Nông dân ở vùng đất này của Sơn La trồng những loại rau gì mà giàu lên trông thấy?
Khí hậu lạnh, thổ nhưỡng màu mỡ…là điều kiện lý tưởng cho nông dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phát triển rau an toàn.
Dù vẫn có những lúc khó khăn, nhưng tóm lại, nhờ trồng rau mà nhiều nông dân Mộc Châu giàu lên trông thấy.
Để trồng rau toàn theo hướng VietGAP hiện một số HTX trên địa bàn huyện Mộc Châu tự ươm cây giống, qua đó góp phần giảm chi phí đầu tư giống. Ảnh: Mùa Xuân.
Liên kết sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau VietGAP của gia đình ông Nguyễn Đình Dung, ở bản An Thái, xã Mường Sang khi ông đang chăm sóc vườn rau. Trò chuyện với ông, chúng tôi được biết, với khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng màu mỡ, cách đây khoảng 10 năm, gia đình ông Dung đã đầu tư hệ thống tưới phun mưa tự động trồng 1.500 m2 rau, củ, quả các loại.
Năm 2016, gia đình ông Dung tham gia HTX rau an toàn An Tâm để sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Với mong muốn cung cấp sản phẩm ra thị trường đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Toàn bộ diện tích rau an toàn của hội viên nông dân xã Mường Sang, huyện Mộc Châu được áp dụng hệ thống tưới phun mưa tự động. Ảnh: Tuệ Linh.
Sau khi tham gia HTX, gia đình ông Dung được cán bộ nông nghiệp, Hội Nông dân xã, huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn; được các thành viên trong HTX chia sẻ kinh nghiệm trồng rau, củ, quả.
Ông Dung cho bảo: Trồng rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình nói không với thuốc trừ cỏ, làm cỏ bằng tay, chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ, phân hoá học đúng liều lượng. Để phòng trừ sâu bệnh, gia đình dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học bón cho rau, củ quả.
Thành viên HTX Lộc Thành, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu thu hoạch rau cải thảo. Ảnh: Mùa Xuân.
Nhờ cách như vậy, sản phẩm của gia đình ông Dung đã tạo dựng được uy tín trên thị trường. Đến mùa thu hoạch, thương lái đánh ô tô lên tận vườn thu mua.
Để nâng cao thu nhập, gia đình ông Dung chủ yếu trồng bắp cải trái vụ từ tháng 3 đến tháng 8; bắp cải trái vụ cho thu nhập gấp 2, 3 lần so với chính vụ. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Dung xuất bán được trên 20 tấn rau, củ, quả các loại ra thị trường, thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Cải thảo là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm nên được nhiều hội viên nông dân đưa vào trồng để nâng cao thu nhập. Ảnh: Tuệ Linh.
Video đang HOT
Còn chị Nguyễn Thị Bé, thành viên HTX Lộc Thành, trồng 5.000 m2 rau cải thảo, bắp cải, cải mèo, đông dư… khi tham gia HTX chị Bé được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong HTX lẫn nhau từ đó đã giúp vườn rau của gia đình chị phát triển tốt hơn.
Đầu ra không phải lo, thu hoạch đến đâu được các thương lái và HTX thu mua đến đó, trung bình mỗi năm gia đình chị Bé thu được 45 tấn rau các loại, sau khi trừ chi phí, lãi 200 triệu đồng.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây cải thảo theo hướng VietGAP nên đạt năng suất cao, chất lượng tốt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Mùa Xuân.
Quan tâm, hỗ trợ các HTX trồng rau an toàn theo hướng VietGAP
Anh Nguyễn Văn Quân, Giám đốc HTX Lộc Thành, xã Mường Sang, thông tin: Năm 2019, HTX được thành lập, gồm 20 thành viên tham gia, chủ yếu trồng rau bắp cải, cải thảo; bí xanh, bí đỏ, su su, su hào…, với diện tích 20 ha, sản lượng đạt 700 – 800 tấn/năm, sau khi trừ chi phí lãi 6,5 tỷ đồng.
Hiện HTX đang sản xuất theo quy trình VietGAP và đang hoàn thiện hồ sơ để các cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn VietGAP.
Ngoài trồng bắp cải, cải thảo, các thành viên của HTX An Tâm, xã Mường Sang còn trồng rau cải ngọt, với giá bán 10 nghìn đồng/kg. Ảnh: Mùa Xuân.
Đến nay, huyện Mộc Châu có gần 3.000 ha rau, củ quả các loại, sản lượng ước đạt trên 27.600 tấn/năm. Nhiều hội viên nông dân đã cùng nhau liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo hướng VietGAP và hữu cơ.
