Nông dân rủ nhau mua bảo hiểm cho… bò sữa
Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) là một trong những địa phương triển khai thí điểm mua bảo hiểm cho bò sữa từ năm 2011.
Chỉ trong 1 năm, hơn 500 con bò sữa đã được Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô gắn số bảo hiểm, có sổ sách theo dõi quá trình phát triển và kiểm soát dịch bệnh. Nếu bò bị chết do dịch bệnh, thiên tai, chủ bò sẽ được hưởng số tiền bảo hiểm lên tới 35 triệu đồng/con, trong khi mức phí bảo hiểm cho 1 con bò sữa trong 1 năm chỉ bằng 4% giá trị con bò khi mua bảo hiểm. Chính vì thế, sau khi được tập huấn về chính sách bảo hiểm cho bò sữa, nông dân xã Tản Lĩnh rất phấn khởi, háo hức rủ nhau mua.
Chị Nguyễn Thị Nga (ở thôn Hát Giang) cho biết, năm 2012, giá trị 1 con bò sữa rất lớn, lên tới trên 60 triệu đồng. Mặc dù trong quá trình nuôi, gia đình luôn tuân thủ quy trình chăm sóc, tiêm phòng thú y nhưng vẫn không tránh được rủi ro. Vì vậy khi nhà nước triển khai chính sách thí điểm BHNN, năm đầu, gia đình chị đã thử mua bảo hiểm cho 3 con bò khỏe mạnh nhất đàn. Cũng năm đó, 2 con bò sữa có trị giá gần 100 triệu đồng của gia đình lần lượt mắc bệnh chết, muốn mua lại con khác để gây dựng đàn gia đình sẽ phải vay nợ anh em, hàng xóm. Thật may là nhờ tham gia BHNN, chị đã được chi trả 40 triệu đồng/con.
Gia đình chị Nghĩa đã yên tâm với đàn bò sữa nhờ tham gia BHNN. Ảnh: Hồng Vũ
Chị Nga chia sẻ: “Năm đó, do gia đình không thuộc diện nghèo, cận nghèo nên chúng tôi đóng mức phí bảo hiểm là 864.000 đồng/năm/con, số tiền này chỉ cần vài ngày khai thác sữa là đủ. Khi nhận 80 triệu đồng do công ty bảo hiểm chi trả, tôi mừng rơi nước mắt. Lúc đó mới thấy tham gia bảo hiểm, gia đình sẽ được chia sẻ rất nhiều. Sau đó, tôi mua tiếp bảo hiểm cho 7 con bò sữa để bảo vệ tài sản của gia đình, bởi nếu chẳng may xảy ra rủi ro thì tôi vẫn còn có vốn để tái sản xuất”.
Chị Nguyễn Thị Nghĩa ở gần nhà chị Nga cũng cho hay, năm đầu mua bảo hiểm, 1 con bò sữa của gia đình bị chết do bệnh tụ huyết trùng nên chị được đền bù 40 triệu đồng. Chị chia sẻ: “Ban đầu tôi còn ngần ngại chưa muốn mua bảo hiểm cho đàn bò sữa vì không biết quyền lợi của mình có được thực hiện đúng như quy định hay không, nếu có được chi trả bồi thường thì thủ tục cũng phức tạp, rườm rà. Nhưng thấy các hộ trong xã tham gia được hưởng bồi thường nhanh gọn, nên tôi quyết định đóng phí. Nuôi bò sữa thì hầu như năm nào cũng gặp phải rủi ro do bệnh, nếu có bảo hiểm chi trả là coi như lấy lại được một phần vốn rồi”.
Video đang HOT
Theo Danviet
"Gót chân Asin" của bảo hiểm nông nghiệp
Từng được kỳ vọng như chiếc phao cứu sinh của sản xuất nông nghiệp, giúp nhà nông yên tâm đầu tư vào ruộng vườn... nhưng sau nhiều năm triển khai, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) vẫn không thể nhân rộng. Nhu cầu về BHNN rất lớn, vậy đâu là "gót chân Asin" - điểm yếu khiến BHNN rơi vào tình trạng "đầu voi đuôi chuột"?
