Nông dân hết lớp 5 chế máy xúc vượt trội máy Nhật
Dù chỉ có văn hóa hết lớp 5 nhưng ông Phụ “sắt vụn” đã chế tạo được nhiều máy móc phục vụ sản xuất, nông nghiệp.
Ông Trần Quang Phụ (thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nay đã ngoài 60 tuổi, tuy nhiên vẫn chưa thôi công việc nghiên cứu sáng chế của mình. Nhắc đến những chiếc máy mà ông Phụ “sắt vụn” này chế tạo ra, thì Chủ tịch Hiệp hội những người lao động sáng tạo Việt Nam, Tiến sỹ Trần Xuân Tư đã phải thốt lên rằng: “Kỳ diệu lắm!”
Ông Trần Quang Phụ bên một chi tiết máy của mình
Qua sự giới thiệu của ông Trần Xuân Tư, phóng viên báo đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Phụ ngày 1/10/2014. Khi được hỏi về chiếc máy xúc theo lời quảng cáo của Tiến sỹ Tư là gấp 3 lần Nhật Bản, ông Phụ cười vui vẻ: “Mình thấy máy của Nhật nó còn nhiều hạn chế, có nhiều địa điểm chiếc máy ấy không đáp ứng được nhu cầu, vì thế mà mình chế tạo lại thôi. Với cả máy do mình chế thì rẻ hơn, chi phí vận hành cũng thấp hơn máy của Nhật hay máy của Trung Quốc.”
Ông Phụ chỉ được học hết lớp 5, gọi là biết đọc biết viết, sau đó gia đình khó khăn, ông xa quê hương và vào Huế học lấy cái nghề cơ khí. Sau 2 năm học nghề, ông bắt đầu được ông chủ trả lương, nhưng nghĩ việc ở lại Huế thì bà con nông dân ở quê ai sẽ giúp, ông quyết định trở về địa phương và mở xưởng sản xuất ở đây.
Khởi nghiệp của ông Phụ thực tế bắt nguồn từ việc buôn bán sắt vụn. Khi nhìn thấy những chiếc máy bơm, những động cơ, những vòng bi, tuốc bin phải bán sắt vụn vì không có người sửa chữa, ông Phụ thấy rất xót xa và nhặt về để mày mò nghiên cứu. Sáng chế đầu tiên của ông là chiếc máy bơm công suất lớn, giải quyết được vấn đề tưới tiêu cho nông dân cả vùng.
Video đang HOT
Ông Trần Quang Phụ
Sản phẩm máy xúc của ông Phụ được miêu tả như sau: “Ở thị trường từ năm 2000 đến nay chỉ có loại máy có gàu múc phạm vi hoạt động nhiều lắm thì đến 10m, nhưng có nhiều lĩnh vực sẽ bị hạn chế, ví dụ như nạo vét đáy sông, luồng lạch, khai thác than bùn, đào đầm nuôi thủy sản… Vì thế tôi quyết định chế ra một chiếc máy xúc có tầm hoạt động xa hơn.
Tôi bắt đầu nghiên cứu từ năm 2000 với cấu trúc của chiếc máy của Nhật. Sau đó tôi gia công các thiết bị, đối trọng sao cho đảm bảo yếu tố gấp hai lần công suất Nhật. Đến năm 2002 tôi chế tạo thành công chiếc máy xúc đầu tiên. Nhưng đến nay, chiếc máy xúc của tôi đã được cải tiến cho hiệu quả công việc gấp ít nhất là 3 lần chiếc máy của Nhật.”
Khi được hỏi về những công trình mà chiếc máy súc của ông Phụ đã tham gia, người thợ cơ khí này hồ hởi kể lại: “Nhiều lắm, đếm không hết đâu, làm dầm móng cầu Bến Hải (Quảng Trị), cầu sông Gianh (Quảng Bình), đến Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Rồi nạo vét sông Ngự Hà, sông Đông Ba ở Huế… Hiện tại công nhân trong xưởng của tôi đang tham gia vào một hợp đồng khai thác than bùn ở địa phương.”
Giá thành một chiếc máy của ông Phụ vào khoảng 500 triệu đồng, trong khi máy của Nhật Bản nhập nguyên chiếc sẽ là hơn 1,2 tỷ, hàng cũ đã qua sử dụng cũng vào khoảng 800 triệu đồng. Về việc kinh doanh máy, ông Phụ cho biết: “Ai có nhu cầu mua thì tôi sẽ bán thôi, nhưng muốn lái được thì phải chịu khó ở nhà tôi mấy bữa, tôi chỉ cho cách lái, chứ nó hơi khác với cái máy bình thường đấy.”
Sở dĩ sáng chế này của ông Phụ được ưa chuộng bởi người thợ này còn chế tạo ra hệ thống sà lan vận chuyển máy, giúp cho máy xúc hoạt động trên sông nước như trên cạn.
Trước câu hỏi về việc ông Phụ đã sáng chế ra bao nhiêu loại máy, ông chỉ cười: “Nhiều lắm, đủ thứ linh tinh, nhưng tâm đắc nhất là cái máy bơm với cái máy xúc, vì nó giúp cho bà con nông dân đỡ cực khổ nhiều lắm.”
Nhận định về trường hợp của ông Phụ, Tiến sỹ Tiến sỹ Trần Xuân Tư, Chủ tịch Hiệp hội những người lao động sáng tạo Việt Nam cho biết:
“Người lao động Việt Nam là một kho tàng kinh nghiệm dồi dào và nếu các nhà khoa học nặng tính hàn lâm, nghiên cứu biết kết hợp với người lao động, hiểu người lao động hơn, thì nền khoa học ứng dụng của nước nhà sẽ tiến rất xa và rất mạnh.”
Theo Đất Việt
Hà Nội: Phát hiện "made in China" trên thiết bị y tế khai của Đức
Một chiếc máy sinh hóa tự động trong hai tiếng rưỡi chỉ cho ra được 38 kết quả, có kết quả không chính xác. Trong khi theo phê duyệt, le ra dòng máy phai chay đươc tôc đô gâp 10 lân.
Hình cắt từ video clip
Từ việc phản ánh của các bác sĩ tại bệnh viện tuyến huyện về tình trạng cac máy xét nghiệm sinh hóa được Sở Y tế trang bị liên tục bị hỏng hóc, phóng viên đã tìm đến cac bệnh viện để tìm hiểu. Tư đây, sự việc lai he mơ môt câu chuyên khac liên quan tơi chât lương cac thiêt bi y tê.
Theo quyết định phân bổ trang thiết bị tại gói thầu số 4, thuộc dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến huyện do Sở Y tế Hà Nội phê duyệt, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Hà Nội được cấp chiếc máy sinh hóa tự động có nhãn hiệu Greiner GA 240 do Đức sản xuất.
Tuy nhiên, Trưởng phòng xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Hà Nội cho biết, tốc độ trả kết quả của chiếc máy này rất chậm, trong hai tiếng rưỡi chỉ cho ra được 38 kết quả. Trong khi theo phê duyệt, le ra dòng máy phai chay đươc tôc đô gâp 10 lân. Đó là chưa kể chiếc máy này đa cho ra những kết quả xét nghiệm không chính xác.
Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Hà Nội được cấp máy từ cuối năm 2010, nhưng khoảng gần một năm nay, chiếc máy đã bị cháy bóng đèn và do không có bóng đèn thay thế nên đành phải nằm đắp chiếu. Sở Y tế Hà Nội đa phai khăc phuc điều này bằng cách cho bệnh viện mượn một chiếc máy xét nghiệm khác có hiệu là TYB-20 nằm trong gói thầu phòng chống bệnh cúm gia cầm để tạm sử dụng, nhưng chiếc may nay cung liên tuc bi treo.
Cùng cảnh ngộ trên, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, chiếc máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA 240 được Sở Y tế Hà Nội trang bị theo gói thầu 04 trái phiếu Chính phủ cung đắp chiếu hai năm nay do hỏng bóng đèn. Bệnh viện cũng đã được Sở Y tế Hà Nội cho mượn một chiếc máy TYB-20, nhưng may cung liên tuc bị lỗi.
Liên quan tới vấn đề này, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức cho biết, bệnh viện đã liên hệ với nơi cung cấp máy yêu cầu sửa chữa, tuy nhiên được trả lời là chưa sửa được do không có vật tư thay thế.
Khi hỏi về dòng máy sinh hóa tự động Greiner GA 240 được Sở Y tế Hà Nội phê duyệt mua cho các bệnh viện tuyến huyện với giá gân 700 triệu đồng, một số chuyên gia hàng đầu cho biêt: Họ chưa tưng nghe thấy tên dòng máy này và tra cứu tại trang web của hãng Greiner cũng như trên mang thì không thây có một loại máy sinh hóa tự động nào có nhãn hiệu là Greiner GA 240 do Đức sản xuất. Trong khi kiểm tra thực tế máy, phóng viên lai phát hiện co chi tiêt phía trong máy in chư "made in China".
Đươc biêt, gói thầu 04 mua sắm trang thiết bị hồi sức và xét nghiệm là gói thầu do UBND TP Hà Nội phê duyệt, giao cho Sở Y tế Hà Nội làm chủ đầu tư, đê cung cấp thiết bị cho bệnh viện đa khoa môt sô huyên thuôc thành phố, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với tổng giá trị gói thầu khoảng 30 tỷ đồng.
Trong linh vưc y tê, cac xét nghiệm noi chung va xet nghiêm sinh hoa co vai tro quan trong, cung cấp cho các thầy thuốc kết quả xét nghiệm để dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc cung cấp các kết quả xét nghiệm không đúng sẽ dẫn đến sự chẩn đoán bệnh không chính xác, mà môt trong nhưng yêu tô then chôt để bảo đảm có kết quả xet nghiêm chinh xac cao la trang thiêt bi phai hiên đai, chinh xac va đông bô. Vi thê, kiêm tra, giam sat chât lương trang thiêt bi y tê la môt viêc lam cân thiêt đê nâng cao chât lương kham chưa bênh.
Vân đê phong viên phan anh trên đây rât cân đươc cơ quan chu quan sơm vao cuôc lam ro.
Quý vị có thể theo dõi chi tiết nội dung qua VIDEO dưới đây:
Theo VTV
Lại mắc "bẫy" thương lái Trung Quốc, giá rong mơ chạm đáy Rong mơ tiếp tục là mặt hàng nằm trong chiến dịch mua vét nguyên liệu nông sản gây rối loạn thị trường của thương lái Trung Quốc. Tại Khánh Hòa, những ngày này rong mơ phơi khô của người dân xã Ninh Phước, Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đang rơi vào tình cảnh "phải đắp đống". Lý do là...