Tập khi ông Tập lãnh đạo tỉnh Chiết Giang.
Dennis Wilder, nhà phân tích về Trung Quốc từng làm việc tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nói với Washington Post rằng, sự tham gia của ông Chung "phải được coi là sự mất tin tưởng vào ông Lưu Hạc và mong muốn của lãnh đạo (Trung Quốc) là đưa vào ai đó hiểu biết chính trị hơn". "Tôi chắc chắn rằng, việc đưa ông ấy (Chung Sơn) vào là để cứng rắn hơn với Mỹ", ông Wilder nói.
Huo Jianguo, cựu lãnh đạo Viện Hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế, đơn vị tư vấn trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói rằng, ông Chung Sơn tham gia đàm phán vì ông ấy là bộ trưởng thương mại, và điều này không cần giải thích đặc biệt.
Cuộc điện đàm tuần này đem lại rất ít tiến triển, theo tuyên bố ngắn gọn của phía Trung Quốc. Hai bên không nhất trí được về ngày đàm phán trực tiếp tiếp theo, dù cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói cuộc điện đàm "mang tính xây dựng".
Quan điểm của Trung Quốc là Mỹ nên dỡ bỏ tất cả các thuế suất trừng phạt áp đặt lên sản phẩm Trung Quốc và đối xử công bằng với doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có Huawei, China Dailyđưa tin.
BÌNH GIANG
Theo TPO/SCMP
Cố vấn Nhà Trắng kêu gọi kiên nhẫn trước các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro kêu gọi nhà đầu tư và công chúng kiên nhẫn trước các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc. "Nếu chúng ta muốn có được một kết quả tuyệt vời, chúng ta phải để quá trình đó diễn ra", ông Navarro nói với kênh truyền hình CNBC. Đồng thới cố vấn Nhà Trắng cũng nhấn...