Theo nhiều chuyên gia, rủi ro quá lớn từ BHNN và sản phẩm bảo hiểm không phù hợp là 2 nguyên nhân chính khiến cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn nông dân không mặn mà với sản phẩm này.
Chưa phát triển như kỳ vọng
Cây lúa - một trong những sản phẩm nông nghiệp được thí điểm BHNN. T.L
Bộ Tài chính đang phối hợp Bộ NNPTNT xin ý kiến các địa phương và các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thí điểm BHNN để hoàn chỉnh báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện BHNN theo hướng không giới hạn đối tượng được bảo hiểm, không giới hạn địa bàn triển khai, thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có sự hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm của ngân sách địa phương...
5 năm trước, BHNN được thực hiện thí điểm trên cây lúa, vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm) và các đối tượng thủy sản (cá tra, tôm thẻ chân trắng, tôm sú). Những rủi ro được bảo hiểm gồm: Thiên tai, dịch bệnh như cúm, tai xanh, lở mồm long móng, bệnh thủy sản, dịch rầy nâu và một số dịch bệnh khác. Đã có hơn 304.000 hộ nông dân tham gia chương trình BHNN với giá trị khoảng 7.748 tỷ đồng, tổng số phí 394 tỷ đồng, số tiền bồi thường trên 712 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu so sánh con số 304.000 hộ trên tổng số 3,2 triệu hộ nông dân tham gia, chứng tỏ thị trường BHNN còn rất nhỏ hẹp, chưa phát triển như kỳ vọng. Ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), từng cho rằng còn thiếu quá nhiều điều kiện để đưa BHNN phát triển rộng rãi. Đó là chưa có khung pháp lý rõ ràng, chưa có cơ quan giám sát độc lập hay các đầu mối quản lý BHNN... Những thiếu sót trên khiến các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam chưa mặn mà tham gia thị trường này, dù Chính phủ đã có nhiều cam kết hỗ trợ.
Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm BHNN từ đầu những năm 2000, Công ty Bảo hiểm Groupama từng cam kết gắn bó lâu dài với nông nghiệp Việt Nam. Đến năm 2005, Groupama thu về khoảng 2.000 hợp đồng bảo hiểm chăn nuôi, bảo hiểm tai nạn, nhà ở, kho, sà lan... cho nông dân. Đại diện doanh nghiệp này cũng từng cam kết dù kinh doanh gặp khó khăn nhưng không có nghĩa là loại hình dịch vụ BHNN không có tương lai, do nông nghiệp trong nhiều năm tới sẽ vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, Groupama nhiều lần vướng vào tranh chấp, kiện tụng với khách hàng do những quy định về xác minh thiệt hại, bồi thường... không hợp lý giữa hai bên. Cũng từ đó, sản phẩm BHNN của Groupama gần như biến mất khỏi thị trường.
Người dân băn khoăn
Theo Bộ Tài chính, trong số hơn 304.000 hộ tham gia BHNN thời gian qua, có đến gần 77% hộ nghèo được nhà nước chi trả 100% phí bảo hiểm, 15% hộ cận nghèo được hỗ trợ đến 80% phí bảo hiểm. Chỉ có khoảng 8% hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo tự nguyện tham gia BHNN với mức hỗ trợ 60% phí bảo hiểm.
Khi được hỏi về việc tham gia BHNN, ông Nguyễn Văn Vượng - nông dân trồng 3,5ha lúa tại huyện Chợ Mới (An Giang), cho biết: Sản xuất lúa giá cả bấp bênh, thu mùa nào đủ trả nợ vật tư nông nghiệp mùa đó và mua lúa giống cho mùa sau, do đó việc đầu tư BHNN không nằm trong dự tính của gia đình. Ông chỉ tham gia vì được "cho không" chứ nếu phải bỏ tiền mua bảo hiểm thì "phải tính lại". Còn ông Nguyễn Đình Ba - hộ nuôi cá tra tại huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) thì lo lắng, do quy trình, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL hiện nay mỗi hộ một kiểu, trong khi đó, xem qua các quy định về bồi thường khi xảy ra sự cố, ông không an tâm vì "khó xác định rõ ràng trách nhiệm các bên lắm!".
