Nóng đỉnh điểm, rủ nhau ‘trốn’ về khu rừng mát lành tuyệt đẹp cách Hà Nội hơn 100km
Khe Rỗ là khu rừng nguyên sinh tự nhiên rất ít người biết, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có diện tích hơn 7.100ha, thuộc địa phận xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Hè đến, khi tiết trời dần trở nên oi nóng, Hoàng Trung Nguyên (Bắc Giang) quyết định rủ những người bạn của mình “đi trốn” khỏi những bức tường chật chội, ngột ngạt, những ồn ào khói bụi đời thường, để đến với rừng nguyên sinh Khe Rỗ mát lành.
Từ trung tâm Bắc Giang, đi theo tuyến Quốc lộ 31, qua Lục Ngạn và qua trung tâm thị trấn An Châu khoảng 10km, du khách sẽ thấy khu chợ Vân Sơn. Đi thêm 1km nữa là đến ngã rẽ phải vào Khe Rỗ. Đường đi rất thuận lợi, xe ô tô gia đình dễ dàng đi đến tận nơi.
Đoàn của Trung Nguyên gồm 5 thành viên. Hành trình khám phá Khe Rỗ của cả nhóm khá suôn sẻ vì thời tiết đẹp, nắng ráo. Vì là khu rừng nguyên sinh, nên Khe Rỗ không thích hợp để đến vào những ngày trời mưa, độ ẩm cao. Đặc trưng địa hình ở đây là những khe sâu, núi cao cùng những cánh rừng già lâu năm. Mỗi khi thay đổi thời tiết, Khe Rỗ lại vang lên những âm thanh vang vọng như thác đổ. Chính vì vậy mà người dân địa phương đặt tên cho khu vực này là “Khuổi Lồ”, tiếng Kinh là Khe Rỗ.
Cảnh sắc của Khe Rỗ rất hoang sơ với những tán rừng rậm rập, những dòng suối mát lành cùng xen kẽ với những thác nước, ghềnh đá. Đặc biệt nhất là những hồ nước nhỏ trong xanh giữa rừng, nơi du khách có thể bơi, tắm mát.
Trung Nguyên chia sẻ, tại Khe Rỗ có 2 con suối lớn rất đẹp. Đầu tiên là suối nước Vàng với những viên đá nổi lên đủ màu sắc, lấp lánh lập lờ trong làn nước. Thứ hai là Khe Đin chảy dài với những đoạn thác cao đến 3, 4 tầng, mỗi tầng khoảng 30-40m. Những thác nước đổ xuống tạo thành vũng nước trong vắt nhìn thấy đáy như Vũng tròn, Vũng Soong…
Khí hậu tại Khe Rỗ trong lành, mát dịu, khiến bất kì ai bước chân đến cũng cảm thấy dễ chịu, sảng khoái và thư giãn, tách biệt hẳn với cuộc sống thường ngày. Do có diện tích rộng lớn, nên hệ sinh thái ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với hơn 700 loài thực vật, gần 300 loài động vật hoang dã. Trong đó có cả những loài quý hiếm trong danh sách cần được gìn giữ, bảo tồn như: thông tre, trầm hương, pơ mu, ba tích, gấu ngựa, sơn dương. Trong rừng cũng có rất nhiều cây gỗ lớn trên 500 năm tuổi. Là một khu rừng nguyên sinh còn giữ được sự hoang sơ, Khe Rỗ cũng rất thích hợp cho du khách thích mạo hiểm và muốn khám phá sự kỳ thú của thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên du khách không nên tự ý đi sâu vào khu vực rừng mà nên đi cùng với cán bộ kiểm lâm.
Video đang HOT
Do có nhiều địa hình khác nhau, nên tại Khe Rỗ, du khách có thể tổ chức rất nhiều các hoạt động: cắm trại, bơi hồ, lội suối, khám phá rừng nguyên sinh, tổ chức các hoạt động tập thể…
Người dân tộc sống ở Khe Rỗ chủ yếu là người dân tộc Tày, ngoài ra còn có người Dao, người Hoa và người Kinh. Hàng ngày dân bản địa thường vào rừng khai thác các cây thuốc và nguồn dược liệu. Bên cạnh đó, do nhu cầu du lịch tại đây đang ngày càng tăng cao, nên nhiều hộ gia đình cũng làm thêm dịch vụ để phục vụ du khách.
