Nông dân Quảng Ninh dán tem điện tử thông minh cho sản phẩm OCOP
Việc dán tem điện tử thông minh VNPT check cho các sản phẩm OCOP Quảng Ninh được triển khai thí điểm từ cuối tháng 8/2017, dán miễn phí 10.000 tem và số sản phẩm OCOP trên đã được tiêu thụ hết.
Đến nay, các nhà sản xuất hay các hộ nông dân muốn dán tem điện tử thông minh thêm thì phải chịu chi phí mua tem.
Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh vừa thực hiện thí điểm dán tem điện tử thông minh VNPT check cho 233 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, đạt 80% tổng số sản phẩm OCOP của địa phương. OCOP Quảng Ninh là chương trình “mỗi xã phường một sản phẩm” nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh.
Việc dán tem điện tử thông minh VNPT check cho các sản phẩm OCOP Quảng Ninh được triển khai thí điểm từ cuối tháng 8/2017, dán miễn phí 10.000 tem và số sản phẩm OCOP trên đã được tiêu thụ hết trên thị trường. Đến nay, các nhà sản xuất hay các hộ nông dân muốn dán tem điện tử thông minh thêm thì phải chịu chi phí mua tem.
Thông qua tem điện tử thông minh, các đơn vị cung cấp tới người tiêu dùng thông tin về sản phẩm như: nguồn gốc, đặc điểm, chủng loại, giá bán, doanh nghiệp sản xuất… Ngoài ra, VNPT check còn có công cụ hỗ trợ quản lý việc phân phối hàng hóa theo vị trí địa lý.
Video đang HOT
Người tiêu dùng chỉ cần tải ứng dụng VNPT check trên điện thoại thông minh để quét mã tem trên sản phẩm, thẩm định chất lượng trước khi mua hàng. Qua đó, hạn chế việc mua phải những sản phẩm giả hoặc biết thêm các khuyến cáo về hàng hết hạn sử dụng. Ngoài ra, khách hàng còn có thể được tiếp cận nhanh nhất các chính sách khuyến mại của nhà sản xuất.
Việc dán tem điện tử thông minh không chỉ góp phần chuẩn hóa, nâng cao sức cạnh tranh mà còn khẳng định uy tín của sản phẩm OCOP Quảng Ninh trên thị trường.
Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới Vũ Thành Long cho hay, tới đây, Quảng Ninh đang xem xét hỗ trợ việc dán tem điện tử thông minh VNPT check cho 50 sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh (khoảng 18.000 tem) trong năm 2018.
Số các sản phẩm OCOP còn lại, các hộ và đơn vị sản xuất nên chủ động mua tem về dán để nâng cao sức cạnh tranh, cũng như bảo vệ thương hiệu sản phẩm OCOP của mình
Theo Văn Đức (TTXVN)
"Đặc sản" OCOP Quảng Ninh sắp có mặt tại hệ thống siêu thị ở Hà Nội
Tối 29.9, Ban Chỉ đạo Chương trình "Mỗi làng một sản phẩm" (OCOP), Sở Công thương và Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ khai mạc Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2017. Đây là một sự kiện mở đầu trong chuỗi các sự kiện của tuần OCOP năm 2017 nhằm hướng đến mở cửa đưa các sản phẩm OCOP gần hơn với người dân trong và ngoài tỉnh.
Tuần OCOP 2017 là hoạt động thiết thực kết nối các nhà sản xuất OCOP tỉnh với các kênh tiêu thụ sản phẩm tạo đích đến và sự phát triển. Các sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường phải có chất lượng tốt, có giá cả cạnh tranh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân và du khách. Từng bước nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm OCOP với đặc tính riêng do gắn với thuộc tính bản địa của vùng đất Quảng Ninh.
Các gian hàng bày bán các sản phẩm OCOP nhộn nhịp khách thăm quan, mua sắm.
Tham gia tuần OCOP Quảng Ninh lần này có 32 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất với 30 gian hàng giới thiệu hơn 150 sản phẩm của 13 huyện, thị xã thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Các mặt hàng bán tại các gian hàng đều được chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo về chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Các sản phẩm đều được gắn tem điện tử để kết nối kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Chương trình OCOP Quảng Ninh sẽ được tiếp tục tổ chức vào các ngày cuối tháng 10 và 11 2017.
Gian hàng của bà Bùi Thị Dần, chủ cơ sở Giò chả gia truyền Quang Dần,TP.Móng Cái rất đông khách mua. Bà cho biết, đến với Tuần kết nối sản phẩm OCOP lần này, bà mang 6 món đặc sản gia truyền của gia đình đến bày bán với mong muốn nhiều người biết đến sản phẩm của gia đình hơn.
Tại buổi lễ khai mạc, ông Phạm Ngọc Thuỷ- Phó Giám đốc Sở Công thương Quảng Ninh yêu cầu: Các cơ quan, đơn vị cần tạo điều kiện hơn nữa hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, mở rộng sản xuất và hỗ trợ thị trường tiêu thụ bằng cách kết nối với doanh nghiệp, các siêu thị, các trung tâm thương mại trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Các doanh nghiệp, hộ dân, HTX sản xuất sản phẩm OCOP cần cải tiến và nâng cao mẫu mã, bao bì sản phẩm mang tính chuyên nghiệp phù hợp với xu thế thị trường, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, kích cầu tiêu dùng, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo thị trường mới, hình thành thói quên sử dụng các sản phẩm CCOP có chất lượng của tỉnh Quảng Ninh.
Cũng tại buổi lễ đại diện Big C Việt Nam và Sở Công thương đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tổ chức định kỳ các tuần OCOP Quảng Ninh tiếp theo tại Trung tâm thương mại Big C Hạ Long.
Đại diện hai bên Sở Công thương và Big C Việt Nam ký kết tại buổi lễ.
Đến nay tỉnh Quảng Ninh đã phát triển được hơn 200 sản phẩm OCOP với sự tham gia đông đảo của hơn 100 đơn vị, Doanh nghiệp, HTX với bao bì kiểu dáng, mẫu mã đẹp đã và đang được bày bán tại hệ thống siêu thị Big C.
Trước đó, vào tháng 4.2017 chương trình OCOP Quảng Ninh đã được chính phủ chính thức nhân rộng thành mô hình chương trình quốc gia. Nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Ninh ban chỉ đạo OCOP và HDND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp, HTX cơ sở sản xuất OCOP Quảng Ninh, quảng bá xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP với hệ thống các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh hình thành thói quen tiêu dùng các sản phẩm OCOP Quảng Ninh phục vụ người dân và du khách.
Theo Danviet
Dán tem cho ổi lê, dùng điện thoại "quẹt" biết ngay người trồng Từ tháng 12/2017, tại 2 xã Nghĩa Sơn và Nghĩa Lâm, vùng trồng ổi nổi tiếng của huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), được Sở KH- CN phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp chính thức in và dán tem truy xuất điện tử nguồn gốc với thương hiệu "ổi lê". Ổi lê Nghĩa Đàn thơm giòn được khách hàng ưa chuộng Hai...