Đưa rau an toàn phát triển thành thế mạnh của vùng, cũng như việc mở ra những thị trường tiêu thụ tiềm năng, để góp phần phát triển chuỗi bền vững, lâu dài của huyện.
Ông Lường Tiến Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu, cho biết: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã thực hiện tốt việc thành lập các HTX nông nghiệp. Điển hình như HTX nông nghiệp ở xã Mường Sang, từ khi thành lập HTX đang đi vào hoạt động hiệu quả và được Hội Nông dân huyện trực tiếp giúp đỡ. Trong đó, HTX được hỗ trợ một hệ thống tưới nước sạch, trị giá 15 triệu đồng từ nguồn vốn Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Những luống rau an toàn thẳng tắp của nông dân huyện Mộc Châu đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: Tuệ Linh.
Hiện HTX Lộc Thành không chỉ phát huy hiệu quả trong việc phát triển trồng rau, củ quả an toàn mà HTX còn phối hợp cùng Hội Nông dân huyện thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội như xóa nhà tạm cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng như các HTX khác, HTX An Tâm tại bản An Thái, xã Mường Sang cũng tập trung phát triển trồng rau củ, quả an toàn theo hướng VietGAP được Hội Nông dân phối hợp cùng các xã viên tập huấn chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…
Rau của các thành viên HTX Lộc Thành, xã Mường Sang đến mùa thu hoạch được các thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. Ảnh: Mùa Xuân.
“Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các HTX, Hội Nông dân huyện Mộc Châu đang có chương trình cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Đưa các loại giống rau mới có năng suất, chất lượng cao vào trồng và hỗ trợ phân bón cho các HTX.
Đồng thời, hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc rau theo hướng hữu cơ cho hội viên nông dân và các HTX. Bên cạnh đó, Hội Nông dân cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX trong quá trình kết nối tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh khác”. Ông Lường Tiến Quynh nói.
Bằng việc phát triển trồng các loại rau an toàn gắn với ứng dụng công nghệ cao, các HTX và nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đã đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, mua máy móc thiết bị, hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương để sản xuất hàng trăm ha rau xanh, củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng vượt trội, hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với phương pháp sản xuất truyền thống.
Sơn La: Cử nhân kinh tế bỏ phố về quê nuôi con đặc sản "ăn đêm, ngủ ngày", thu 200 triệu/năm
Quyết định bỏ phố về quê với công việc ổn định về quê đầu tư nuôi dúi, một thanh niên huyện nghèo Bắc Yên của tỉnh Sơn La từng bị không ít người cho là... "khùng".
Bỏ phố về quê nuôi dúi
Chúng tôi về Mường Khoa vào những ngày tháng 3. Đây một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện vùng cao Bắc Yên (tỉnh Sơn La). Thời điểm này là lúc bà con chuẩn làm đất trồng cây trên nương.
Họ đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về nhà, thậm chí có nhiều gia đình dựng lán tạm trên nương, ngủ lại qua đêm, để sáng hôm sau dậy sớm tiếp tục với công việc đồng áng, không làm không kịp thời vụ, bời mùa mưa sắp đến.
Vật vả làm lụng là vậy, nhưng do địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi, đất đai thì bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, những cây ngô, cây sắn họ trồng trên nương không thu được là bao.
Khác với người dân trong vùng, không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất cằn cỗi của quê hương, anh Lừ Văn Long, bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã chọn cho mình hướng đi mới. Gia đình anh đã thành công với mô hình nuôi dúi, mỗi năm cho thu nhập từ trên 200 triệu đồng. Anh Long cũng là người đầu tiên đưa con dúi về vùng đất khô cằn này.
Chúng tôi gặp anh Long lúc anh đang chuẩn bị những khẩu phần ăn cho đàn dúi của gia đình. Chỉ vào những mảnh tre và vài gốc cây cỏ voi anh Long nói; đây khẩu phần ăn một ngày của đàn dúi đây, đơn giản vậy thôi.
Mô hình nuôi dúi của gia đình anh Lừ Văn Long, bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La), cho thu nhập cao ở vùng nông thôn Tây Bắc.
Anh Long tâm sự, trước khi bén duyên với con dúi, anh cũng đã có một công việc ổn định trên thành phố, với mức 8-10 triệu đồng/tháng. Thế những từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, công việc của anh bị đình trệ, thu nhập bấp bênh, khiến cuộc sống của gia đình anh gặp nhiều khó khăn.