Khi du lịch tại rừng Khe Rỗ, du khách có thể nghỉ ngơi tại những điểm lưu trú trong bản ở thôn Nà Ó. Tại những căn nhà homestay, khách du lịch được trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của đồng bào dân tộc. Hiện nay trong bản có khoảng 6 gia đình sẵn sàng cho du khách nghỉ lại với sức chứa khoảng 30 người.
Bên cạnh đó, du khách đến Khe Rỗ tham quan có thể nghỉ đêm tại nhà sàn của kiểm lâm, những người gác rừng ở đây rất thân thiện và mến khách. Hoặc nếu thích thử cảm giác ngủ đêm giữa rừng, bạn có thể cắm trại tại khu vực giao nhau của Khe O và Khe Rỗ, trải nghiệm các hoạt động du lịch đêm như đốt lửa trại hay câu cá cũng rất thú vị.
Tại Khe Rỗ có những đặc sản không thể bỏ qua như: cá trôi mắt đỏ, ốc hương suối, mật ong rừng. Tất cả đều được khai thác từ tự nhiên nên mang hương vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Nếu muốn tự nấu ăn, du khách có thể vào bản mua gà, rau, ra suối câu cá. Thế là đủ để có một bữa picnic thịnh soạn.
Với Trung Nguyên, Khe Rỗ là một chuyến đi rất thú vị với nhiều kỉ niệm vui. Đáng nhớ nhất là khi Nguyên mải tập trung nướng gà quá đến mức trôi mất luôn cả đôi dép, phải đi chân trần về. Tuy nhiên chiến lợi phẩm chính là khoảng thời gian được thư giãn, thả trôi trong dòng nước mát lành và thiên nhiên tươi đẹp. Nguyên chắc chắn sẽ còn quay lại Khe Rỗ nhiều lần nữa để “giải nhiệt” cho những ngày hè sắp tới.
Hương sen thơm ngát núi rừng An Phú
Bao quanh bởi những dãy đá vôi, đồng đất An Phú của huyện Mỹ Đức xưa kia chỉ cấy được một vụ lúa, giờ đây, nhiều hộ dân chuyển sang trồng sen lấy hạt.
Khác với nhiều đầm sen ở Hà Nội, hoa sen ở An Phú nở muộn hơn, đẹp nhất là khoảng thời gian cuối tháng 6 đến đầu tháng 9 hằng năm. Với gần 200ha sen xen giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp, không gian nơi đây càng trở nên đặc biệt. Thời điểm này, có thể nói, An Phú là vựa sen lớn nhất của Thủ đô.
Hương sen thơm ngát khắp núi rừng, khung cảnh đẹp có một không hai ở vùng sen An Phú.
Thung lũng sen được mùa
Những ngày này, vùng sen An Phú đang vào mùa thu hoạch chính, từ xa xa nhìn vào, "thung lũng sen" là không gian bát ngát với thảm hoa bung nở rực hồng. Mô hình trồng sen lấy hoa và hạt của hộ ông Đinh Tiến Hanh, ở xã An Phú, là một trong những mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả tốt. Với diện tích 10ha, gia đình ông Hanh tập trung trồng các giống sen mới; cùng với bán hoa, củ, hạt sen, gia đình ông Hanh còn làm các loại trà từ hoa và lá sen. Mỗi vụ trồng sen, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi 3-4 triệu đồng/sào. Ngoài trồng sen, gia đình ông Hanh thả các loại cá (trôi, mè, trắm ốc...), nguồn thu ổn định quanh năm. Mô hình kinh tế này còn tạo việc làm thời vụ cho 3-5 nhân công với thu nhập 250.000 đồng/người/ngày...
Sen đang rộ mùa.
Giờ đây, khi Hà Nội vào thu, cả vùng quê An Phú được bao phủ bởi hương sen thơm ngát và xanh tươi của lá, màu hồng của hoa và những đài sen sắp già. Với diện tích đồng trũng, rộng hơn 200ha, cây sen là cây giúp bà con thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Mạnh Ngự chia sẻ, sen ở An Phú chủ yếu trồng lấy hạt, hiện, gần 1/2 diện tích sen của xã đã thu hoạch xong. May mắn, dù giãn cách xã hội nhưng thị trường tiêu thụ sen hạt không bị ảnh hưởng nhiều, nông dân thu hoạch, đem phơi khô, có thương lái quen đặt hàng từ trước với giá tốt.
