Nông dân Hà Nam đã trở thành nông dân 4.0 như thế nào?
Là một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nông nghiệp chất lượng cao, thời gian qua bên cạnh những nỗ lực kêu gọi đầu tư, Hà Nam cũng đã phát huy các thế mạnh sẵn có của địa phương. Một trong những thế mạnh này là nâng cao chất lượng lao động bằng các lớp dạy nghề nông nghiệp.
Thay đổi tập quán sản xuất, tăng thu nhập
Hà Nam – tỉnh sản xuất nông nghiệp truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ, thời gian gần đây được biết đến như tỉnh phát triển mạnh nhất về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Có được thành công này là do tỉnh đã phát huy lợi thế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, chủ yếu là lao động nông thôn qua dạy nghề.
Một lớp học trồng rau công nghệ cao ở Hà Nam. Ảnh: T.N
Ông Lê Văn Sơn – nông dân xã Nhân Bình ( huyện Lý Nhân) cho biết, thời gian qua nhờ được học kỹ thuật trồng rau an toàn mà giờ đây ông đã trở thành một nông dân 4.0, biết áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.
Video đang HOT
“Trước đây không có kiến thức, khoa học nên mình bị lạc hậu, giờ thì 1 sào đất nông dân có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn. Qua đó, thu nhập được tăng thêm” – ông Sơn nói.
Ông Triệu Quốc Đạt – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết, hiện tỉnh đã quy hoạch 4 khu nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân với diện tích khoảng 300ha và kêu gọi sự tham gia của một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: Vingroup, Giống cây trồng T.Ư…
Ông Đạt cũng cho biết, việc hình thành các khu sản xuất nông sản, rau quả chất lượng cao đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũng như mở ra cơ hội tăng thu nhập cho nông dân ở những vùng sản xuất có sự tham gia của doanh nghiệp. Ví dụ, khi góp đất, nông dân được doanh nghiệp trả 150kg ngô/sào/năm, quy đổi bằng tiền khoảng 7.000 đồng/kg…
“Đặc biệt, để giúp nông dân thích ứng với cách mạng khoa học công nghệ, tỉnh đã chỉ đạo tích cực đẩy mạnh hoạt động dạy nghề. Hiện nay, tỉnh còn miễn kinh phí đào tạo cho nông dân làm công nhân trong những mô hình của doanh nghiệp” – ông Đạt nói thêm.
Dạy nghề tái cơ cấu nông nghiệp
Bà Khổng Thị Thảo – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cho biết, nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhiều năm qua Hội Nông dân tỉnh tham gia tích cực vào hoạt động dạy nghề, tạo việc làm bền vững cho nông dân. Hội đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh trực tiếp tổ chức nhiều lớp dạy nghề nông nghiệp như: Sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả VietGAP…
Sau 5 năm triển khai, đến nay Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã trực tiếp tổ chức được 39 lớp dạy nghề cho 1.351 nông dân. Trong đó, dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg mở được 36 lớp, với 1.228 lượt người được đào tạo. Cụ thể: Đối với nghề nông nghiệp, tổ chức được 13 lớp cho 595 người; nghề phi nông nghiệp tổ chức 23 lớp cho 633 người tham dự. Sau khi được đào tạo, đã có trên 80% lao động tìm được việc làm, có thu nhập ổn định…
Theo Danviet
Hà Nam: Bàng hoàng nữ sinh bị bạn phi dao cắm vào trán
Ấm ức vì bị bạn cùng lớp trêu chọc, nam sinh bí mật mang dao đến dọa lại tuy nhiên vô tình phi trúng vào đầu 1 nữ sinh.
H được bác sĩ cấp cứu kịp thời. (Ảnh: Giang Nam)
Vào khoảng 8h sáng 6.3, em Nguyễn Thị H (13 tuổi, trú tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) bất ngờ bị bạn học phi dao cắm thẳng vào trán. Ngay sau đó, H đã được thầy cô nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, H nhập viện trong tình trạng chấn thương đầu do dao cắm vào trán dài khoảng 40cm. Ngay sau đó, các bác sĩ đã phẫu thuật kịp thời gỡ bỏ dao và khâu vá vết thương. Hiện tình trạng sức khỏe của em H đã ổn định, đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Được biết, nam sinh phi dao là bạn học của em H. Trong quá trình học tập, nam sinh này bị một bạn nam cùng lớp trêu chọc, thường xuyên lấy súng hơi bắn vào người.
Ấm ức vì chuyện này, nam sinh đã lén mang con dao ở nhà đến lớp với ý định dọa lại bạn của mình. Tuy nhiên, trong lúc không kìềm chế được bản thân, nam sinh đã vô tình phi dao trúng vào đầu em Nguyễn Thị H.
Hiện, H vẫn đang được các bác sĩ điều trị tích cực tại bệnh viện.
Theo Khánh Ngân (Người Đưa Tin)
Cận Tết khó kiếm người... kho cá Cuối năm, lượng khách mua cá kho Đại Hoàng tăng cao đột biến, nhiều cơ sở muốn làm kịp cá cho các đơn đặt hàng phải thuê thêm người kho cá. Trung bình mỗi cơ sở thuê từ 7 đến 10 người làm từ 12 đến 14 tiếng, thu nhập trung bình của những người nấu cá kho thuê từ 500 đến 600...