Nông dân Hà Tĩnh gặt lúa ‘chạy đua’ với bão số 4
Trước khi bão số 4 (Podul) đổ bộ, hàng nghìn nông dân Hà Tĩnh đổ xô ra đồng thu hoạch lúa Hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Lúa của nông dân huyện Cẩm Xuyên ngấm nước do mưa đột ngột.
Để đối phó với bão số 4, giảm thiệt hại do bão gây ra, những ngày gần đây, nông dân Hà Tĩnh tập trung hết lực lượng, phương tiện để thu hoạch lúa Hè thu. Tại cánh đồng thôn Kiều Mộc (xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), nhờ gặt vội chạy bão nên 37 ha thóc của người dân trong thôn đã thu hoạch được khoảng 27ha, hiện chỉ còn khoảng 10 ha chưa gặt kịp.
“Số diện tích còn lại cũng đã chín trên 80%, chúng tôi đang khuyến cáo người dân đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đến 30/8 hoàn tất thu hoạch trước khi bão vào” – Trưởng thôn Kiều Mộc Nguyễn Đình Lam cho biết.
Tại các cánh đồng lớn huyện Cẩm Xuyên, những ngày gần đây, hàng trăm chiếc máy gặt đập liên hợp cỡ lớn hoạt động hết công suất. Với diện tích lúa hè thu thứ hai của tỉnh (gần 9.000 ha), những chiếc máy này phải tăng ca làm liên tục cả ngày, đêm để giúp dân chạy bão, đưa lúa từ đồng về nhà. Đến nay, huyện Cẩm Xuyên đã thu hoạch trên 65% diện tích.
Ông Đậu Đức Tuyến, thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) cho biết, ông cấy 4 sào lúa. Nghe tin mưa bão sắp đến, ông chạy xe sang tận xã bên cạnh thuê máy về gặt vội gặt vàng. Theo ông, lúa của gia đình ông mới chín được 70% nhưng thà “xanh nhà hơn già đồng”, ông phải tranh thủ nắng ráo, thuê máy gặt được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Không chỉ nông dân Can Lộc, Cẩm Xuyên, thời điểm này khắp các cánh đồng của Hà Tĩnh, không khí thu hoạch khẩn trương hơn bao giờ hết. Không còn có thời gian để chờ lúa chín hết, tất cả máy móc, nhân lực đều được huy động xuống đồng thu hoạch lúa chạy bão.
Video đang HOT
Nông dân Hà Tĩnh tất bật gặt lúa chạy bão số 4.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, chỉ trong 2 ngày (27 và 28/8), diện tích thu hoạch lúa Hè thu của Hà Tĩnh đã tăng lên gần 10.000 ha. “Hiện toàn tỉnh đã thu hoạch được 23.690 ha lúa, đạt 55% tổng diện tích. Trước dự báo bão số 4 có thể ảnh hưởng trực tiếp vào Hà Tĩnh, chúng tôi đã hướng dẫn các địa phương tuyên truyền bà con đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, hoàn thành gọn các diện tích lúa đã chín. Đồng thời, có phương án huy động máy móc, phương tiện giúp đỡ nông dân trong khâu thu hoạch cũng như bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo một vụ HT “ăn chắc” như đã đề ra từ đầu vụ”, ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh nói.
Sáng 29/8, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xuất hiện mưa rải rác, nông dân các địa phương tranh thủ phơi hong lúa nhưng do mưa đột ngột nên nhiều gia đình không kịp thu dọn.
Giám đốc các cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn thông tin, mặc dù chưa có lệnh cấm biển nhưng để chủ động đối phó với bão số 4, đơn vị đã thông tin đến tất cả các tàu, thuyền kịp thời cập bến, neo đậu vào nơi an toàn, giằng néo cẩn thận phương tiện.
Theo báo cáo của Tiểu ban An toàn nghề cá, cho đến thời điểm này, các đồn biên phòng, Chi cục Thủy sản đã liên lạc được 3.960 tàu thuyền, với 15.753 lao động đang đánh bắt tại các vùng khơi, vùng lộng và vùng bãi ngang. Trong đó, 55 tàu khai thác xa bờ đang hoạt động tại các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh; 3 tàu ở Bình Thuận, Vũng Tàu; 28 tàu ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi và 3874 tàu ở vùng biển Nghệ An – Hà Tĩnh. Tại các vùng biển Hà Tĩnh, có 177 tàu thuyền đang hoạt động trên biển với 599 lao động, trong đó 20 tàu hoạt động ở vùng lộng Hà Tĩnh – Nghệ An và vùng ven bờ Hà Tĩnh.
Những tàu trên đã nhận được liên lạc đang trên đường vào bờ. Số tàu thuyền đang neo đậu tại các âu tránh trú bão đang được các địa phương, đồn biên phòng hướng dẫn giằng néo tàu thuyền chắc chắn, tránh va đập khi xảy ra mưa bão.
Hạnh Nguyên
Theo ĐĐK
Hòa Bình: Ế ẩm 1.000ha mía tím, bán được vẫn lỗ vài chục triệu/ha
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hòa Bình, toàn tỉnh trồng khoảng 3.200ha mía tím. Từ năm 2016 - 2018 việc tiêu thụ mía tím ổn định. Tuy nhiên, sang đầu năm 2019 chỉ tiêu thụ khoảng 2/3 diện tích...
Bạt ngàn mía tím đã đến kì thu hoạch nhưng chưa bán được
Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hòa Bình: "Giá mía tím tại vườn sau tết còn 5.000 - 5.500 đồng/cây, giờ còn 3.000 - 3.500 đồng/cây. Tiêu thụ chậm từ tháng 11 - 12/2018, sang tháng 1/2019 thông tin mía tím Hòa Bình xuất khẩu sang Nhật, một phần đã kích được giá lên nhưng so với tiến độ mọi năm thì vẫn chậm. Nếu không bán được người dân phải quay sang ép mật hoặc chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác".
Cũng theo lý giải của ông Yến, thị trường tiêu thụ mía tím Hoà Bình chủ yếu các tỉnh phía Bắc. Nếu giữ diện tích tầm 2.500 - 2.700ha thì sẽ không có hiện tượng tiêu thụ chậm. Phần nữa, nhiều nông sản ăn tươi khác đang dần thay thế, đặc biệt quả có múi số lượng nhiều lên nên nhu cầu dùng mía giảm. Bên cạnh đó, tư tưởng người trồng mía cũng phải có sự thay đổi, bán theo nhu cầu thị trường; phân loại để bán thì khả năng tiêu thụ sẽ nhanh hơn; hoặc mía róc sẵn, đóng gói chân không, làm mát bảo quản...
Người dân Hòa Bình điêu đứng vì mía tím
Huyện Tân Lạc có 1.550ha mía, trong đó khoảng 900ha mía tím. Tính đến thời điểm này, mía tím Tân Lạc mới tiêu thụ trên 50%, tập trung ở các xã Phú Vinh, Mỹ Hòa...
Ghi nhận thực tế tại xã Mỹ Hòa, mía trên đồi, dưới ruộng vẫn bạt ngàn. Một số khu vực nham nhở mía đang thu hoạch, xen mía mới trồng. Được biết, xã Mỹ Hòa có 300ha mía tím nhưng chỉ mới tiêu thụ khoảng 50%.
Mía được xem là cây trồng chủ lực của địa phương, kinh tế người dân Mỹ Hòa đi lên nhờ cây mía... Trước sức ép thời vụ, sang giữa tháng 4 nếu không tiêu thụ được, thì người dân buộc chặt bỏ trồng sang cây ngắn ngày hoặc bán cho thực ăn gia súc, chặt làm giống...
Mía tím Hòa Bình đang khó tiêu thụ vì sản lượng lớn, lại phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương
Chị Trương Thị Hường ở xóm Ngay (xã Mỹ Hòa) có hơn 3.000m2 trồng mía, trong đó có 2.000m2 trồng mía tím chưa bán được cây nào. Chị Hường ngán ngẩm: "Nhà tôi còn hơn 1 vạn cây chưa bán được, chẳng biết liên hệ với ai, để lâu mưa xuống thối hết. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào cây mía, giờ có nguy cơ trắng tay. Nếu bán được thì vớt vát được chút".
May mắn hơn chị Hường, chị Phạm Thị Hà, xóm Ngay (xã Mỹ Hòa) bán được một nửa diện tích, nhưng giá rất bèo. Chị Hà chua chát: "Nhà tôi có 2.000m2 mía tím, mới bán được nửa diện tích với giá hơn 1.000 đồng/cây thôi. Thôi thì thu được đồng nào thì hay đồng ấy, xác định thu lại tiền gốc thì khó lắm. Đến hết tháng 4 không bán được, chúng tôi phải chặt đi trồng cây ngắn ngày hoặc bán cho người nuôi trâu bò".
Ông Đinh Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa than thở: "Như mọi năm đến tháng 4 bà con thu hoạch xong, đến giờ này tiêu thụ rất ì ạch. Đầu vụ giá mía 7.000 - 8.000 đồng/cây ai cũng phấn khởi. Ra giêng bỗng chững lại, mía loại 1 hiện chỉ khoảng 3.000 đồng/cây. Hôm trước, có hộ chỉ bán được 800 đồng/cây".
Ông Chu Văn Trình, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Tân Lạc chia sẻ: "Mía tím chỉ tiêu thụ được 500ha, còn khoảng 400ha sẽ khó bán hết trong thời gian tới. Giá mía 3.500 - 4.000 đồng/cây bà con hòa vốn, còn dưới 3.000 đồng/cây thì lỗ. Thậm chí có những vườn bán 1.000 - 1.500 đồng/cây thì lỗ 50 - 60 triệu đồng/ha".
Theo Trần Hồ (Nông nghiêp Viêt Nam)
Bão Podul di chuyển nhanh, trưa mai đổ bộ đất liền Bão Podul (bão số 4) có tốc độ di chuyển khá nhanh, dự kiến khoảng trưa mai (30/8) sẽ đổ bộ các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, gây mưa lớn khắp Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Dự báo đường đi của bão Podul (bão số 4). Trung tâm Dự báo...