Nông dân Quảng Ninh bắt nhịp với sự phát triển năng động của tỉnh
“Nông dân Quảng Ninh ngày nay đã không còn quanh quẩn với những thửa ruộng, hay chuồng lợn, chuồng gà nữa. Họ đã có thể tự tin mang nông sản của mình ra phố và hãnh diện nói rằng: Tôi là nông dân…” – ông Đào Thanh Lưỡng (ảnh), Chủ tịch Hội Nông dân (ND) Quảng Ninh chia đã sẻ với phóng viên Báo NTNN trước thềm Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ IX. Đại hội diễn ra trong hai ngày 12-13.9, tại TP.Hạ Long.
Ông Đào Thanh Lưỡng – Chủ tịch Hội Nông dân Quảng Ninh.
Nói đến Quảng Ninh, nhiều người đồng tình đây là tỉnh phát triển năng động hàng đầu của Việt Nam. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, ND, nông thôn, ông có đánh giá thế nào?
- Nông thôn Quảng Ninh đa dạng, có cả xã đồng bằng, miền núi, ven đô và hải đảo, trong đó xã miền núi là chủ yếu (96 xã). Khu vực nông thôn chiếm 47% dân số; 43% lao động nông thôn sống rải rác ở vùng núi, hải đảo, biên giới. Về nông nghiệp, tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ.
Mô hình trồng rau thủy canh của nông dân đầu tư ở thị xã Đông Triều. Ảnh: Hoàng Trình
Video đang HOT
21.202 là số hộ hội viên nghèo được các cấp Hội vận động ủng hộ trực tiếp giúp đỡ
14 là số mô hình giảm nghèo tại các địa phương đã được triển khai, với 291 hộ tham gia
1,91 tỷ đồng là kinh phí hỗ trợ các mô hình giảm nghèo
Đến nay, tỉnh đã xây dựng được các khu sản xuất nông nghiệp tập trung: Khu nông nghiệp công nghệ cao VinEco thị xã Đông Triều; vùng trồng hoa cao cấp ở huyện Hoành Bồ; vùng nuôi tôm của Tập đoàn BIM và khu phức hợp sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm của Tập đoàn Việt Úc tại huyện Đầm Hà…
Nông dân Quảng Ninh đã phát huy tốt truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình. ND tham gia vào Hội ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; vị thế của giai cấp ND được nâng cao.
Phong trào nào khiến ND Quảng Ninh ý thức và nỗ lực vươn lên mạnh mẽ nhất?
- Có thể nói, trong 5 năm qua, phong trào ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã thu hút được đông đảo hội viên, ND tham gia. Có 315.748 lượt hộ đăng ký đạt danh hiệu sản ND SXKD giỏi các cấp và đã có 268.559 hộ đạt. Số hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm ngày càng nhiều, đặc biệt có hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Qua 5 năm các cấp Hội đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, thành lập và đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả 42 câu lạc bộ ND theo ngành nghề với gần 2.000 thành viên là các hộ ND SXKD giỏi, quản lý các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP. Vận động, bảo trợ 53 tổ hợp tác với 499 thành viên tham gia. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập 46 HTX với 3.883 thành viên.
Vốn vẫn là bài toán khó với mọi ND muốn vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Bài toán này được giải ra sao ở Quảng Ninh?
- Quỹ Hỗ trợ ND đã hỗ trợ gần 40 tỷ đồng cho 106 dự án phát triển sản xuất với 1.399 lượt hộ vay, tập trung vào các lĩnh vực theo định hướng sản phẩm chủ lực của địa phương và gắn với xây dựng kinh tế tập thể. Tổng nguồn vốn quỹ đạt 30,3 tỷ đồng, tăng 776% so với năm 2012.
Hội đã ký thỏa thuận với Ngân hàng NNPTNT, Sacombank, Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay tổng dư nợ thông qua ủy thác, tín chấp đạt 1.057,6 tỷ đồng (tăng 426,6 tỷ đồng so với cuối năm 2012), cho 29.355 hộ ND vay.
Tại Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX, nội dung nào sẽ được thảo luận như là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt?
- Trong giai đoạn mới, các cấp hội cần tiếp tục phát huy tinh thần “Dân chủ – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, từ đó Hội ND tỉnh đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt là: Xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân vững mạnh; Bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng cho hội viên bằng tập trung vào giám sát, phản biện các cơ chế chính sách, nắm tình hình, tư tưởng của ND. Hội tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, đô thị văn minh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân…
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Quảng Ninh: Hội ND trao 150 con lợn giống cho hộ nghèo Ba Chẽ
25 hội viên, nông dân nghèo, cận nghèo tại 2 thôn của xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã được Hội nông dân tỉnh này trao tặng mỗi hộ 6 con lợn giống, 1,5 tạ cám công nghiệp, tiền làm chuồng trại, với tổng kinh phí thực hiện là hơn 260 triệu đồng.
Ngày 24.8, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức trao lợn giống cho các hộ nghèo, cận nghèo thôn Làng Mô và thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ.
Niềm vui của các hộ nông dân nghèo khi được nhận lớn giống.
Đây là chương trình thuộc dự án "Chăn nuôi lợn thương phẩm, giảm nghèo bền vững", được Hội Nông dân tỉnh triển khai theo gói "Hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đối với các xã đặc biệt khó khăn năm 2018".
Dự án được triển khai với 25 hội viên nông dân nghèo, cận nghèo tại 2 thôn của xã Đồn Đạc, trong đó mỗi hộ được trao tặng 6 con lợn giống, 1,5 tạ cám công nghiệp, tiền làm chuồng trại, với tổng kinh phí thực hiện dự án là hơn 260 triệu đồng. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ thêm chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi lợn thương phẩm và hưỡng dẫn kỹ thuật phòng, chống các loại dịch bệnh cho đàn lợn để bà con nhân dân nắm vững và áp dụng vào sản xuất chăn nuôi.
Ông Vương Quang Ninh, Chủ tịch Hội Nông dân huyên Ba Chẽ, cho biết: Việc hỗ trợ lợn giống sẽ giúp cho bà con nhân dân phát triển sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; góp phần đưa chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương về đích theo đúng lộ trình.
Tgheo Danviet
Bỏ phố "trốn" lên rừng nuôi hươu, nai, lợn lòi, kiếm vài trăm triệu Vợ chồng Đoàn Quang Ngọc - Lại Thị Thúy ở phía đông hồ Yên Trung thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã bỏ phố lên rừng lập trang trại nuôi lợn rưng, hươu, nai, trồng thanh long ruột đỏ...Mỗi năm vợ chồng ông Ngọc kiếm được hàng trăm triệu đồng. Ông Đoàn Quang Ngọc từng là bộ đội, tham...