Nông dân làm giàu: Có tiền tiêu đều đều từ 300 gốc cây “bất tử”
Giữa chốn thâm sơn cùng cốc, quanh năm bao phủ bởi mây mù và hơi lạnh núi đá thuộc thôn Hấu Chua ( xã Sín Chải, Tủa Chùa – Điện Biên), gia đình lão nông người Mông Hạng A Chứ có tiền tiêu đều đều bởi đang sở hữu 300 gốc chè Shan tuyết cổ thụ-”cây bất tử” với tuổi đời trên 300 trăm năm.
Người dân ở bản Hấu Chua hay gọi ông Hạng A Chứ là “vua” những loài cây “bất tử”. Sở dĩ mọi người gọi chè Shan tuyết là loài cây “bất tử” vì chúng có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
“Vua chè Shan Tuyết”-Hạng A Chứ là người sở hữu nhiều gốc chè cổ thụ to lớn nhất vùng. Có cây đường kính gốc phải có từ 2 – 3 người ôm mới xuể
Ông Hạng A Chứ cho biết: Chè shan tuyết cổ thụ này có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ một lớp lông tơ mịn màu trắng nên người dân gọi nó là chè tuyết. Từ khi vườn chè này của nhà tôi được nhiều người biết đến, nó giúp gia đình tôi vui vẻ vì có nhiều người đến thăm, tiền tiêu đều đều…
Những búp chè tươi xanh ngát, sạch thơm ngon nói không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Theo “vua chè Shan Tuyết-Hạng A Chứ, muốn nước chè được trong và ngon đòi hỏi người thu hái chè chỉ được hái những ngọn chè có 2 lá một búp.
Nhờ có vườn chè cổ thụ với 300 gốc, mà ông Chứ cũng là người có nhà đẹp, to nhất bản Hấu Chia với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như thành phố.
Video đang HOT
Những “cây bất tử” của gia đình ông Chứ nhiều cây cao hơn chục mét, thân to trắng mốc, rêu bám đầy mình tạo hình uốn lượn xù xì, đầy những u, cục, sẹo lồi, lõm. Đặc biệt, có cây chè cổ thụ đường kính lên đến cả mét, tán rộng tỏa cả gian nhà…Khi hái chè, gia đình ông Hạng A Chứ phải bắc thang, làm giàn giáo, trèo lên cây mới với được tới những búp non. Ông Hạng A Chứ cho hay, việc thu hái chè Shan tuyết cổ thụ không đơn giản chút nào, không cẩn thận nguy hiểm đến tính mạng như chơi…
Khi hái chè Shan tuyết cổ thụ, người nhà ông Hạng A Chứ phải bắc thang, làm giàn giáo, trèo lên cây mới với được tới những búp non.
“Giống chè cổ thụ này, mỗi một lần thu, mỗi cây cho khoảng 16 kg chè búp tươi. Sau khi sơ chế biến thu được 3kg chè khô/cây. Nếu được chăm sóc tốt, vườn chè Shan tuyết cổ thụ mỗi năm có thể thu hái từ 4 đến 5 lần búp tươi, sản lượng có thể lên tới 1 tấn chè khô/năm. Với giá 300 nghìn đồng/kg chè khô, mỗi năm sau khi trừ chi phí nhân công thu hái, nhà tôi cũng còn lời không dưới 200 triệu đồng..” – ông Chứ tự hào khoe.
Ông Hạng A Chứ cho hay, rừng chè Shan tuyết cổ thụ này sinh trưởng tự nhiên, không cần chăm bón vẫn phát triển xanh tốt. Chúng sống sót qua hàng trăm năm. Loài cây “bất tử” này có bộ rễ bám sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng và những gì tinh túy nhất của đất trời, nhằm thích nghi, chống chọi lại mọi khắc nghiệt của thời tiết và các loại sâu bệnh.
“Chè Shan tuyết cổ thụ được nhiều khách hàng đánh giá là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước” – ông Chứ cho biết thêm.
Sản phẩm chè khô chế biến từ những búp chè Shan tuyết cổ thụ của gia đình ông Hạng A Chứ.
Theo Danviet
Kỳ bí rừng chè cổ thụ nghìn năm tuổi 1.500m trên đỉnh Khang Su Văn
Gốc chè to như thùng gánh nước, thân cao 10-15m, mọc lên giữa rừng già của xã Pa Vây Sủ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được coi là bảo vật. Cây chè có tuổi thọ cả nghìn năm nay. Một ngày đầu tháng 11, phóng viên Dân Việt đã men theo những con đường mòn để tới khá phá khu rừng này.
Xã Pa Vây Sủ có cả nghìn ha rừng nguyên sinh. Nơi này quanh năm mây phủ, ở độ cao từ 1.500m đến 3.000m có vô số các loài thực vật quý hiếm mọc lên từ đất này. Bao năm nay, bà con người Dao nơi đây vẫn luôn tự hào là nơi này vẫn giữ được rừng chè cổ thụ.
Thứ chè ngon hảo hạng đã và đang được bà con nơi đây khai thác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc chế biến giống chè cổ thụ này chưa được đầu tư bài bản. Ước tính toàn xã Pa Vây Sủ có cả nghìn cây chè cổ thụ, nằm trên đỉnh Khang Su Văn.
Rừng chè shan tuyết cổ thụ thuộc bản Pờ Xa, xã Pa Vây Sủ, huyện Phong Thổ. Những thân chè cao cả chục mét mọc lên giữa rừng già. Hành trình khám phá rừng chè này chưa bao giờ đơn giản với bất kỳ ai, trừ người dân bản địa.
Cận cảnh những gốc cây chè ở rừng chè cổ thụ này có tuổi thọ hàng nghìn năm tuổi ở độ cao trên 1.500m.
Khi vào rừng già, chỉ khi nhìn thấy hoa chè rơi trên thảm lá cây mới phát hiện nơi này có cả rừng chè.
Shan" trong tiếng Hán có nghĩa là sơn tức là núi rừng. Ý muốn nói đây là loại chè đặc trưng của núi rừng. Trên búp chè Shan có lớp lông tơ mịn, dầy, khi sao khô chúng biến đổi thành màu trắng như tuyết nên nó mới có tên gọi là chè "tuyết".
Thân chè cổ thụ mốc thếch, rêu phong bao phủ. Rất ít người có thể leo lên được đây để khám phá rừng chè cổ thụ này.
Theo Danviet
Mặc rớt giá, U70 vẫn "mát tay" xuất chuồng 2.000 lợn giống/tháng 69 tuổi, ở cái độ tuổi U70 mà như nhiều người sau khi nghỉ hưu sẽ chọn cuộc sống an nhàn bên con cháu. Nhưng với cựu kỹ sư khí tượng thủy văn - ông Giang Văn Lùng khối 1, thị trấn Cao Lộc (Lạng Sơn) lại chọn cách nuôi lợn nái sinh sản. Ông chỉ tay về phía trước, giới thiệu về...