Nông dân miền núi cũng àm nông với điện thoại thông minh
Sau 3 năm triển khai Dự án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân” (gọi tắt là Dự án Google), đã có nhiều nông dân tại 2 huyện Tân Uyên và Than Uyên của tỉnh Lai Châu được tiếp cận và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào đời sống, sản xuất.
Sau 3 năm triển khai Dự án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân” (gọi tắt là Dự án Google), đã có nhiều nông dân tại 2 huyện Tân Uyên và Than Uyên của tỉnh Lai Châu được tiếp cận và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào đời sống, sản xuất.
Nông dân xã Mường Cang (Than Uyên) dùng điện thoại thông minh truy cập thông tin sản xuất nông nghiệp trên internet. Ảnh: V.T
Năm 2017, Lai Châu là 1 trong 9 tỉnh được Hội NDVN chọn thực hiện Dự án Google. Dự án được Tập đoàn Google thông qua Quỹ từ thiện Tides tài trợ. Theo đó, Hội ND tỉnh triển khai thành lập Câu lạc bộ “Nông dân với internet” ngoại tuyến tại các xã Phúc Khoa, Nậm Cần và thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên); các xã Mường Than, Mường Cang, thị trấn Than Uyên ( huyện Than Uyên).
Video đang HOT
Năm 2019, dự án tiếp tục thực hiện thêm xã Trung Đồng (Tân Uyên) và Mường Kim (Than Uyên). Qua 3 năm hoạt động, Câu lạc bộ “Nông dân với internet” ngoại tuyến thực sự trở thành cầu nối thông tin, giúp hội viên, nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và kết nối tiêu thụ hàng hóa.
Khi tham gia câu lạc bộ, các thành viên được hướng dẫn, chia sẻ kiến thức về sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và truy cập internet; được giới thiệu những gương hội viên, nông dân có mô hình sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả. Câu lạc bộ cũng khích lệ các thành viên tìm tòi, học hỏi và chia sẻ với nhiều hội viên khác những kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các thành viên còn được hướng dẫn khai thác tìm hiểu thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan thiết thực tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thông tin về giá cả thị trường; nơi cung cấp, nơi bán sản phẩm nông nghiệp gia đình đang sản xuất, kinh doanh hoặc sản phẩm được người dân ưa chuộng…
Trên địa bàn tỉnh hiện có 18 câu lạc bộ “Nông dân với internet” ngoại tuyến, tổng số 300 thành viên. Mỗi câu lạc bộ được trang bị 1 máy in, 1 máy tính kết nối internet.
Theo Danviet
Phúc Ninh: Vùng quê nơi những vườn cây trái xanh ngút tầm mắt
Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới là 1 trong 3 phong trào trọng tâm của công tác hội và phong trào nông dân. Để phong trào đạt hiệu quả, các cấp Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân cùng chung tay thực hiện.
Đến xã Phúc Ninh (Yên Sơn) hôm nay sẽ được chứng kiến một vùng quê "thay da đổi thịt". Xã đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những con đường bê tông trải dài khắp các thôn, vươn tới từng hộ dân. Màu xanh của những vườn bưởi, vườn cam ngút tầm mắt.
Đó là thành quả của những người nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Anh Nguyễn Đức Quân - Chủ tịch Hội ND xã phấn khởi cho biết: Xã đã hình thành vùng cây ăn quả với khoảng 450ha gồm các loại cây như bưởi, cam, quýt. Hiện xã có 311 hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Thu nhập bình quân đầu người của xã cũng tăng lên trên 31 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,7%.
Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả. Ảnh: L.T
Thu nhập tăng lên, người dân Phúc Ninh có điều kiện chỉnh trang nhà cửa, xây dựng, cải tạo các công trình vệ sinh nông thôn; góp tiền, công sức để làm đường bê tông, mương nội đồng, nhà văn hóa thôn. Từ năm 2011 đến nay, nông dân toàn xã đã đóng góp hàng vạn ngày công lao động và trên 8 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.
Anh Nguyễn Như Hoàn ở thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh chia sẻ, qua việc tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới, gia đình anh mạnh dạn chuyển đổi 7 sào đất vườn tạp để trồng cây bưởi và quýt, mang lại nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. Số tiền tích luỹ được, anh xây nhà khang trang, có vốn tái đầu tư chăm sóc vườn và đóng góp kinh phí cùng nhân dân làm đường bê tông, nhà văn hóa thôn.
Lãnh đạo Hội ND tỉnh Tuyên Quang khẳng định, thời gian tới, các cấp Hội ND tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hội tập trung vào khuyến khích, hỗ trợ, cổ vũ nông dân thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập; đóng góp tiền của, công sức xây dựng hạ tầng nông thôn, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, năm 2018, nông dân toàn tỉnh Tuyên Quang đã đóng góp trên 3,6 tỷ đồng, 13.000 ngày công lao động để kiên cố, tu sửa 263km kênh mương; làm mới, sửa chữa 372km đường giao thông nông thôn; xây dựng và tu sửa, chỉnh trang khuôn viên 133 nhà văn hóa thôn; hỗ trợ giúp đỡ 183 hộ nghèo xóa nhà tạm. Cùng với đó, đã có hàng trăm hộ tự nguyện hiến trên 12.600m2 đất để xây dựng nhiều công trình hạ tầng nông thôn.
Theo Danviet
Lai Châu: Dân Tân Uyên góp đất, góp công làm nông thôn mới Năm 2008, huyện Tân Uyên (Lai Châu) được chia tách, thành lập từ huyện Than Uyên, vì vậy, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) Tân Uyên gặp vô vàn gian khó. Nhưng bằng nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, sau gần 10 năm xây dựng NTM, huyện Tân Uyên đã...