Cảnh đẹp, sen thơm tại An Phú.
So với trồng lúa, sen cho hiệu quả gấp 3 lần mà nông dân ít tốn tiền đầu tư giống, phân bón và công chăm sóc cũng không quá vất vả. Có thể khẳng định, vụ sen lấy hạt năm nay, nông dân thắng lớn, năng suất cao, được giá. Để những cánh đồng sen đem tới đa lợi ích cho người dân địa phương, An Phú quan tâm đầu tư các tuyến đường bê tông sạch đẹp, cây xanh gắn với đường hoa ra cánh đồng sen, mở ra hướng đi mới cho vùng sen An Phú...
Sen làm đẹp núi rừng
Hoa sen làm cho cuộc sống "xanh" hơn, tươi hơn, giúp nông dân nhiều lợi ích, vừa trồng sen lấy hạt - vừa phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả. Những năm gần đây, mỗi mùa sen thu hút hàng chục ngàn người đến tham quan, chụp ảnh.
Ông Nguyễn Bá Tuyến (ở thôn Đồng Văn, xã An Phú) - một trong những hộ đầu tiên trồng sen lấy hạt kết hợp du lịch nông nghiệp cho hay: "Ý tưởng làm du lịch đối với nông dân chúng tôi rất tình cờ. Nhiều người đi qua An Phú thấy vùng sen bạt ngàn nằm dưới những dãy núi đá vôi trùng điệp thì dừng lại chụp ảnh. Sau đó, họ rủ bạn bè, người thân tới chụp ảnh rất đông. Dần dần, gia đình tôi đầu tư thêm cầu tre, chòi quán... hỗ trợ người chụp ảnh được thuận lợi, kết hợp bán thêm một số nông sản địa phương và gia tăng dịch vụ khác đi kèm...".
"Cuộc sống nay đã khác nhiều rồi. Bà con trước đây vốn chỉ biết trồng sen thì nay đã biết làm du lịch, kết hợp dịch vụ. Khi sen nở, nơi đây rực rỡ sắc màu trang phục của các bạn trẻ. Họ tới mua vé, chụp ảnh, tạo nên sức sống mới cho làng quê. Năm nay, thời gian đón khách đến địa phương tuy không nhiều (chỉ trong 1 tháng) nhưng chúng tôi tin, khi dịch bệnh đi qua, những năm tới, vùng sen An Phú sẽ thu hút nhiều du khách", anh Nguyễn Bá Minh, một hộ trồng sen lớn thôn Đức Dương nói.
Nhờ hợp thổ nhưỡng, sen trồng ở An Phú có bông to đẹp và hương rất thơm. Ở những vùng sen khác, thời điểm thưởng sen lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm, hương sen ngọt mát, dìu dịu, tinh khiết... song ở núi rừng An Phú, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thưởng sen đều thú vị bởi thời tiết ôn hòa. Đặc biệt, khi chiều buông, mặt trời nghiêng sau núi, những đàn chim bay rộn ràng khắp những cánh đồng sen càng tạo nên cảnh sắc độc đáo, ít nơi có được...
Niềm vui được mùa của người trồng sen.
Với sự quan tâm của địa phương, cây sen được quy hoạch tập trung, người dân được hỗ trợ hạ tầng, hỗ trợ tập huấn làm nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch. Chắc chắn hương sen An Phú sẽ còn bay xa, mang về cho người dân nơi đây cuộc sống sung túc hơn...
Top những nhà thờ chuyên sống ảo, chỉ cần đứng im đã có ảnh đẹp siêu thực Với những bạn trẻ thích sống ảo, ưa xê dịch thì điểm đến là các nhà thờ ở Nam Định là một trong những địa điểm du lịch hợp lý bởi chỉ cách Hà Nội 120km. Đến đây, bạn chỉ cần đứng im đã có ảnh đẹp siêu thực. Vậy chần chờ gì nữa, hết dịch xách máy ảnh, cùng nhau lên đường...