Nông dân Phú Tân phấn khởi thu hoạch rau màu vụ thu đông
Thời điểm này, nông dân huyện Phú Tân ( tỉnh An Giang) đã thu hoạch xong 357ha rau màu trong vụ thu đông 2021.
Các loại nông sản được thương lái thu mua với giá khá cao nên nông dân phấn khởi.
Ảnh: HOÀNG VŨ
Đang thu hoạch 2.000m2 đậu cô ve và khổ qua, ông Nguyễn Tấn Thành (ngụ xã Tân Trung) cho biết, đậu cô ve được thương lái thu mua với giá 15.000 – 17.000 đồng/kg, khổ qua dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/kg. Mỗi ngày, ông thu hoạch trên 50kg đậu và khổ qua. Sau khi thu hoạch dứt điểm, gia đình ông có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng. Ngoài ra, nông dân xã Phú Xuân, Hiệp Xương, thị trấn Phú Mỹ… còn trúng mùa rau màu (bắp, cà tím, dưa leo…).
Vụ thu đông năm nay sản xuất trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, ảnh hưởng đến năng suất của các loại cây trồng. Bên cạnh đó, giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng, kéo theo chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, nhờ bán được giá, nên nông dân vẫn đảm bảo lợi nhuận.
TP.HCM: Nông dân chật vật chạy chợ đêm bán nông sản, hai "bà đỡ" khủng ở đâu?
Những vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân TP.HCM từ 2 "bà đỡ" là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (SATRA) và Liên hiệp HTX Mua bán TP.HCM (Saigon Co.op) hé lộ tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM với cán bộ, hội viên nông dân vừa diễn ra, gây nhiều lo ngại.
Anh Lê Minh Quẫn, Giám đốc HTX Rau sạch Song Hy (TP.HCM) cho biết, nhiều lúc HTX phải ôm nông sản VietGAP của xã viên chạy bán chợ đêm với mức giá thấp không thể thấp hơn, 3.000 - 4.000 đồng/kg.
Thu hoạch rau tại HTX Rau an toàn Hải Nông (Củ Chi, TP.HCM). Ảnh: Trần Đáng.
Video đang HOT
"Bà đỡ" cắt giảm thu mua, nông dân chạy chợ đêm bán nông sản
Theo anh Quẫn, HTX Song Hy mới thành lập năm 2019. HTX sản xuất rau, củ, quả theo chuẩn VietGAP. HTX có hợp đồng của một số công ty, trường học. Tuy nhiên, nhìn chung đầu ra sản phẩm vẫn còn khó khăn.
"Nhiều lúc, tôi phải chạy chợ đêm bán rau. Có khi giá rau rất thấp, chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg, không bán hết, tôi phải chở về cho heo ăn", anh Quẫn thổ lộ.
Anh Quẫn chia sẽ, thành lập HTX với mong muốn giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho thành viên chứ không chỉ tập trung làm kinh tế. Vì thế, anh rất mong một đơn vị đỡ đầu để chạy sản lượng cho HTX.
"Tôi rất mong muốn đưa sản phẩm của HTX vào hệ thống Satra và Co.opmart của Saigon Co.op. Sản phẩm HTX đưa vào ít cũng được, chỉ mong có mặt hàng ổn định", anh Quẫn thiết tha.
Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, Saigon Co.op là đơn vị kinh tế tập thể nên ngoài vấn đề kinh doanh, còn làm chính trị.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế là hoạt động thu mua nông sản cho nông dân TP.HCM của Saigon Co.op những năm vừa qua đang giảm đáng kể, nhất là 1, 2 gần đây.
Nếu chỉ tính riêng nhóm hàng rau, củ, quả Sài Gòn Co.op có 45 nhà cung cấp trên địa bàn TP.HCM, trong đó, chỉ có 15 - 16 HTX. Mỗi năm những nhà cung cấp này cung cấp 35.000 tấn rau, củ, quả các loại cho Saigon Co.op với tổng giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo ông Sơn, lý do Saigon Co.op giảm lượng thu mua nông sản cho bà con nông dân TP.HCM là chất lượng nông sản trên địa bàn đi xuống.
Đa phần sản phẩm của các HTX thuộc dạng phổ thông nên tính cạnh tranh sản phẩm không cao so với các tỉnh, thành lân cận.