"Cây trồng trên nương không hiệu quả, trong khi chăn nuôi lợn, gà lại lúc được lúc mất do dịch bệnh và giá thất thường, thu nhập ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình, tôi quyết định tìm hướng đi mới, với mong muốn đơn giản là có cuộc sống tốt hơn" ", anh Long nói.
Tìm đủ hướng đi, cuối cùng anh nhận thấy con dúi dễ nuôi, thức ăn đơn giản dễ kiếm, lợi nhuận cao, phù hợp với điều kiện của gia đình. Sau khi bàn bạc kỹ với vợ, anh Long tìm đến nhiều mô hình nuôi dúi trong và ngoài tỉnh thăm quan, học hỏi để lấy kinh nghiệm.
Đầu năm 2020, anh mua vài cặp dúi về nuôi thử. Trong quá trình nuôi anh không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn kiến thức về nuôi dúi. Với sự chịu thương chịu khó, dưới bàn tay chăm sóc của anh, đàn dúi phát triển tốt và không gặp chút khó khăn gì. Tuy nhiên lúc ghép đôi cho dúi sinh sản, anh gặp vô vàn khó khăn, dẫn đến thất bại, dù trước đó đã tham khảo học hỏi nhiều cách.
"Mình không biết thời gian động dục của con dúi cái nên cứ thả con đực vào là chúng nó cắn nhau. Cùng với đó mình chưa không chế được nhiệt độ khiên cho nhiều dúi mẹ bị chết" anh Long nói.
Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 - 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh.
Mở rộng quy mô nuôi dúi, cho thu nhập cao
Thấy nuôi dúi lợi nhuận cao, năm 2021 anh mở rộng thêm mô hình, hiện trang trại nuôi dúi của anh Long với quy mô hơn 100 cặp dúi bố mẹ.
Trang trại nuôi dúi của anh được đầu tư đồng bộ khép kín. Trong chuồng nuôi dúi có hệ thống quạt hút gió, làm lưu thông không khí trong nhà tốt hơn, giúp môi trường nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Đối với những ngày thời tiết nắng nóng, có hệ thống phun sương, giảm nhiệt độ tối đa vào trong chuồng nuôi dúi những ngày nắng nóng. Nhờ có cách làm này mà đàn dúi của anh vẫn phát triển tốt vào những ngày thời tiết nắng nóng.
Chia sẻ về bí quyết nuôi dúi, anh Long cho biết, con dúi là loài gặm nhấm nên rất dễ nuôi, thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, mía
Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. Ngoài ra, người nuôi cho dúi ăn thêm hạt ngô, sắn...để dúi có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn.
Thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô, sán...
Nuôi dúi theo anh Long có cái hay nữa là người nuôi tận dụng phân dúi trộn với phân trâu bò để ủ bón cho cây ăn quả.
"Dúi rất dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm, ngủ ngày. Con dúi ưa mát nên chuồng nuôi phải rộng, có thể xây bằng gạch hoặc dùng gạch lát nền gắn lại với nhau theo kích thước cao 60x50x50cm. Ngoài ra, vào mùa hè, có thể sử dụng hệ thống phun nước trên mái chuồng giúp chống nóng kết hợp với quạt công suất lớn để giảm nhiệt chuồng nuôi", anh Long nói.
Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 - 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Dúi trưởng thành có chiều dài thân 30 - 35 cm, trọng lượng 1,5 - 2 kg/con.
Giá bán dúi thịt là 500.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/cặp. Trung bình mỗi năm trang trại nuôi dúi của anh Long xuất chuồng khoảng 400 con dúi giống và dúi thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí anh lãi 200 triệu đồng.
Giá bán dúi thịt là 500.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 1,5 - 2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc).
"Do thịt dúi là đặc sản nên được nhiều khách hàng tìm mua, nuôi được bao nhiêu có thương lái đến tìm mua tận nhà, thậm chí các nhà hàng ở ngoài thành phố con đặt tiền cọc trước từ mấy tháng. Hiện nay, số lượng dúi thịt trong trang trại cung cấp ra thị trường không đủ. Để cùng phát triển kinh tế mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho những ai có nhu cầu nuôi dúi", anh Long nói"
Đưa đặc sản rừng thành sản phẩm OCOP 4 sao Những búp măng tre ẩn mình trong núi rừng của vùng đất Sơn La đã được chị Cao Thị Tâm (Giám đốc HTX nông nghiệp trung tâm Tân Xuân 269) nâng tầm thành đặc sản, mang đến sức sống mới cho bản nghèo. Bản Bướt thuộc xã Tân Xuân là một trong những bản nghèo và xa nhất huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn...