Nông dân Pháp không loại trừ khả năng tiếp tục biểu tình
Các nông dân Pháp có thể tiến hành thêm các cuộc biểu tình và tuần hành chặn đường trong vài tuần tới để thúc đẩy chính phủ thực hiện cam kết hỗ trợ ngành này.
Đây là thông tin mới được đại diện công đoàn nông nghiệp lớn nhất nước Pháp FNSEA đưa ra ngày 3/3.
Nông dân Pháp phong tỏa cao tốc A1 nối thủ đô Paris và Lille trong cuộc biểu tình ở Lesquin, miền Bắc Pháp, ngày 25/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nông dân trên toàn châu Âu đã tiến hành biểu tình trong vài tuần qua nhằm phản đối những quy định môi trường quá chặt chẽ, cạnh tranh thiếu công bằng với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ từ ngoài Liên minh châu Âu (EU), chi phí sản xuất ngày càng tăng trong khi thu nhập thì ngày một thấp.
Video đang HOT
Trả lời kênh truyền hình BFM ngày 3/3, Giám đốc FNSEA, Arnaud Rousseau, cho rằng không nên kỳ vọng quá sớm rằng mọi việc sẽ được giải quyết trong 15 ngày tới. Người nông dân cần những điều chắc chắn. Do đó, có thể trong vài ngày tới, công đoàn đại diện nông dân sẽ có vài kế hoạch hành động để đảm bảo các cam kết sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, ông không cung cấp chi tiết, chỉ cho biết một số vùng đang lên kế hoạch tiếp tục biểu tình.
Phát biểu được đưa ra sau khi Hội chợ nông nghiệp Paris kết thúc và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gặp gỡ các đại diện công đoàn nông dân và các bên khác tại Điện Elysee trong giữa tháng 3 này. Trước đó, ngày 24/2, một nhóm nông dân Pháp đã xông vào hội chợ nông nghiệp ở Paris làm gián đoạn buổi khai mạc ngay trước khi Tổng thống Macron đến tham dự sự kiện.
Cũng phát biểu trên truyền hình ngày 3/3, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Marc Fesneau khẳng định rằng chính phủ sẽ nỗ lực để xua tan mọi hoài nghi. Tháng trước, người nông dân Pháp đã dừng hầu hết các kế hoạch biểu tình sau khi chính phủ của Thủ tướng Gabriel Attal cam kết thực hiện các biện pháp hỗ trợ mới với tổng ngân sách là 400 triệu euro (433,88 triệu USD).
Biểu tình gây gián đoạn nhiều hoạt động tại thủ đô của Pháp
Ngày 29/1, nông dân Pháp bắt đầu di chuyển tới Paris, đe dọa chặn các cao tốc lớn và phong tỏa thủ đô nhằm kêu gọi chính phủ cải thiện các điều kiện lao động.
Nông dân Pháp phong tỏa cao tốc A1 nối thủ đô Paris và Lille trong cuộc biểu tình ở Lesquin, miền Bắc Pháp, ngày 25/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Một số rào chắn đã dược dỡ bỏ vào cuối tuần qua. Tuy nhiên, các nông dân lái máy kéo đã quay trở lại vào sáng sớm 29/1. Họ tập trung tại các điểm tập kết để bắt đầu tuần hành về Paris. Liên minh Quốc gia các nghiệp đoàn nông dân (FNSEA) và Nghiệp đoàn Nông dân trẻ (SJA) cho biết đã lên kế hoạch bắt đầu "cuộc bao vây" thủ đô này vào khoảng 14h00 chiều cùng ngày (20h tối - giờ Việt Nam) với việc thiết lập 8 chốt chặn dọc các tuyến đường huyết mạch dẫn tới đây.
Lãnh đạo FNSEA Arnaud Rousseau cho biết ông dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Gabriel Attal trong ngày 29/1, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu của nghiệp đoàn này không phải nhằm gây khó khăn cho cuộc sống của người dân Pháp mà là gây sức ép để chính phủ đưa ra những điều chỉnh chính sách phù hợp.
Chính phủ Pháp đã ra lệnh triển khai 15.000 cảnh sát và hiến binh trong thành phố. Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin nhấn mạnh việc triển khai các lực lượng này nhằm đảm bảo an toàn cho các tòa nhà chính phủ, các cơ quan thuế hoặc chuỗi các siêu thị cũng như đảm bảo hoạt động thông suốt của các xe tải vận chuyển hàng hóa nước ngoài. Ông yêu cầu các nông dân không gây cản trở tại các địa điểm mang tính chiến lược; không gây ảnh hưởng tới các hoạt động tại hai sân bay Charles de Gaulle và Orly ở thủ đô Paris cũng như không làm gián đoạn hoạt động tại chợ bán buôn thực phẩm quốc tế Rungis ở phía Nam thành phố.
Nhiều xe bọc thép của cảnh sát đã được triển khai tới khu chợ lớn này sau khi một số nông dân đe dọa "chiếm giữ" nơi đây. Ngoài ra, cảnh sát và lực lượng hiến binh còn được lệnh ngăn chặn bất kỳ hành vi gây rối nào tại Paris.
Trong những tuần gần đây đã xảy ra hàng loạt cuộc biểu tình của nông dân tại quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), phản đối tình trạng thu nhập eo hẹp, tệ quan liêu và các chính sách môi trường mà họ cho là làm suy giảm khả năng cạnh tranh với các nước áp dụng những chính sách có phần nhẹ nhàng hơn. Chính phủ Pháp đang nỗ lực ngăn chặn không để tâm lý bất mãn này lan rộng trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 năm nay - sự kiện vốn được xem như một phép thử quan trọng đối với Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron.
Cùng ngày, các lái xe taxi đã tổ chức phong trào phản đối riêng, cho rằng họ không được các cơ quan y tế Pháp trả thù lao xứng đáng cho việc vận chuyển bệnh nhân. Hoạt động này đã gây tắc nghẽn các tuyến đường cao tốc trên khắp đất nước, trong đó có đường A13 dẫn vào thủ đô Paris.
Pháp: Cuộc biểu tình của nông dân là phép thử đầu tiên với tân Thủ tướng Attal Chưa đầy 1 tháng sau khi nhậm chức Thủ tướng Pháp, ông Gabriel Attal đã phải đối mặt với một thử thách khó khăn, khi hàng chục nghìn nông dân biểu tình rầm rộ trên cả nước để phản đối các quy định quan liêu, đòi hỏi thu nhập tốt hơn và yêu cầu được bảo vệ trước hàng nhập khẩu giá rẻ....