"Tôi biết vài người mua bảo hiểm nhưng rồi cá chết không ai bồi thường, vì phía công ty bảo hiểm cho rằng nhà nông nuôi cá không đúng quy trình, cho cá ăn không đúng kiểu... Thực tế cho thấy còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng trong việc ràng buộc giữa nông dân và doanh nghiệp nên chúng tôi chưa muốn tham gia" - ông Ba phân tích.
Còn theo một đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, để đảm bảo cho hệ thống BHNN hoạt động ổn định và lâu dài, cần xây dựng lại quy trình thiết kế sản phẩm bảo hiểm để có các sản phẩm phù hợp nhu cầu của nông dân và có tính khả thi cao, phù hợp với đặc thù của từng vùng và từng điều kiện sản xuất. Đồng thời, cần đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự về BHNN để có thể nắm bắt được những kiến thức về nông nghiệp, những rủi ro, sự cố thường gặp phải, từ đó có những tư vấn, hỗ trợ nông dân hiệu quả.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, để BHNN có thể "sống được" sau giai đoạn thí điểm, cần có khung pháp lý hoàn thiện và một hệ thống chính sách đồng bộ, tạo động lực cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và nhà nông tham gia. Đồng thời, cần có một luật riêng về BHNN, trong đó có điều khoản quy định về danh mục các sản phẩm bắt buộc phải bảo hiểm là các sản phẩm lương thực, thực phẩm thiết yếu, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chiến lược và một số sản phẩm thay thế nhập khẩu. Có vậy mới khuyến khích được nhà nông và hạn chế được những tranh chấp đáng tiếc trong quá trình phát triển sản phẩm BHNN.
Ông Phạm Hoàng Lộc (xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang): Chỉ hiểu mập mờ BHNN ở tỉnh Hậu Giang vẫn chưa được triển khai sâu rộng, việc tuyên truyền, phổ biến về chính sách BHNN còn hạn chế nên nhiều nông dân vẫn còn mập mờ. Riêng tôi cho rằng, trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất thì việc tham gia BHNN rất cần thiết. Tuy nhiên, muốn thực hiện BHNN trên cây ăn trái phải nghiên cứu kỹ, vì có những đặc thù riêng. Việc xác định mùa vụ và quy trình canh tác là cơ sở để thực hiện chi trả bảo hiểm khi xảy ra rủi ro, đối với cây ăn trái mỗi người sẽ có cách làm khác nhau, nên khó xác định chính xác để bồi thường. Ông Đoàn Văn Thi (xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ): Giúp nông dân nhận thấy hiệu quả thực sự
Phải làm sao để nông dân nhận thấy được lợi ích thiết thực của việc tham gia BHNN. Thực tế cho thấy, đối với mỗi vùng, mỗi địa phương sẽ có thiên tai, dịch bệnh khác nhau khiến cho việc tham gia BHNN với quy chuẩn chung gặp nhiều bất cập, nông dân không mặn mà. Theo tôi, cần khuyến khích nhà nông áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng đến chất lượng hơn số lượng... cũng là cách để nông dân dễ tiếp cận với BHNN. Ông Lê Đình Hưởng (xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ): Chưa hiểu rõ thủ tục Tôi làm trang trại từ năm 2011, hiện trang trại có quy mô 4ha, lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên làm nông nghiệp vẫn luôn bấp bênh, nếu không may bị thiên tai hay xảy ra dịch bệnh thì chắc chắn sẽ thua lỗ, thậm chí trắng tay. Do đó, tôi cũng rất muốn tham gia chương trình BHNN, nhưng hiện tại chưa hiểu rõ thủ tục và quy định thế nào. Mong rằng nhà nước có những chính sách rõ ràng, thủ tục thuận tiện để những người làm trang trại như chúng tôi sẵn sàng tham gia mà không phải nghi ngại bất cứ điều gì. Chúc Ly - Khánh Ngân - Hồng Vũ (ghi)
Theo Danviet
Sẽ triển khai bảo hiểm nông nghiệp trên diện rộng Trả lời báo chí tại cuộc họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính mới đây, ông Nguyễn Quang Huyền cho biết: Sẽ triển khai bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo hướng: Không giới hạn đối tượng, không giới hạn địa bàn triển khai BHNN, thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có sự hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm của ngân...