Nông dân Trần Văn Gieo: “Có gieo sẽ có gặt “
Đến ấp Lộ Ngang, xã Bình Đức, huyện Châu Thành hỏi thăm nhà ông Năm Gieo, nông dân sản xuất – kinh doanh (SX-KD) giỏi thì ai cũng biết và tấm tắc ngợi khen; bởi ông sống mẫu mực, chăm chỉ làm ăn từ nghèo khó, đã cần mẫn âm thầm vươn lên khá giả.
Ông Năm tên thật là Trần Văn Gieo, tuy đã 63 tuổi nhưng vẫn miệt mài với công việc làm nông. Hỏi ông ở tuổi này sao không nghỉ ngơi, ông bảo lao động đã quen, ngồi không buồn tay, buồn chân không chịu nổi.
Ông Năm Gieo chọn nuôi bò vì lợi nhuận cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Ông Năm quê gốc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, là bộ đội ở đơn vị Quân khu 9 (1974 – 1990). Trong thời gian ở quân đội, ông kết duyên cùng bà Lê Kim Phượng, ngụ ấp Lộ Ngang, xã Bình Đức, huyện Châu Thành. Sau khi rời quân đội, ông về sống quê vợ và xem mảnh đất Bình Đức như quê hương thứ hai của mình. Ông Năm bồi hồi nhớ lại: “Lúc mới ra riêng, gia đình bên vợ cho 3.000 m2 đất sản xuất, tôi trồng hoa màu, cuộc sống cũng tạm đủ. Tuy nhiên, khi 3 đứa con lần lượt chào đời, hoa màu liên tục thất mùa, giá cả lại bấp bênh nên cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn”.
Trồng hoa màu không hiệu quả, ông đi vác lúa mướn, còn vợ đi làm công nhân để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho các con đang tuổi ăn tuổi học. Sau những ngày vác lúa mướn nặng nhọc nhưng tiền công chẳng được bao nhiêu, tối về ông trăn trở: “Chẳng lẽ mình đi làm thuê cả đời, hết sức khỏe, không còn làm được nữa thì lấy tiền đâu sinh sống? Nhà có đất thì tại sao không quyết tâm làm giàu từ mảnh đất của mình?”. Thế là ông Năm nghỉ vác lúa mướn, quyết tâm ở nhà để “làm giàu” từ mảnh đất 3.000 m2 của mình. Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại với cây màu, ông quyết định lên liếp để trồng dừa và chăn nuôi bò. “Tôi chọn nuôi bò vì vốn ít, nếu chịu khó đi cắt cỏ thì thu nhập sẽ cao. Hơn nữa, nuôi bò không gây ô nhiễm môi trường, làm phiền bà con xung quanh” – ông Năm chia sẻ.
Video đang HOT
Trở lại làm nông, ông Năm miệt mài tìm tòi các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi, chăm sóc vườn dừa. Nhờ thế, đàn bò và vườn dừa của ông luôn cho năng suất cao. Mỗi năm, đàn bò nhà ông cho ra đơi 3 chu bê con (ban đươc trên dươi 40 triêu đông), còn vườn dưa thu hoạch trung binh môi thang tư 960 – 1.200 trai. Sau một thời gian dành dụm, ông mua thêm 3.000 m2 đất sản xuất. Thấy giá dừa ở Châu Thành thấp hơn so với tỉnh Long An, ông Năm mua xe tải 3,5 tấn để chở dừa nhà; đồng thời thu mua dừa của bà con trong xóm chở sang Long An bán kiếm lời.
Từ nguồn thu nhập nuôi bò, trồng dừa, mua bán dừa, cuộc sống gia đình ông Năm ngày càng ổn định, vươn lên khá giả. Khi kinh tế gia đình đã ổn định, nguồn vốn tích lũy được, ông Năm đã mua thêm đất để mở rộng sản xuất. Từ 3.000 m2 ban đầu, nhờ chăm chỉ làm ăn, hiện nay, ông Năm đã có 3,8 ha đất sản xuất, trong đó có 3,2 ha đất sản xuất lúa ở Long An cho người em họ thuê, mỗi năm thu về khoảng 50 triệu đồng, nâng tổng lợi nhuận ông Năm thu về hằng năm trên 200 triệu đồng. Từ kết quả phấn đấu trên, 2 năm liền 2015 và 2016, ông Năm được tặng danh hiệu nông dân SX-KD giỏi cấp huyện. Không chỉ SX-KD giỏi, ông Năm còn luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào tại địa phương.