Nông dân TP chạy chợ bán nông sản, bởi cửa vào Co.op, Satra quá hẹp. Ảnh: Trần Đáng.
Ngoài ra, ông Sơn còn cho biết, các vùng làm nông ở TP.HCM không tách bạch với hoạt động công nghiệp. Việc này dẫn đến việc đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm chưa tốt.
Ông Sơn đề xuất, TP.HCM phải có chiến lược nâng chất hàng nông sản cho nông dân TP nếu không sẽ gặp khó khi tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị, không chỉ của Saigon Co.op.
"Hiện, sản lượng nông sản trong các HTX nông nghiệp của huyện Bình Chánh rất lớn. Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị thì gặp phải các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao", ông Sơn chia sẻ.
Còn theo đại diện Satra, đối với việc ủng hộ nhà sản xuất, Satra có trung tâm phân phối. Khi có đơn vị cung cấp nguồn hàng, trung tâm này hướng dẫn thủ tục để đưa hàng vào các siêu thị, cửa hàng của Satra.
"Satra có chương trình liên kết hợp tác với nhà sản xuất, nông dân các tỉnh thành để hỗ trợ hồ sơ sản phẩm, nhãn mác, chất lượng, đảm bảo hàng hóa đưa vào siêu thị sẽ an toàn thực phẩm và giá cả phù hợp", đại diện này cho biết.
Cửa vào Satra, Co.op quá hẹp, nông sản TP.HCM khó ra, khó vào
Khi nghe đại diện Satra nói, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan buột miệng: "Vậy cũng khó ra, khó vào".
Theo ông Hoan, nếu chỉ căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã thì nông sản của nông dân khó có cửa lên kệ siêu thị, nhất là nông sản do nông dân khởi nghiệp.
Ông Hoan cho rằng, Satra, Saigon Co.op nên là "bà đỡ" cho nông sản nông dân. Ngoài hướng dẫn nông dân làm sản phẩm theo chuẩn mực tốt mà trong quá trình này còn phải có hỗ trợ sản phẩm để tiếp cận thị trường.
Ví dụ, Xoài Cần Giờ có bao nhiêu, Satra phải bao hết. Satra mang về dán nhãn mác Satra đưa lên kệ siêu thị bán. Satra tín chấp cho sản phẩm xoài Cần Giờ để xây dựng thương hiệu vàng.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trao đổi với nông dân trong giờ giải lao tại buổi đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân TP.HCM ngày 7/1. Ảnh: Trần Đáng.
"Phải giúp sản phẩm của nông dân ngay từ đầu, chứ sản phẩm đã đẹp như gái 18 thì người ta lấy hết rồi, không tới phiên mình đâu", ông Hoan nhắc khéo.
Ông Hoan quả quyết, nếu sản phẩm của nông dân không được hỗ trợ sẽ không thể lên kệ siêu thị được. Satra, Saigon Co.op phải có tâm thế trước tiên là hỗ trợ nông dân, HTX của TP.HCM. "Các tổng công ty (Satra, Saigon Co.op) phải lấy tín chấp giúp nông dân, không mất một đồng xu nào đâu", ông Hoan khẳng định.
Satra được thành lập theo Quyết định số 7472 của UBND TP.HCM, ngày 2/11/1995.
Saigon Co.op là một hệ thống siêu thị bán lẻ trực thuộc Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại TP.HCM với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX.
Trong vai trò doanh nghiệp chủ lực của TP.HCM, ngoài mục tiêu kinh tế, 2 tổng công ty này còn được kỳ vọng là "bà đỡ" cho kinh tế tập thể và nông dân TP.HCM.
Kon Tum: Trồng dưa hấu trúng mùa nhưng bán rẻ hơn rau muống, gọi thương lái ời ời vẫn "bặt tăm" Nông dân trồng dưa hấu tại tỉnh Kon Tum đang "đứng ngồi không yên" khi gần đến mùa thu hoạch, giá dưa hấu rớt thê thảm chỉ còn từ 2.500-3000 đồng/kg. Điều này xuất phát từ việc các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc ở phía Bắc bị ùn ứ hàng hóa, trong đó có dưa hấu. Vụ dưa hấu năm nay,...