Nông dân khốn khổ vì tin đồn ăn chuối bị ung thư
Người trồng chuối ở Quảng Ngãi khốn khổ vì kẻ xấu dựng nhiều biển báo “ăn chuối bị ung thư” khắp các khu chợ đông dân cư.
Dòng chữ “không ăn chuối lùn, ăn chuối có thuốc có hại sức khỏe” trên bìa giấy cứng xuất hiện ở chợ Làng Cá, xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh. Ảnh: Trí Tín.
Ngày 7/12, Công an huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn (Quảng Ngãi) điều tra truy tìm thủ phạm tung tin đồn “ăn chuối bị ung thư” gây thiệt hại nặng cho hàng nghìn nông dân. Thông tin ăn chuối có hại cho sức khỏe được truyền tai nhau cách nay hai tuần ở xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) và Bình Châu (Bình Sơn). Kẻ xấu còn viết lên giấy dòng chữ “không ăn chuối lùn, ăn chuối bị ung thư” rồi dán khắp các chợ, khu vực đông dân cư làm người tiêu dùng hoang mang.
Bà Nguyễn Thị Phi (phụ trách vệ sinh chợ Làng Cá, xã Tịnh Hòa) cho biết kẻ xấu lợi dụng ban đêm vắng người mới dán giấy “cảnh báo” không ăn chuối. “Tôi thường xé bỏ những tờ giấy ghi tin đồn thất thiệt nhưng ban đêm có người lén lút dán lại. Thấy những dòng chữ này, bà con không còn dám mua chuối ăn”, bà Phi cho biết thêm.
Người dân xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) chặt chuối trĩu quả cho bò ăn. Ảnh: Trí Tín.
Thâm niên 16 năm trồng chuối, ông Đỗ Tề ở xã Tịnh Hà chưa bao giờ chặt chuối trĩu quả để cho gia súc ăn như bây giờ. Chỉ vì tin đồn thất thiệt mà cả vườn chuối của nông dân này đến kỳ thu hoạch phải chặt bỏ vào máng heo.
Video đang HOT
Ông Phan Quang Dung, Chủ nhiệm HTX Hà Thọ Xuân (Tịnh Hà) cho biết một năm mỗi hec-ta chuối mang lại thu nhập cho nông dân từ 80 – 120 triệu đồng, cao gấp đôi so với các loại cây trồng khác. Vì vậy, tin đồn ăn chuối bị ung thư khiến người dân không bán được loại nông sản có giá trị này, bỏ chuối chín gục ngoài vườn gây thiệt hại kinh tế rất lớn.
Không chỉ người dân “vựa chuối” Tịnh Hà, hàng nghìn gia đình vùng lân cận ở huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa và TP Quảng Ngãi cũng bị vạ lây vì tin đồn thất thiệt. Hiện người trồng chuối ở Quảng Ngãi đồng loạt gửi đơn cầu cứu các cơ quan chức năng, đề nghị truy tìm thủ phạm tung tin sai sự thật và trấn an người tiêu dùng.
Bán không được, nông dân bỏ mặc cho chuối chín ngoài vườn. Ảnh: Trí Tín.
Theo ông Bùi Bình (Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh), ăn chuối bị bệnh là tin đồn thất thiệt được những tiểu thương buôn bán trái cây tung ra vì cạnh tranh không lành mạnh.
“Công an và biên phòng đã vào cuộc điều tra. Chúng tôi cương quyết xử lý nghiêm người nào tung tin đồn ăn chuối bị bệnh để tránh tiền lệ xấu”, ông Bình khẳng định.
Theo các chuyên gia y tế, chuối là loại trái cây có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học Nhật Bản từng kết luận, ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, mang lại sự vui vẻ cho con người.
Chuối còn là “vị thuốc” có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng chống táo bón. Thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp.
Theo VNE
Làng 'đội sỏi' bên sông Trà
Rời nhà lúc 2h sáng, người dân ở thôn Liên Hiệp 1, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) lặn ngụp dưới lòng sông suốt 7 tiếng để tìm sỏi bán cho các chủ thầu. Mỗi ngày phải đội cả chục tấn sỏi nhưng cũng chỉ được vài chục nghìn đồng.
Nằm bên dòng sông Trà, thôn Liên Hiệp 1 có hơn 120 hộ dân, với gần 400 nhân khẩu chuyên nghề khai thác sỏi trên sông vào mùa mưa lũ.
Sau nhiều giờ ngâm mình dưới dòng nước, trung bình mỗi gia đình khai thác được 3 - 4 khối sỏi đưa về bến. Ra đi từ lúc 2h nên lúc trở về họ tranh thủ ăn vội bữa sáng đạm bạc ngay trên ghe.
Sau khi ghe cập bến, người dân lại hối hả xúc, đội sỏi lên bờ.
Do mỗi thúng sỏi nặng 30-40 kg nên phải cần tới hai người phụ khiêng từ dưới lòng ghe lên đầu người thứ ba. Để bớt đau đầu, người trang bị mũ cối dày, người lại đội mũ len, mũ vải khi đội sỏi.
Mỗi ngày một người phải đội hàng trăm thúng sỏi nhưng cả gia đình (ba người) trừ tiền dầu máy nổ, thu nhập còn khoảng 200.000 đồng.
Ông Trần Quang Minh, Chủ tịch UBND Thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh cho biết, đã từ lâu thôn Liên Hiệp 1 được gọi là "Làng Ghe" vì cuộc sống mưu sinh của người dân gắn chặt với dòng sông Trà. Mùa nắng thì họ dùng ghe đi bắt cá, cào don; mùa mưa thì khai thác sỏi bán cho các chủ thầu vật liệu xây dựng trong và ngoài tỉnh. "Chính nhờ sự cần cù mà những năm gần đây con cái của các gia đình đều được học hành đàng hoàng", ông Minh nói.
Do thường xuyên ngâm mình trong dòng nước nên tay chân của người làng "đội sỏi" bị nứt nẻ, chai sần.
Theo VNE
Viện phí tăng, bệnh nhân điêu đứng, cơ sở y tế trục lợi Phía sau viện phí là đầy rẫy những khoản chi thuốc men, và cả những chuyện phong bao phong bì để các bác sỹ "nhẹ tay" và quan tâm hơn trong quá trình điều trị. Ngay cả những người có tấm thẻ bảo hiểm y tế trên tay nhưng cũng vẫn phải chi những khoản chi "không nằm trong danh mục". Viện phí...