Theo Quốc Tuấn (Báo Ấp Bắc)
Quỹ hỗ trợ nông dân giúp nông dân làm giàu từ nông nghiệp
Tỉnh Trà Vinh đã giải ngân cho 1.635 lượt hộ hội viên, nông dân (ND) vay 27,4 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ ND. Qua đó, đã góp phần to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Chiều nay, 5.4, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý đã có buổi làm việc với Hội ND tỉnh Trà Vinh về tình hình nông dân, công tác Hội và phong trào nông dân tại địa phương này.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý (phải) tham quan mô hình trồng rau, màu an toàn có sự đầu tư về vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân tại Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh Huỳnh Xây.
Tại buổi làm việc, bà Lê Bích Chi - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian qua, Hội ND tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn xây dựng 73 mô hình kinh tế hợp tác gắn với xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh và thi đua "dân vận khéo"; thành lập 605 tổ kinh tế hợp tác với 9.193 thành viên tham gia. Các cấp Hội đã vận động được 487 tổ hùn vốn, với số tiền hùn lên đến 7,79 tỷ đồng. Thông qua nguồn vốn đã tạo điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất, thể hiện tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng và hình thành ý thức tiết kiệm trong hội viên, ND...
Các cấp Hội ND Trà Vinh cũng thực hiện hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đến nay, đã có trên 294.703 lượt hộ ND đăng ký thực hiện, trong đó, có trên 163.612 lượt hộ đạt danh hiệu ND sản xuất giỏi các cấp. Phong trào này đã tạo điều kiện cho 6.777 hội viên thoát nghèo.
Về Quỹ hỗ trợ nông dân, tỉnh đã tổ chức giải ngân 74 lượt dự án, với số tiền 27,4 tỷ đồng cho 1.635 lượt hộ hội viên vay. "Các dự án đầu tư từ vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đã tác động tích cực đối với tập quán canh tác, chăn nuôi của hộ hội viên, ND, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chăn nuôi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn" - bà Chi cho biết.
Về phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các cấp Hội ND tỉnh Trà Vinh còn vận động hội viên đóng góp trên 14,2 tỷ đồng, 11.925 ngày công lao động, nâng cấp và làm mới 305.551m lộ giao thông nông thôn, làm mới và sửa chữa 41 cầu bê tông, nạo vét 103.965m kênh nội đồng. Ngoài ra, các cấp Hội còn vận động xây mới và sửa chữa 361căn nhà tình thương
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý thăm mô hình nuôi bò sinh sản có sử dụng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tại xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Huỳnh Xây.
Tại buổi làm việc, ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Hội ND tỉnh Trà Vinh đạt được, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý chỉ đạo, thời gian tới, Hội ND các cấp trong tỉnh tiếp tục rà soát lại những nội dung, chương trình công tác Hội không còn phù hợp trong tình hình hiện nay để đề xuất sửa đổi. Đồng thời, tập trung thực hiện các chương trình, mục tiêu đột phá của TƯ Hội ND Việt Nam chỉ đạo trong việc bảo vệ quyền lợi của người ND, củng cố Quỹ hỗ trợ nông dân. Ngoài ra, có những đề xuất kịp thời với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về các chính sách nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới trong tình hình mới.
Thực hiện Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay ngân sách tỉnh Trà Vinh đã cấp cho qQuỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh 4 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện cấp 2,9 tỷ đồng, nguồn vận động từ các cấp Hội trong tỉnh đạt 4,55 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn quỹ này toàn tỉnh (chưa kể nguồn ủy thác từ T.Ư) hiện nay là: 15,7 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cũng yêu cầu Hội ND tỉnh Trà Vinh có sự chuẩn bị tốt các khâu cho Đại hội nhiệm kỳ tới, đặc biệt là nhân sự tại các cơ sở; llựa chọn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để bố trí làm Chi hội trưởng chi hội ND ấp.
Trước đó, sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý đã đi tham quan 2 mô hình làm giàu từ nông nghiệp (nuôi bò và trồng rau) được Quỹ hỗ trợ nông dân đầu tư tại xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành.
Theo Danviet
Chuyện xây dựng nông thôn mới ở Thạch Kênh Từ việc nhìn thẳng vào hạn chế, chỉ rõ khuyết điểm của tập thể và từng cá nhân để tìm hướng khắc phục, sửa chữa, Đảng bộ xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã củng cố lại đội ngũ, từ yếu kém vươn lên vững mạnh. Đây cũng là "cú huých" quan trọng giúp xã nghèo Thạch Kênh đạt chuẩn nông...