Nông dân trồng dừa Bến Tre mừng vì giá dừa trái tăng lên gấp đôi
Từ đầu tháng 3-2022 đến nay, giá dừa xiêm tại huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) tăng cao. Thương lái vào tận vườn thu mua với giá từ 100 – 120 ngàn đồng/chục (12 trái) tùy khu vực, tăng hơn 60 ngàn đồng/chục so với thời điểm trước đó.
Bà Võ Thị Kim Loan ở ấp Hưng Chánh, xã Châu Hưng (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết, gia đình bà có hơn 1,5ha dừa xiêm xanh lùn trên 5 năm tuổi, đang cho trái ổn định, trung bình mỗi tháng, bà bán trên 2.000 trái. Với giá bán 100 ngàn đồng/chục, sau khi trừ chi phí, bà Loan thu lãi hơn 8 triệu đồng.
Bà Võ Thị Kim Loan, nông dân trồng dừa xiêm xanh lùn xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre phấn khởi vì giá dừa tăng cao.
Bà Loan cho biết: Vào thời điểm thuận mùa, hàng tháng vườn dừa gia đình bà cho thu hoạch trên 3.000 trái, nhưng giá bán chỉ từ 4 – 6 ngàn đồng/chục, lãi không cao.
Video đang HOT
Thời điểm này, mặc dù sản lượng dừa giảm khoảng 25% nhưng bù lại giá cao. Gia đình bà đang tập trung chăm sóc, bón phân định kỳ để vườn dừa phát triển tốt, cho trái ổn định.
Toàn huyện Bình Đại có trên 8.000ha dừa các loại, trong đó hơn 7.460ha đang cho trái, tập trung nhiều ở các xã tiểu vùng I, II và khu vực ngọt hóa xã Thạnh Trị. Hiện huyện đã xây dựng được vùng trồng dừa hữu cơ hơn 1.502ha. Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản lượng dừa các loại đạt 26 triệu trái, trong đó dừa hữu cơ trên 1,1 triệu trái.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất dừa cho bà con ở các địa phương, từ đó, người dân mạnh dạn phát triển diện tích dừa theo mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; theo chuỗi giá trị bền vững và canh tác dừa hữu cơ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến dừa, nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dừa, tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng cho thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thạch Thất (Hà Nội)
Cùng với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất có nhiều khởi sắc nhờ thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn của TP Hà Nội.
Nhờ chủ trương đó, không chỉ bộ mặt nông thôn mới (NTM) ở huyện Thạch Thất thay đổi, mà đời sống người dân cũng ngày một khấm khá hơn.
Xã Phú Kim là một trong những địa phương đi đầu ở huyện Thạch Thất trong thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, toàn xã đã tiến hành dồn ghép được hơn 200ha đất nông nghiệp, tạo tiền đề để xây dựng, triển khai chuyển đổi 153 mô hình sản xuất từ đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh và thâm canh cá, lúa.
Trong đó, đáng chú ý là mô hình trồng bưởi Diễn ở thôn Thúy Lai. Từ vài héc-ta trồng bưởi Diễn của gia đình ông Nguyễn Điểu (75 tuổi), vài năm gần đây, diện tích trồng loại cây này ở Thúy Lai đã lên đến vài chục héc-ta, trong đó có 20ha đến vụ cho thu hoạch với thu nhập bình quân khoảng 420 triệu đồng/ha/vụ, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người ở địa phương lên 66,92 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2021. Có được thu nhập cao từ bưởi Diễn, người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng hạ tầng tạo diện mạo hiện đại, bài bản cho NTM ở địa phương. Đồng hành với người dân, UBND xã Phú Kim đã tiến hành xây dựng thương hiệu OCOP truy xuất nguồn gốc cho quả bưởi Diễn ở Thúy Lai, giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, mang lại giá trị cao và thị trường tiêu thụ ổn định.
Ông Nguyễn Đắc Lập chăm sóc vườn bưởi Diễn của gia đình.
Ông Nguyễn Đắc Lập, người dân thôn Thúy Lai chia sẻ: "Sau khi dồn thửa đổi ruộng, nhà tôi trồng 2 mẫu bưởi Diễn. Năm vừa rồi, bưởi đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Tuy chưa nhiều, nhưng so với trồng lúa thì cao hơn và cũng đỡ vất vả hơn. Có thu nhập từ trồng bưởi, tôi tiếp tục đầu tư làm đường nội vườn, xây tường bao, cổng, lắp hệ thống đèn để tiện chăm sóc, trông nom".
Một trong những điểm sáng nữa về xây dựng NTM ở xã Phú Kim là việc vận động người dân xóa bỏ lò gạch thủ công, chuyển sang chăn nuôi, ép mùn cưa làm than không khói. Do đó, môi trường sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tẩm-một chủ lò gạch trước đây ở thôn Phú Nghĩa, xã Phú Kim, mặc dù được thuê lại đất thông qua đấu thầu để chăn nuôi, sản xuất nhưng người dân không dám đầu tư nhiều để mở rộng quy mô, xây dựng nhà xưởng, chuồng trại. Nguyên nhân vì thành phố chỉ cho thuê đất 5 năm/lần đấu thầu. Từ đó, ông Tẩm kiến nghị thành phố xem xét cho thuê với thời hạn dài hơn, giúp người dân yên tâm đầu tư, làm ăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND xã Phú Kim cho biết: "Từ những kết quả đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong những năm tiếp theo; thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn bà con thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm hiệu quả, đúng quy hoạch... Đối với những kiến nghị của người dân, chúng tôi đã xem xét và thấy phù hợp. Tuy nhiên, vì vượt quá thẩm quyền quyết định của UBND xã nên chúng tôi đã thống nhất đề xuất, xin ý kiến của UBND huyện Thạch Thất; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm quy định pháp luật về quản lý đất đai, trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định".
Theo ông Nguyễn Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng NTM và NTM nâng cao của huyện. Thực hiện mục tiêu này, địa phương luôn đẩy mạnh và khuyến khích cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; khuyến khích nông dân duy trì, phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông sản an toàn nhằm tạo lòng tin, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh việc quảng bá, tiêu thụ, tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Kinh tế An Giang khởi sắc trong tháng đầu năm 2022 Kinh tế của tỉnh An Giang trong tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc, hầu hết các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Tình hình phát triển kinh tế An Giang có nhiều khởi sắc trong tháng đầu năm 2022 Theo Báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP...