Nông dân ngoại thành bì bõm lội ruộng cấy lúa trong giá rét thấu xương
Người làm nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đang rất vất vả chống lại giá rét thấu xương.
Đồng đã có nước, bà con lội ruộng nhổ mạ, cấy lúa, làm đất cho kịp vụ lúa xuân.
Nông dân các xã Thanh Văn, Tân Ước, Liên Châu… của huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang bắt đầu nhổ mạ chuẩn bị cấy vụ lúa xuân. Do thời tiết khắc nghiệt nên việc cấy lúa đã bị chậm 4-5 ngày nay. Trong ảnh người dân đang nhổ mạ tại cánh đồng xã Tân Ước khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.
Dưới cái rét cắt da cắt thịt, người dân làm nông nghiệp tại xã Phúc Lâm (Mỹ Đức) vẫn phải lội ruộng cán đất trước khi cấy cho kịp thời vụ.
Người trồng lúa ngày nay đã đỡ vất vả hơn rất nhiều do máy móc hỗ trợ, nhưng một số công đoạn vẫn phải làm bằng tay như, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa. Đôi chân có thể đi ủng cao su để chống nước và giá rét, nhưng người nông dân không thể dùng găng tay để nhổ mạ được vì sẽ mất đi sự nhanh nhẹn, khéo léo.
“Rét lắm, buốt, lạnh cóng tay. Cấy này cũng sợ muốn chết nhưng thôi cứ cọc cạch cấy cho xong…”, một phụ nữ chia sẻ khi tay trần nhổ mạ trên ruộng ngập nước.
Đợt rét đậm, rét hại lần này có khả năng kéo dài đến ngày 24/2/2022. Sau đó nhiệt độ có xu hướng ấm dần lên, đặc biệt là vào ban ngày không có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại từ sau ngày 24/2 đến hết tháng 2/2022. Trong ảnh là người dân xã Tân Ước đang quây nilon chống chuột trên ruộng mạ.
Tại xã Xuy Xá (Mỹ Đức) và khu vực lân cận đã cấy xong từ vài ngày nay. Tuy nhiên cách đó không xa là xã Tuy Lai mạ chết rất nhiều do trời rét.
Video đang HOT
Người nông dân bì bõm cấy lúa tại xã Quảng Bị (Chương Mỹ).
Miền Bắc đang trải qua chuỗi ngày rét đậm, rét hại rất mạnh, nhiều nơi ở vùng núi cao phía Bắc đã xuất hiện băng giá. Theo đánh giá từ chuyên gia, nhiệt độ trung bình tuần cuối tháng 2/2022 là một trong 5 năm có giá trị thấp nhất trong cùng thời kỳ hơn 40 năm trở lại đây.
Khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, thời tiết rét đậm, rét hại, nhiều địa phương tạm dừng gieo cấy cho đến khi nhiệt độ tối thiểu từ 18 – 20 độ C mới tiếp tục gieo cấy. Tại các xã của huyện Thanh Oai, việc cấy lúa đã chậm 4-5 ngày nay vì thời tiết khắc nghiệt.
Bà Tô Thị Tý (Chương Mỹ) đang tất bật bên thửa ruộng nhà để chuẩn bị cấy lúa.
Thời tiết rét đậm, rét hại, nền nhiệt độ giảm sâu, nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội đã triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống rét bảo vệ an toàn cho diện tích lúa xuân mới gieo cấy. Trong ảnh là người dân đang cấy lúa tại xã Phúc Lâm (Mỹ Đức).
Trước khi cấy vụ lúa xuân, có khá nhiều công việc phải lội bì bõm dưới ruộng nước trong giá rét như, cán đất, quây nilon chống chuột, tháo nước…
Vào những ngày rét đậm, rét hại người trồng lúa phải rải đều tro bếp hoặc phân lân lên khắp ruộng để giữ ấm và không bón phân đạm. Trong ảnh là cánh đồng xã Quảng Bị (Chương Mỹ).
Công đoạn nhổ mạ trên cánh đồng xã Đại Yên (Chương Mỹ).
Trong những ngày tới khi thời tiết ấm trở lại, người dân sẽ tăng cường bón phân thúc cho cây như đạm, NPK và phân lân cho cây có thể sinh trưởng phát triển, thêm nước vào ruộng để khắc phục thời tiết giá rét khi mới cấy.
Giá rét buốt da, sương mù dày đặc, nhà nào ở Sơn La cũng đốt đống lửa to, trâu, bò không dám "ló mặt"
Từ 2, 3 ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Sơn La đột ngột giảm sâu, giá rét buốt da, xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, có nơi xuất hiện sương mù dày đặc.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khiến bà con các dân tộc vùng cao và vật nuôi co ro trong giá rét.
Do nhiệt độ bất ngờ tụt sâu, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện rét đậm, rét hại khiến cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn.
Nhất là đàn vật nuôi như: Trâu, bò, dê, gà, lợn... có nguy cơ bị chết cóng. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động bà con tích trữ lượng thức ăn, đốt lửa và che chắn chuồng trại cho vật nuôi.
Nhiệt độ tụt sâu, người dân phải nhóm lửa xua tan cái lạnh lẽo. Ảnh: Hà Hoàng.
Bếp lửa luôn là lựa chọn hàng đầu, để người dân sưởi ấm trong thời tiết buốt giá. Ảnh: Hà Hoàng.
Chia sẻ với PV, anh Hà Văn Vũ, thị trấn nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cho biết: " 3 ngày hôm nay, do không khí lạnh tràn về xuất hiện sương mù khiến đời sống sinh hoạt của chúng tôi gặp không ít khó khăn. Nhiệt độ giảm kèm theo mưa xuyên ngày, xuyên đêm nên tôi không đi làm được, toàn phải ở trong nhà. Tôi sợ nhất là đàn gà mới nuôi trong chuồng bị chết cóng, mong sao vài ngày nữa trời sẽ tạnh mưa và nhiệt độ ấm lên".
Vật nuôi được người dân nhóm lửa sưởi ấm. Ảnh: Hà Hoàng.
Người dân đang che chắn chuồng trại cho đàn bò để tránh bị chết cóng. Ảnh: Hà Hoàng.
Đợt rét này, có kèm theo mưa lớn, gió bấc và sương mù làm cái lạnh ở vùng cao như lạnh đến thấu xương.
Người dân, gia súc, gia cầm đều co mình lại chống chọi với giá rét. Tại các bản vùng cao nhiệt độ giảm từ 5 - 10 độ C như: Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu (Bắc Yên); thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu); huyện Vân Hồ... khiến người dân và trẻ nhỏ khi ra khỏi nhà đều mặc lồng thêm rất nhiều áo để giữ ấm cho cơ thể.
Bên cạnh đó, giữa thời tiết lạnh cắt da, cắt thịt, trẻ em ở các xã nghèo vùng cao Sơn La co ro trong những bộ quần áo mỏng manh, chân đi dép tổ ong, bàn tay lem nhem, nứt nẻ...
Tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La xuất hiện sương mù dày đặc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bà con. Ảnh: Hà Hoàng.
Quốc lộ 6 đoạn giáp giữa huyện Mai Châu (Hoà Bình) và huyện Vân Hồ (Sơn La) xuất hiện sương mù dày đặc, đường thì trơn trượt, người dân di chuyển qua đoạn đường này cần chú ý quan sát. Ảnh: Hà Hoàng.
Bếp lửa luôn là lựa chọn hàng đầu giúp bà con vùng cao, chống chọi với cái lạnh. Theo quan sát của phóng viên tại các xã, thị trấn, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La, chủ các phương tiện xe máy di chuyển trên đường hầu như đều chuẩn bị cho mình những chiếc áo phao dày, gang tay, áo mưa để giữ ấm mỗi khi ra đường.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khiến bà con các dân tộc vùng cao phải co ro trong giá rét. Ảnh: Hà Hoàng
Không khí lạnh tràn về, kèm theo mưa lớn trên diện rộng, khiến người dân di chuyển trên đường gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hà Hoàng.
Anh Cà Văn Phượng, tiểu khu 17 (phường Chiềng Sinh, tỉnh Sơn La) cho hay: Nếu trời trở lạnh không thôi thì không sao, đằng này còn đổ mưa lớn cả ngày lẫn đêm, càng làm cho nhiệt độ giảm thêm.
Để giữ ấm cho cơ thể, tôi đá mua 1 bộ áo phao dày để đi đường cho đỡ lạnh và an toàn. Gia đình tôi sống dựa vào nghề chăn nuôi là chủ yếu, nên tôi đã che chắn và nhóm lửa bên cạnh chuồng trại để vật nuôi không bị chết cóng. Thức ăn cho vật nuôi cũng được chất đầy tại kho, nên tôi cũng phần nào yên tâm trong mùa đông năm nay.
Rét thấu xương, người dân Sơn La ra vườn "đội mũ, mặc quần áo" cho cây trồng để làm gì? Do không khí lạnh tràn về đột ngột, nhiệt độ giảm sâu chỉ còn 3 - 5 độ C, người dân huyện Mộc Châu, Sơn La phải căng giàn lưới bảo vệ và chăm sóc mận, dâu tây, mơ, xoài, rau, chè... Những ngày gần đây, do tác động của không khí lạnh, nhiệt độ trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La...