Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD), nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD khi chế độ thương mại thuế quan bằng 0 trong ASEAN.
Theo đó, nghiên cứu “tác động thị trường của kịch bản hội nhập thị trường gạo Đông Nam Á” đã dự báo kết quả của thương mại gạo trong khu vực ASEAN theo hai kịch bản vào năm 2025: chế độ thuế quan bằng 0 và hội nhập thị trường hoàn toàn. Với lưu ý rằng theo chế độ thuế quan bằng 0, nông dân trồng lúa ở Philippines sẽ chịu thiệt hại sản xuất ít nhất 2,082 tỷ USD, trong khi dưới một thị trường hội nhập hoàn toàn, họ có thể mất 3,966 tỷ USD.
Giá trị sản xuất lúa gạo của nước này ước tính đạt khoảng 6 tỷ USD hàng năm. Philippines vẫn đang nhập khẩu gạo, với mức thuế áp dụng đối với gạo đến từ các quốc gia thành viên ASEAN khác ở mức 35%. Theo nghiên cứu, dự kiến, những thay đổi chính trong phúc lợi chung cho người tiêu dùng và nhà sản xuất phụ thuộc vào tình hình thương mại của quốc gia. Các nhà sản xuất ở các nước xuất khẩu và người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu có được lợi ích từ việc giảm thuế và hội nhập hơn. Ngược lại, người tiêu dùng ở nước xuất khẩu và nhà sản xuất ở nước nhập khẩu có thể bị thiệt hại.
Với thuế quan bằng 0, các quốc gia thành viên ASEAN sẽ loại bỏ thuế quan của mình, trong khi một thị trường hội nhập đầy đủ sẽ đòi hỏi cả việc loại bỏ thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Theo kịch bản thứ hai, sự khác biệt giữa giá trong nước và giá gạo biên giới sẽ được loại bỏ trong khu vực. Nghiên cứu đưa ra kịch bản đầu tiên liên quan đến việc loại bỏ thuế quan trong khu vực, trong khi sự bảo hộ với các quốc gia bên ngoài khu vực vẫn không thay đổi. Kịch bản thứ hai liên quan đến hội nhập chặt chẽ hơn về giá cả trong khu vực, phản ánh việc loại bỏ không chỉ thuế quan mà còn của tất cả các hình thức bảo hộ phi thuế quan là nguyên nhân khiến giá cả chênh lệch trên toàn khu vực.
Các thiệt hại sản xuất sẽ là do dòng nhập khẩu gạo rẻ hơn dự kiến từ các nước ASEAN. OECD dự báo rằng, nhập khẩu gạo của Philippines chiếm 40% tổng khối lượng khu vực, sẽ đạt 2,251 triệu tấn (MMT) vào năm 2025. Trong khối lượng đó, có 94,62% hoặc khoảng 2,13 triệu tấn sẽ đến từ các nước thành viên ASEAN. Theo chế độ thuế quan bằng 0, nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tăng 1,2 triệu tấn, trong khi thị trường ASEAN hội nhập đầy đủ có nghĩa là mua thêm 2,6 triệu tấn nữa. Bất kỳ sự cắt giảm các rào cản thương mại đối với các nước nhập khẩu chắc chắn sẽ dẫn đến tỷ lệ tự cung tự cấp quốc gia thấp hơn. Các tỷ lệ này thấp hơn khoảng 10% với sự tích hợp giá cả ở Indonesia và Philippines.
Video đang HOT
Nghiên cứu của OECD kết luận rằng, việc tăng nhập khẩu gạo sẽ cắt giảm tỷ lệ tự cung tự cấp của Philippines xuống 80% theo chế độ thuế quan bằng 0 và có thể giảm xuống 73% trong một thị trường hội nhập hoàn toàn. Nghiên cứu lưu ý rằng, Philippines chưa bao giờ đạt được tự cung tự cấp gạo. Năm 2016, OECD đã ước tính rằng sản lượng gạo của Philippines vào năm 2025 sẽ đạt 13,67 triệu tấn với tổng lượng tiêu thụ gạo là 15,872 triệu tấn. Tuy nhiên, theo chế độ thuế quan bằng 0, sản lượng gạo của Philippines sẽ bị cắt giảm 441.500 tấn (MT), hoặc khoảng 3%, trong khi tiêu thụ sẽ tăng 678.200 tấn, tương đương 4%.
Khi hội nhập thị trường chặt chẽ hơn, sản xuất lúa gạo trong nước sẽ giảm gần 1 MMT, trong khi tiêu thụ có thể tăng thêm 1,577 MMT. Điều này có nghĩa là giảm sản lượng khoảng 7% và mức tăng tiêu thụ là 10%. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng, theo hai kịch bản, giá sản xuất gạo ở Philippines sẽ giảm đáng kể, do hậu quả của khối lượng sản xuất thấp hơn và dòng nhập khẩu gạo rẻ hơn. Việc xóa bỏ mức giá bảo hộ cao trên toàn khu vực đương nhiên sẽ hàm ý hiệu ứng giá cả quốc gia đáng kể. Trong kịch bản triệt để hơn về tự do hóa nội bộ hoàn toàn, giá sản xuất tại các nước nhập khẩu như Indonesia, Philippines và Malaysia, sẽ giảm lần lượt 39,3%, 45% và 26,2% so với mức cơ sở.
Tuy nhiên, theo hai kịch bản, nghiên cứu của OECD đã kết luận rằng sự thay đổi trong phúc lợi của Philippines là tích cực, vì tiêu thụ gạo tăng sẽ vượt xa những thiệt hại mà nông dân Philippines phải gánh chịu. OECD ước tính, theo kịch bản thuế suất bằng 0, tiêu thụ gạo vào năm 2025 sẽ mang lại thu nhập 2,51 tỷ USD và 5,01 tỷ USD theo kịch bản hội nhập. Sự thay đổi tổng thể về phúc lợi theo chế độ thuế quan bằng 0 được chốt ở mức 80,4 triệu USD và 697 triệu USD dưới một thị trường hội nhập. Philippines chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 125 triệu USD tiền lãi từ kịch bản cải cách thuế quan [do giảm thuế quan của chính mình và thực tế đây là đối tác thương mại quan trọng nhất trong khu vực]. Người tiêu dùng kiếm được khoảng 2,5 tỷ USD từ mức giá thấp hơn, trong khi các nhà sản xuất mất 2,1 tỷ USD.
Tổng số lợi nhuận phúc lợi cao hơn 15 lần với sự tích hợp hoàn toàn về giá cả, ở mức 2,2 tỷ USD, với mức lãi 700 triệu USD cho Philippines và lợi nhuận còn lại trải đều hơn trên khắp các quốc gia. Ở các nước nhập khẩu, giá thấp hơn sẽ mang lại khoảng 6,4 tỷ USD và 5 tỷ USD lợi nhuận cho người tiêu dùng tương ứng ở Indonesia và Philippines, với một phần lớn trong số những lợi nhuận đó đến từ chi phí của các nhà sản xuất. Các quốc gia thành viên ASEAN đang tìm cách tạo ra một thị trường khu vực hội nhập đầy đủ vào năm 2025, bao gồm cả việc cải thiện an ninh lương thực theo nội dung đặt ra trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025.
Việt Dũng
Theo báo công thương
Bí kíp độc thầy Park đưa Việt Nam lên đỉnh AFF Cup: Tự tin vì "mù" tiếng Việt
HLV Park Hang Seo hé lộ những bí quyết giúp ông gặt hái thành công cùng bóng đá Việt Nam suốt thời gian qua.
HLV Park Hang Seo là nhân vật chính trong những kì tích của bóng đá Việt Nam suốt 1 năm qua, từ ngôi á quân U23 châu Á, hạng 4 ASIAD và mới đây nhất, chức vô địch AFF Cup. 6 ngày sau trận thắng ĐT Malaysia 1-0 ở chung kết lượt về AFF Cup, giúp ĐT Việt Nam đăng quang ngôi vương Đông Nam Á, thầy Park thừa nhận ông chưa kết cảm giấc phấn khích khi nhớ về khoảnh khắc vinh quang đó trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình:
"Mù" tiếng Việt là lợi thế giúp HLV Park Hang Seo phớt lờ chỉ trích, toàn tâm toàn ý cho công việc dẫn dắt ĐT Việt Nam
"Ngay khi tiếng còi mãn cuộc cất lên, rất nhiều ký ức đã hiện về tâm trí tôi. Cách ĐT Việt Nam chuẩn bị, cố gắng ra sao trước và trong mỗi trận đấu. Đó chắc chắn là những khoảnh khắc đáng nhớ nhất sự nghiệp của tôi".
Cũng theo thầy Park, 4 trận đấu thuộc bán kết (gặp Philippines) và chung kết (Malaysia) là những trận đấu khó khăn nhất với Việt Nam: "Mỗi trận đấu là một thử thách lớn bởi các đội bóng có lối chơi, triết lí khác nhau, từ trận đầu gặp Lào tới trận cuối gặp Malaysia. Trong đó những lượt trận bán kết, chung kết khiến chúng tôi trải qua nhiều khó khăn nhất về mặt tinh thần".
"Sức ép tinh thần" mà thầy Park đề cập được thể hiện rõ nhất trong trận bán kết lượt đi, thời điểm Việt Nam phải hành quân tới SVĐ Bukit Jalil có sức chứa 80.000 chỗ ngồi, được xem là "chảo lửa" cuồng nhiệt nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, chiến lược gia 59 tuổi đã giúp các học trò lấy lại tinh thần chỉ bằng một lời khuyên vô cùng đơn giản và thú vị:
"Bản thân tôi, từng tham gia các trận đấu thuộc World Cup cũng cảm thấy choáng ngợp với bầu không khí ở SVĐ Bukit Jalil. Dù có chút lo lắng, tôi vẫn cố gắng bình tĩnh và trấn an cầu thủ, rằng chúng ta không biết các CĐV nói gì vì... không biết ngôn ngữ Malaysia, hãy coi như họ đang cổ vũ mình!".
Từ bài học Bukit Jalil, thầy Park không quên liên hệ với công việc hiện tại ở Việt Nam: "Điều đó giống như tôi không rành tiếng Việt nên không biết những ai đang chỉ trích mình và cảm thấy thoải mái khi làm việc".
Thời còn dẫn dắt ĐT Việt Nam, HLV Toshiya Miura cũng từng nói về lợi thế của các nhà cầm quân nước ngoài khi phải đối diện sức ép từ "ghế nóng" ĐTQG Việt Nam. Mặt khác, không ít HLV - cả nội lẫn ngoại - phải ra đi ê chề vì không chịu nổi sức ép khủng khiếp đó.
Một trong những điểm làm nên "thương hiệu" của HLV Park Hang Seo là khả năng sử dụng nhân sự, chiến thuật biến ảo theo từng trận đấu. AFF Cup 2018 không phải ngoại lệ khi có tới 20/23 cầu thủ ra sân (trừ hai thủ môn Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Tuấn Mạnh và trung vệ Lục Xuân Hưng.
Theo thầy Park, đó đều là thành quả của quá trình dày công nghiên cứu của ông cùng cộng sự: "Chúng tôi nghiên cứu rất kĩ các đối thủ, vì vậy mỗi cầu thủ được lựa chọn cầu thủ đều dựa vào thực tế trận đấu. Ai phù hợp nhất sẽ đá chính, điều quan trọng là họ đều tuân thủ triết lí, đấu pháp do BHL đưa ra".
Theo Đỗ Anh (Khám Phá)
Giáng sinh ở một số nước Giáng sinh là thời gian đặc biệt nhất trong năm. Tinh thần Giáng sinh tràn ngập không khí lễ hội, mọi người xích lại gần nhau hơn và làm điều tốt lành cho người khác. Ngay cả sự nghèo đói nhất cũng không thể cản trở những người nghèo trở thành một phần của lễ hội. ____________________ Dưới đây là một số cách...